Con người tự trào với ý thức khẳng định

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 28 - 30)

3.3 .Về tình hình chữ Nơm cuối thế kỉ XIX

1. Biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm

1.1. Con người tự trào

1.1.1. Con người tự trào với ý thức khẳng định

Tự trào với ý thức khẳng định là một truyền thống trong văn học trung đại. Chúng ta thấy sáng tác của các nhà Nho khơng phải để nói người khác mà nói về bản thân mình, nói "chí" của mình, đề cao giá trị bản thân mình. Thơ Nơm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương tuy nhạt màu "ngơn chí", nhưng là những nhà Nho được đào tạo trong môi trường phong kiến, họ không tránh khỏi "lý tưởng công danh" với mong mỏi cống hiến. Ở đây có tiếng cười tự tin về tài năng, có niềm hăm hở, niềm yêu đời, yêu cuộc sống.

Ở Nguyễn Khuyến, con người tự tin với ý thức khẳng định chiếm phần lớn tác phẩm tự trào của ông. Lúc cịn là anh khóa Thắng, lều chõng đi thi, tuy nợ nần đến mức “Lãi mẹ, lãi con, sinh đẻ mãi” (Than nợ), và nghèo đến mức “Danh giá nhường

này khơng nhẽ bán” (Than nghèo), nhưng anh khóa vẫn hăm hở với đời. Nợ thật,

nghèo thật, nhưng ý chí của anh khóa mới là cái thật đáng trân trọng nhất. Anh quyết vượt qua mọi khó khăn vật chất tầm thường để dành lấy vinh quang. Cho nên, dù nợ đầm đìa, anh vẫn:

Quyết chí phen này trang trải sạch, Cho đời rõ mặt cái thằng tao.

(Than nợ - Nguyễn Khuyến) Chỉ có cái ‘thằng tao” “quyết chí” và đầy sức mạnh đối diện với cái “nợ đời” tầm thường vô nghĩa. Nếu như Tú Xương cay cú và thiếu tự tin bao nhiêu vì những lần bị thi trượt, thì anh khóa Thắng, trái lại. Với anh, dẫu cho:

“Bốn khoa hương thí khơng đâu cả Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi”

(Giễu mình chưa đỗ - Nguyễn Khuyến) Anh vẫn là một anh khóa Thắng “tầm cỡ”: “văn chương lừng vũ trụ”. Vì thế, dù anh có lúc “nghĩ tơi, tơi gớm cái mình tơi”, nhưng nhiều lúc anh vẫn có những giấc mơ bay bổng:

Gặp hội rồng mây cao chót vót, Đã lên, lên bổng tít cao chừng.”

(Cá chép vượt đăng - Nguyễn Khuyến) Và như “Cánh chim bằng vượt ngàn mây” anh thả hồn tới những niềm hy vọng tươi sáng và lớn lao. Cái tiếng cười trẻ trung, trong sáng, lạc quan ấy không hề mất

đi, mà theo suốt cả cuộc đời thơ Nguyễn Khuyến, thấm đậm vào trong từng cái nhìn cuộc đời của ơng. Trong hàng loạt các câu đối (dán nhà, dán cổng, dán tết, tự vịnh, tự thuật... ) giọng cười đùa vui, hóm hỉnh của ơng vẫn sơi nổi, chan chứa ân tình.

Cũng cảm hứng về tuổi tác, Nguyễn Trãi. Khi “ngoại ngũ tuần” đã viết về mình thật đáng thương:

Vừa sáu mươi, dư tám chín thu, Lưng gầy, da sỉ, tướng lù khù.”

(Thơ Nơm, số 15 - Nguyễn Trãi)

Còn Nguyễn Khuyến, cảm hứng về tuổi tác khi cũng chừng tuổi ấy, đã viết về mình:

Một năm một tuổi, trời cho tớ, Tuổi tớ trời cho, tớ lại càng...

(Khai bút - Nguyễn Khuyến) Và:

Ơng chẳng hay ơng tuổi đã già Năm mươi, ông cũng lão đây mà... Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu, thời ơng chống gậy ra...

(Lên lão - Nguyễn Khuyến)

Hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Khuyến đã cất lên tiếng cười tự trào tự tin đó. Bằng tiếng cười này, nhà thơ tự động viên mình, khẳng định mình, khẳng định phẩm chất, năng lực, quyết tâm của mình, muốn vượt lên trên hồn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống, từ lúc mới bước vào đời, cho đến lúc mãn chiều xế bóng, nhà nghèo đói, nợ nần, hỏng thi, thất bại, già lão, cô đơn... Đọc những vần thơ của ông, người ta thấy gần gũi, yêu mến nhà thơ hơn. Con người nhà thơ hiện lên đầy tự tin, giàu sức trẻ, trong sáng và ấm áp tình người.

Kiểu tự trào ‘ngơn chí” của Nguyễn Khuyến có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn là sự khẳng định của một nhà Nho theo những chuẩn mực đạo đức nhà Nho. Vì vậy mà tựu trung, kiểu tự trào của Nguyễn khuyến vẫn mang tính chất giáo hóa, phi ngã hóa, chưa thốt ra khỏi qui phạm của văn chương nhà Nho.

Tú Xương khơng thâm trầm, kín đáo như Nguyễn Khuyến, mà tự trào một cách trực tiếp, một Tú Xương “tài hoa, phong lưu” của chốn thị thành:

Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo,

Nhà lính tính quan: Ăn rặt những thịt quay, lạp sường

Mặc rặt những quần vân, áo xuyến; Đất lề, quê thói: chỗ ngồi cũng án thư, bàn độc,

Ngoài hiên cũng cánh xếp, mành mành.

(Phú thầy đồ - Tú Xương) Và một Tú Xương ân tình, nồng hậu trong tư cách làm... chồng:

Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi nơi Lãng uyển, Bồng hồ; Tớ ni con cho có dâu có rể, để trọn vẹn đạo chồng, nghĩa vợ.

(Văn tế sống vợ - Tú Xương) Cũng có cả một Tú Xương tu chí:

Năm nay ta học, sang năm đỗ,

Chẳng những Lương Đường cũng thủ khoa.

(Than thân chưa đạt - Tú Xương) Một Tú Xương tha thiết với vận nước:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trơng cảnh nước nhà.

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Tú Xương)

Tự phơ mình trong một góc cạnh, Tú Xương khắc họa nên hình ảnh của chính ơng: một kẻ sĩ thị dân đầy bản ngã, không chấp nhận xã hội tư sản cũng như lối sống tư sản ở chốn thị thành, nhưng Tú Xương lại tỏ ra khá “nâng niu” con người thị dân này. Mặc dù không được miêu tả theo bút pháp lý tưởng hóa nhân vật anh hùng như trong văn chương Nho giáo, nhưng nhân vật của Tú Xương cũng được tác giả miêu tả trong dáng vẻ hiên ngang, đầy tự tin, ngạo nghễ và đầy khí phách.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w