Thời gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 82 - 84)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

2. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong

2.3. Không gian và thời gian

2.3.2.1. Thời gian tâm trạng

Thời gian tâm trạng là thời gian có thể của đời sống thực hoặc khơng, nhưng ở thời gian đó, thi nhân có thể bộc lộ tâm trạng của mình. Đó là những khắc khoải, ưu tư và theo từng bước đi của thời gian là tâm trạng ngày một buồn chán, cô độc và chất chứa.

Trong thơ Nguyễn Khuyến, khi thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, đặc biệt là con người hoài niệm, ưu tư thường tồn tại thời gian q khứ - thời gian kí ức hồi niệm. Nhà thơ hoài niệm về một thời vàng son của triều đại phong kiến:

Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ Ấy hồn Thục đế chết bao giờ

Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

(Cuốc kêu cảm hứng - Nguyễn Khuyến)

Có khi là đứng giữa thời gian thực tại mà nhà thơ quay tìm trong dịng q khứ hình bóng đẹp đẽ, lộng lẫy của đất nước và một thuở bình an của chính tâm hồn mình:

- Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

- Ngọn gió đơng ngoảnh lại lệ đầm khăn, Tình thương hải tang điền qua mấy lớp.

(Mua nhà cũ vườn Bùi - Nguyễn Khuyến) Khảo sát thơ Nôm Nguyễn Khuyến ta thấy yếu tố thời gian chiếm tỷ lệ lớn nhất. Dường như mọi giá trị đều nằm lại ở “đời xưa”, “thủa trước”, “đêm qua”, “thu trước”, “khứ tuế”, “khứ niên”, “năm ngoái”, “tuế nguyệt thiên lưu”. Bởi vậy, tâm hồn thi nhân ln chìm trong mạch hồi cổ “ngoảnh lại”, “nhìn lại”, “ngối nhìn”... Những yếu tố thời gian ấy không hề là những khái niệm đưa đẩy như trong ca dao mà mang một nội dung cụ thể, một tính quan niệm rõ rệt, đích thực và sâu sắc.

Khác với đặc trưng trong cảm nhận thời gian của Nguyễn Khuyến, thời gian như chuyển động một chiều về quá khứ hay nói cách khác quá khứ là phạm trù thời gian chủ đạo mang tính quan niệm rõ rệt của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, thời gian trong thơ Tú Xương dường như chủ yếu là thời gian hiện tại, của cái đang diễn ra.

Hiện tại diễn ra trước mắt Tú Xương có khi như ngưng đọng trong bóng tối. Đêm tối vừa biểu hiện của không gian bế tắc, vừa là biểu hiện của một thời gian khó có thể thay đổi được:

Đêm sao đêm mãi thế ru mà?

(Đêm dài - Tú Xương)

Tú Xương đã làm rất nhiều bài thơ về đêm (Dạ hoài; Chiêm bao; Chợt giấc; Đêm buồn; Đêm dài...). Đêm tối trở thành một hiện tượng vừa là của không gian vừa là của thời gian bao trùm lấy nhân vật trữ tình Tú Xương, diễn tả nỗi buồn của một nhà

Nho nghèo túng, thất bại trên con đường khoa cử, cảm thấy bản thân là người thừa, là người có lỗi trong xã hội thực tại... Cái buồn trong đêm của Tú Xương là cái buồn nhiều khi đến não lịng, mà khơng chỉ có một đêm “Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn” (Đêm buồn). Cịn ban ngày lại là khơng gian, thời gian của sự trống rỗng, sợ hãi, giật mình khi “Chợt giấc” là một ngày mới bắt đầu, ơng ngán ngẩm thốt lên: “Việc gì mà

thức một mình ta”.

Trong thơ Tú Xương cũng có xuất hiện thời gian quá khứ và thời gian tương lai. Tuy nhiên, những phạm trù thời gian này cũng chỉ làm rõ hơn cái thời gian hiện tại - khoảng thời gian mà Tú Xương phải hàng ngày nhìn thấy những điều vơ lý, bất cơng. Những hình ảnh hiện về trong quá khứ đẹp đẽ càng gợi nỗi u hồi, nuối tiếc, cịn tương lai thì mờ mịt, vơ vọng. Tú Xương chủ yếu là con người hiện tại. Cảm quan của ông về mọi hiện tượng dường như chủ yếu hướng vào mọi cái đang diễn ra, đang tiếp diễn quanh mình. Từ phương diện này cũng có thể thấy Tú Xương là một nhà thơ khơng bao giờ ngoảnh mặt với hiện thực thời đại mình. Tuy nhiên, càng khám phá phanh phui thực tại nhà thơ càng đau xót, buồn bã, suy ngẫm về bổn phận của bản thân trước vận mệnh của dân tộc.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w