Nhân tố chủ quan tác động đến chữ Tín trong sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 40)

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan tác động đến chữ Tín trong sản xuất, kinhdoanh ở Việt Nam doanh ở Việt Nam

Một doanh nghiệp kinh doanh thành hay bại là do quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đúng chữ Tín của mình

trong các mối quan hệ thì sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trong cam kết hợp đồng của doanh nghiệp với các quy định của nhà nước như đóng thuế, đóng bảo hiểm, khơng sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực hiện các vấn đề mơi trường...thì doanh nghiệp sẽ không bị các cơ quan chức năng xử lý, doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Ngược lại, nếu lãnh đạo doanh nghiệp có những thủ đoạn trốn thuế, lách luật, trốn bảo hiểm, sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng làm ăn phi pháp thì sớm hay muộn cũng đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Một doanh nghiệp phát triển bền vững là một doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp với nhà nước.

Lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng của công nhân như: trả lương đúng, đủ, đúng thời hạn, đóng bảo hiểm cho cơng nhân, thưởng phạt nghiêm minh thì cơng nhân sẵn sàng làm hết mình cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phát triển. Ngược lại, nếu lãnh doanh nghiệp khơng giữ chữ Tín với cơng nhân, trả lương không đủ, không đúng hạn, thưởng phạt khơng nghiêm minh, khơng đóng bảo hiểm của cơng nhân,… thì sẽ gây ra phản ứng bất lợi của công nhân, công nhân sẽ đình cơng, khi ấy thiệt hại của doanh nghiệp sẽ khơng thể lường trước được.

Doanh nghiệp làm ăn có uy tín là lãnh đạo doanh nghiệp giữ chữ Tín với đối tác của mình sẽ tạo nên sự tin cậy lẫn nhau khi ấy hình thành nên mối quan hệ làm ăn bền vững. Ngược lại, nếu thất tín, phá vỡ hợp đồng, khi ấy đối tác sẽ khơng cịn tin cậy lãnh đạo doanh nghiệp và mối quan hệ rất khó có thể phát triển.

Chữ Tín trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khơng phải có được do một người lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện mà là toàn bộ tập thể doanh nghiệp thực hiện. Nếu một tập thể từ lãnh đạo đến cơng nhân có sự đồn kết, tin u giúp đỡ lẫn nhau sẽ tạo lên một khối thống nhất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngược

lại, một doanh nghiệp nội bộ mất đồn kết khơng tin cậy lẫn nhau thì doanh nghiệp đó sẽ đình đốn, tàn lụi.

Dù có đầy đủ các nhân tố khác nhưng nhà quản lý, đặc biệt là quản lý sản xuất không tốt sẽ dẫn đến làm gián đoạn sản xuất, giảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đã tập hợp, tổng kết và tiêu chuẩn hoá, định hướng những thành tựu và kinh nghiệm quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp thành bộ ISO 9000. ISO 9000 là bộ các tiêu chuẩn về chất lượng của thế giới trong thập niên cuối thế kỷ 20 với tư tưởng nhất quán là chất lượng sản phẩm do chất lượng quản lý quy định. Sang thế kỷ 21 vấn đề yêu cầu chất lượng sản phẩm càng khắt khe hơn. Việc tổ chức sản xuất tốt thực hiện đúng quy trình, đúng yêu cầu của chất lượng sản phẩm thì khơng chỉ nâng cao uy tín của doanh nghiệp mà hàng hóa của doanh nghiệp cũng uy tín trên thị trường, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng nên. Ngược lại tổ chức sản xuất lỏng lẻo, quy trình kiểm tra chất lượng thiếu nghiêm ngặt thì hậu quả sẽ là giảm chất lượng hàng hóa uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp khó mà giữ được.

Khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Đảng, Nhà nước thì các cơ quan chức năng ở địa phương cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Cán bộ lãnh đạo, công chức các cơ quan quản lý thực hiện đúng chữ Tín đối với doanh nghiệp thì khơng những thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mà cịn thúc đẩy tiến trình phát triển của địa phương đồng thời giải quyết các vấn đề việc làm và ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn doanh nghiệp đóng qn. Ngược lại, cán bộ, công chức của các cơ quan chức năng ở địa phương nhũng nhiễu doanh nghiệp, khơng giữ chữ Tín đối với doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp làm ăn khó khăn, khơng có tiền đóng thuế, cũng như khơng có tiền ủng hộ các vấn đề an sinh của địa phương thì hệ lụy của tình trạng cơng nhân thất nghiệp, mất việc làm, nảy sinh các vấn đề an ninh sẽ phức tạp.

Nhân tố chủ quan tác động đến việc thực hiện chữ Tín trong sản xuất, kinh doanh không phải là vấn đề riêng của doanh nghiệp mà là vấn đề chung của toàn xã hội.

1.2.3.2. Điều kiện khách quan tác động đến đến việc thực hiện chữ Tíntrong sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng phạm trù chữ tín trong nho giáo vào hoạt động sản xuất , kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w