Hồn thiện chính sách đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đưa thương hiệu hàng hóa Việt Nam với ra thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 82 - 91)

nghiệp đưa thương hiệu hàng hóa Việt Nam với ra thị trường quốc tế

trên thế giới ngày càng mở rộng. Các cơ chế chính sách của Nhà nước khơng ngừng được hoàn thiện, mở rộng mối quan hệ, tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp trên thế giới đầu tư vào Việt Nam và tạo điều kiện tốt nhất để cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển đầu tư ra nước ngoài. Nhằm củng cố tin cậy lẫn nhau, nâng tầm, đưa vào chiều sâu quan hệ của Việt Nam với các đối tác.

Cần có những chính sách, tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy các cơ hội về kinh tế - thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tốt nhất tiếp cận với công nghệ của các nước tiên tiến.

Nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khoa học và công nghệ… thu hút thêm nguồn nhân lực trong nước và quốc tế, đưa các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững hơn.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương trên tinh thần của Chỉ thị 25 của Ban Bí thư, từ chủ động, tích cực tham gia sang từng bước đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị, quốc tế minh bạch, cơng bằng, dân chủ, bền vững.

Tiếp tục kết hợp chặt chẽ với các đối tác doanh nghiệp quốc tế để đưa thương hiệu Việt Nam ra quốc tế, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh của các nước chống hàng giả, hàng nhái bảo vệ uy tín, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên mà đối ngoại cần phải tiếp tục làm tốt để góp phần giữ vững mơi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam.

Xây dựng lòng tin trong các hoạt động kinh tế đối ngoại là một trong những biện pháp tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, ngoại giao trong lĩnh vực kinh tế là phương thức tốt nhất để quảng bá thương hiệu của hàng hóa Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chủ động đề xuất các chiến lược và giải pháp. Đặc biệt với việc phát triển các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tốt hơn khả năng tiếp cận các nguồn thông tin về kinh tế thế giới, khoa học cơng nghệ, thị trường, qua đó hỗ trợ hiệu quả hơn cho điều hành các doanh nghiệp thực hiện những mơ hình phát triển mới.

3.2.2.3. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vụ hàng nhái,hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, trốn thuế, trốn bảo hiểm hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, trốn thuế, trốn bảo hiểm

Muốn nâng cao chữ Tín của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước cần có những cơ chế rà sốt, sửa đổi bổ sung, từng bước hồn thiện chính sách, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến cơng tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được giao.

Ban hành các thông tư liên tịch, chỉ đạo các ngành chức năng làm rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng núp bóng kinh doanh làm ăn phi pháp và cần có biện pháp xử lý kịp thời, đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần có cơ chế chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tiếp tục triển khai, tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh tham gia vào các hoạt động thương mại trên thị trường, tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bằng các hình thức đa dạng, thiết thực; yêu cầu các tổ chức cá nhân thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Chú trọng kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền thường xuyên và chuyên đề về các hoạt động của lực lượng quản lý thị trường; phối hợp với các cơ quan báo chí, các phương

thời các vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, phát hiện kịp thời các vụ buôn lậu. Nhà nước cần có chế tài đủ mạnh, có sức răn đe nghiêm khắc đối với những hành vi làm tổn hại đến chữ Tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của lực lượng quản lý thị trường:

Muốn giáo dục đạo đức chữ Tín cho các nhà sản xuất kinh doanh thì trước tiên phải giáo dục được lực lượng quản lý thị trường, cũng giống như giáo dục cho những người đi làm giáo dục, kiểm tra giám sát những người làm công tác kiểm tra giám sát, làm cho họ khơng có cơ hội để làm ăn phi pháp.

Thực hiện kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân. Cụ thể:

- Về mặt hàng trọng điểm: ngoài các mặt hàng được lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát theo chức năng, nhiệm vụ được giao, sẽ tập trung một số mặt hàng trọng điểm như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc lá ngoại nhập lậu, rượu, bia, nước giải khát, đường, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược, mỹ phẩm để tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Về địa bàn trọng điểm:

+ Đối với mặt hàng đường, thuốc lá ngoại nhập lậu: địa bàn trọng điểm là các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Quảng Trị, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai.

+ Đối với mặt hàng mỹ phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng: địa bàn trọng điểm là các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hưng Yên.

+ Đối với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát: địa bàn trọng điểm là các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: địa bàn trọng điểm là các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.

Tổ chức tốt sự phối hợp trong hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như công an, hải quan triệt phá các đầu mối, tụ điểm tập kết, buôn bán hàng lậu, hàng giả trong thị trường nội địa, đặc biệt là công tác trao đổi thông tin, tổ chức lực lượng phối hợp kiểm tra, xử lý các vụ việc lớn, nổi cộm, bảo đảm hiệu quả cao nhất. Đồng thời phối hợp với các hiệp hội tuyên truyền để các thành viên hiệp hội nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.

Xây dựng đội ngũ công chức Quản lý thị trường vững về chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh nghề nghiệp, chú trọng giải pháp phòng chống tiêu cực tham nhũng:

- Tổ chức quán triệt đến từng đơn vị, công chức quản lý thị trường nhận thức đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, từ đó xây dựng các giải pháp thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ.

- Tăng cường cơng tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, kiến thức pháp luật cho công chức thực thi; đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra nội bộ để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có vi phạm; thường xuyên mở các đợt sinh hoạt chính trị nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, cơ quan đơn vị quản lý thị trường trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tiểu kết chương 3

Việc hiện thực hóa và đẩy mạnh triển khai các biện pháp nâng cao chữ “Tín” của doanh nghiệp ln là vấn đề hàng đầu mà các nhà quản lý cần quan tâm sao sát và thường xuyên đánh giá lại hiệu quả cũng như kịp thời điều chỉnh, đưa ra những định hướng phù hợp. Song hành với đó là sự quan tâm của nhà nước khi từng bước hồn thiện các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế liên quan đến các hoạt động xây dựng và khẳng định chất lượng, uy tín của doanh nghiệp.

Chữ tín trong cuộc sống quan trọng bao nhiêu thì trong kinh doanh, giá trị định đoạt của nó gấp nhiều lần hơn như thế. Chữ tín trong kinh doanh được đặt ra như một chuẩn mực hình thành và phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Nó thể hiện ở việc tạo lòng tin cho người lao động, khách hàng và đối tác, trong các hành động và mối quan hệ xung quanh của doanh nghiệp. Chữ tín là một phần cốt yếu của văn hóa kinh doanh mà các doanh nhân và doanh nghiệp không thể xem nhẹ nếu muốn phát triển bền vững. Trách nhiệm của doanh nghiệp chính là khơng ngừng vun đắp, điều chỉnh tự thân và thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của nhà nước để ln giữ vững được giá trị nịng cốt của doanh nghiệp mình.

KẾT LUẬN

Để thành công trong kinh doanh cần rất nhiều yếu tố hội tại, xong cho dù yếu tố nào đi nữa thì chữ Tín bao giờ cũng đặt lên hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình. Ln cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm - dịch vụ và tiến độ thực hiện. Đặt chữ “tâm” là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh. Chúng ta thượng tơn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất, coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm - dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lịng của khách hàng là thước đo thành cơng, chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng. Coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm - dịch vụ. Làm kinh doanh ln phải đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tịi, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, khơng ngại khó khăn để học, tự học và vượt lên chính mình. lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh - Đầu tư nhanh - Triển khai nhanh - Bán hàng nhanh - Thay đổi và thích ứng nhanh…làm giá trị bản sắc, đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn”. Nhà doanh nghiệp coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình. Muốn mở rộng kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa. Vì vậy, muốn giữ được người tài thì chữ Tín ln là vấn đề quan trọng

hàng đầu, nhà doanh nghiệp phải lấy được niềm tin của mọi thành viên, làm cho mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.

Muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực cơng việc của mình thì nhà doanh nghiệp phải biết tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả cán bộ, cơng nhân và người lao động.

Ngồi giữ chữ Tín đối với những người cộng sự, nhà doanh nghiệp cần xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và xã hội bằng chữ Tín, niềm tin, sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn. Coi trọng khách hàng như là tài sản quý giá nhất.

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 82 - 91)