Giọng điệu trào phúng

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 71 - 75)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

2. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong

2.2. Giọng điệu

2.2.2. Giọng điệu trào phúng

Tam Nguyên Yên Đổ là một nhà Nho thâm trầm và kín đáo. Do đó, nhà thơ thường dùng cách nói bóng gió xa xơi, nói mát. Cách nói này góp phần làm cho tiếng cười không lộ liễu mà thâm thúy, hình tượng, ý tứ khơng lộ ra ở từng đoạn, mà bộc lộ ở sự tổng hợp toàn bài. Thơ Nguyễn Khuyến là tiếng cười nhẹ nhàng nhưng tế nhị, khơng bốp chát mà hóm hỉnh, thâm thúy theo kiểu "mát nước thối đá", “nói ngọt mà lọt đến xương”. Tiếng cười trong giọng điệu trào phúng của Nguyễn Khuyến có khi là tiếng cười bao dung, yêu thương đùm bọc, có khi là tiếng cười có thái độ phê phán nhẹ nhàng, nhưng cũng có khi là tiếng cười đả kích khơng kém phần quyết liệt. Giọng điệu này rất phù hợp khi thể hiện con người ưu tư, con người mặc cảm trong thơ ông.

Nguyễn Khuyến hay dùng các biện pháp tu từ nhằm tạo nên xung đột gây cười. Biện pháp nghệ thuật này được lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo nên những nét riêng trong tiếng cười Nguyễn Khuyến, một kiểu tiếng cười nhẹ nhàng, bộc lộ thái độ bao dung, tin yêu và nhân hậu đối với con người và cuộc sống. Giọng điệu trào phúng loại này ln thường trực trong thơ ơng. Đó là tiếng cười vơ tư, sảng khối, có khi rất suồng

xã, thân tình. Tiếng cười cất lên trước cảnh “Gái rửa... bờ sơng”: “Thu vén giang sơn một cấp trịn”; trước “ảnh Tố nữ”; trước cô tiểu ngủ ngày:

Cá khe lắng kệ, đầu hy hóp, Chim núi nghe kinh, cổ gật gù.

(Bỡn cô tiểu ngủ ngày - Nguyễn Khuyến) Tiếng cười cất lên sôi nổi trong hàng loạt bài thơ như "Bạn đến chơi nhà"; "Khuyên vợ cả"; "Không chồng trông lông bông"...

Thái độ trào lộng này cịn bộc lộ rõ trong loại hình câu đối. Các đối tượng và hoàn cảnh cười trong câu đối của Nguyễn Khuyến thật phong phú: trêu gái, say rượu, nghèo hèn, làm quan, về vườn, người sinh, người chết, người sang, kẻ hèn, người giỏi, kẻ dốt... Qua tiếng cười nhẹ nhàng vơ hại, Nguyễn Khuyến bày tỏ một tình cảm thân mật, tin yêu, một thái độ chân thành, nồng hậu và một tinh thần dân chủ nhất định mà thời đại ông cho phép.

Giọng điệu phê phán nhẹ nhàng và xót xa thơng cảm cũng được thể hiện trong các bài thơ "Hỏi thăm quan tuần mất cướp", "Mừng ông nghè mới đỗ", "Tặng ơng Bảng Long", "Tặng sư móm tiểu ngọng", "Bà già lấy chồng"...

Trong thơ Nguyễn Khuyến, những con người đáng cười, đáng chế giễu ở đây khơng phải là những người hồn tồn xấu và cái xấu ở đây cũng không phải những cái không thể chấp nhận được! Vẫn là những con người và những nét xấu mà người ta có thể bắt gặp ở mọi thời đại. Đó là những kẻ ki cóp đến bủn xỉn, là kẻ vênh vang hãnh tiến, kẻ đạo đức giả, kẻ phong tình, kẻ thích chơi trống bỏi... Nguyễn Khuyến cất tiếng cười ở đây là để tỏ thái độ phê phán. Ông yêu cầu sửa chữa những cái đó trong một tinh thần nhân hậu, vị tha có phần cịn xót thương.

Cịn giọng điệu trào phúng đả kích của Nguyễn Khuyến khi nói về những con người phong kiến cũ bị tha hóa, hoặc bị đẩy ra ngồi lề xã hội, trở thành con người thừa thì cũng khơng kém phần quyết liệt. Đó là phê phán ơng Đốc học, nhưng không phải là người chăm lo cho sự học của dân mà là:

Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt, Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen.

(Tặng Đốc học Hà Nam - Nguyễn Khuyến) Đó là ơng tiến sĩ, cũng đủ cả cờ biển, áo mũ vua ban, những tưởng có tài kinh bang tế thế, mà lại chỉ là thứ đồ chơi! (Vịnh tiến sĩ giấy). Đó là những cơ “gái ngoan”, nhưng là “ngoan” trong việc “ẩu chiến với Tây quan” (Lấy Tây). Đó là cơ Tư

Hồng mệnh phụ có hàm sắc phong “Tứ phẩm cung nhân”, nhưng là vì làm đĩ "có tàn có tán”. Đó là ơng vua uy nghi đường bệ “cũng hị, cũng hét, cũng ý ng”, nhưng là “vua chèo”(Lời vợ anh phường chèo), là thứ đồ trưng bày như “pho tượng gỗ đủ cả áo mũ” (Quan thường mộc ngẫu nhiên). Đó là ngày “hội thăng bình” mọi người háo hức, nô nức trong cảnh “pháo reo”,“cờ kéo, đèn treo”,“bơi chải”, “hát chèo”, “đánh đu”, “leo cột mỡ"... nhưng thực chất là hội “nhục” (Hội Tây),...

Đó là giọng điệu đả kích khơng khoan nhượng của Nguyễn Khuyến, thể hiện thái độ phủ nhận dứt khoát đối với các đối tượng trào phúng. Tư tưởng nghệ thuật cơ bản của ơng tốt ra từ đây không phải là để phê phán tố cáo xã hội chung chung mà là phủ nhận thiết chế xã hội hiện thời, trên phương diện phủ nhận những đại diện “chính thức xã hội” tiêu biểu nhất của nó, từ vua chúa, quan lại, đến các sản phẩm mới khác của xã hội thực dân phong kiến.

Tú Xương thì nói thẳng đập mạnh, phơi trần, một cách nói gay gắt, độc địa; giọng điệu này thường biểu hiện ngay các từ ngữ nhất là ở tiếng chửi nên tiếng cười bật ra mạnh mẽ. Nó là tiếng cười bộc trực, thẳng thắn, thậm chí cấu xé vào nhân vật. Giọng điệu này góp phần biểu hiện con người tự trào trong thơ ông.

Khi vịnh về ông tiến sĩ giấy, Nguyễn Khuyến chỉ vịnh một cách nhẹ nhàng: Tuy cũng cờ biển, cân đai, xiêm áo, ghế chéo lọng xanh mà ông tiến sĩ chỉ là một đồ chơi. Nguyễn Khuyến chỉ dùng lối ẩn dụ ấy để vạch ra cái vai trị bù nhìn của những kẻ

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai” mà đem thân đi làm tôi tớ cho thực dân Pháp.

Cịn khi vịnh về ơng tiến sĩ giấy, Tú Xương khơng nói xa nói gần, nói bóng nói gió, nói mát nói mẻ như Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã ra mặt mỉa mai, khinh bỉ ơng tiến sĩ giấy một cách trực tiếp:

Ơng đỗ khoa nào ở xứ nào? Thế mà hoa hốt với châm bào! Mỗi năm mỗi tết Trung thu đến, Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào!

(Tú Xương)

Khi giễu một viên Đốc học, Tú Xương cũng nói toạc ra cái tư cách đạo đức đồi trụy của viên Đốc học này:

Ông về đốc học đã bao lâu? Cờ bạc rong chơi rặt một màu. Học trị chúng nó tội gì thế,

Đến nỗi cho ông vớ được đâu!

(Chế ông đốc học - Tú Xương)

Để bóc trần thói hư tật rởm của người đời, Tú Xương biết tự trang bị bằng một thái độ thích hợp: khơng đạo đức hão, khơng vị nể, khơng nhẹ nhàng kín đáo, khơng gián tiếp, khơng ngại người ta hận thù... Ông là con người bộc trực, thẳng thắn. Ơng đã nắm vững được cái chìa khóa để “hạ” đối phương một lần cho chót, và cũng là chìa khóa để mở tìm sự thật, can đảm để “lột trần” cái xấu, đánh trúng vào tầng sâu của sự vật. Khi châm biếm chính bản thân mình, nhà thơ cũng thể hiện một cách quyết liệt như vậy:

Vị Xuyên có Tú Xương: Dở dở lại ương ương, Cao lâu thường ăn quỵt, Nhà thổ lại chơi lường.

(Tự vịnh - Tú Xương)

Có thể nói rằng, ơng đã khơng bỏ sót một khía cạnh nào của ơng. Đối với xã hội cũng thế, ơng nói rất cụ thể, gọi đích danh thiên hạ ra mà chửi bới, móc máy: ơng Tri phủ Xuân Trường chỉ phê một chữ “tiền”, ông giám khảo Nhu “vừa dốt lại vừa ngu”, ông Đốc học Nam Định “cờ bạc rong chơi”, Cử Thăng, Huấn Mĩ, Tú Tây Hồ, Thành đen kịt, Đốc lang... Ông quan sát rất “có lương tâm nhà nghề”:

- Một thằng trọc tếch ngồi khua mõ, Hai ả trịn xoe đứng múa bơng.

(Ông ni bà vãi - Tú Xương)

- Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ơng cử ngỏng đầu rồng.

(Giễu người thi đỗ - Tú Xương)

- Chí cha chí chát khua giày dép, Đen thủi đen thui cũng lượt là.

(Xuân - Tú Xương)

- Cơ hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi.

(Cái học nhà Nho - Tú Xương)

Mỗi khi nhân vật được Tú Xương họa lên là lại có một điểm xuống dốc của luân lý con người. Bao giờ Tú Xương cũng chú trọng vào cái hỏng bên trong của sự vật,

và khéo léo liên kết cái trong với cái ngồi. Những bài thơ trào phúng của ơng khơng phải nói chuyện khơi hài, vui đùa chốc lát mà là sự đả kích sâu cay, khốc liệt đến nỗi bật ra những tiếng chửi bới, thóa mạ: “Thi thế cũng địi thi, ối khỉ ơi là khỉ”; “Cha

mẹ thói đời ăn ở bạc - Có chồng hờ hững cũng như khơng”...

Như vậy, nếu như Nguyễn Khuyến có một giọng điệu trào phúng nhẹ nhàng, bộc lộ thái độ bao dung, tin yêu và nhân hậu đối với con người và cuộc sống, thì Tú Xương lại có một giọng điệu trào phúng gay gắt, độc địa, đập mạnh, phơi trần cái xấu, cái hỏng của sự vật. Nhưng ở cả hai nhà thơ đều có một quan điểm thống nhất đó là: phê phán, đả kích tất thẩy cái xấu xa, đen bạc của xã hội nửa Tây nửa Ta lúc bấy giờ. Đặc biệt là các thi nhân không chỉ viết về người khác, cười cợt phê phán người khác mà cịn tự phê phán, tự cười chính bản thân mình. Điều này góp phần thể hiện rõ hơn quan niệm nghệ thuật về con người, cũng như đem đến cho bộ phận thơ Nơm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương có được giá trị xã hội sâu sắc.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w