Con người tự trào với ý thức phủ định

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 30 - 35)

3.3 .Về tình hình chữ Nơm cuối thế kỉ XIX

1. Biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm

1.1. Con người tự trào

1.1.2. Con người tự trào với ý thức phủ định

Con người tự trào với ý thức phủ định chiếm tỷ lệ lớn trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Đây là một phiên bản chân dung hoàn toàn khác so với con người tự trào với ý thức khẳng định.

Trước kia, các nhà Nho xuất thế ở ẩn ln tạo cho mình một hình ảnh thanh cao, ngạo nghễ, ln ví mình với tùng cơ, hạc độc, mây cơi, cao sơn, lưu thủy... Họ đều tạo cho mình một thú điền viên tao nhã. Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, vẻ cao thâm, tao nhã ấy hầu như khơng cịn mấy. Cách tự họa chân dung, hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là một con người nhếch nhác về hình hài, yếu đuối về sức lực. Đó là

hình ảnh của ơng say, ơng lịa, của ơng đồ giả điếc, của một thứ đồ chơi... Nguyễn Khuyến tự trách vấn, tự xỉ vả, thậm chí tự mạt sát về sự vơ dụng của mẫu người mà mình là đại diện.

Qua nghiên cứu chúng tơi thấy, tiếng cười phê phán, phủ định trong thơ tự trào Nguyễn Khuyến chủ yếu cất lên từ giai đoạn ông ra làm quan, và nhất là sau khi ông về Yên Đổ. Ở giai đoạn này, tiếng cười tự tin, khẳng định vẫn khơng tắt đi, nhưng bên cạnh đó xuất hiện hàng loạt tiếng cười đau đớn, xót xa, cười ra nước mắt, tiếng cười từ nghi ngờ đến nhạo báng với chính mình, phủ nhận chính mình.

Bên cạnh tiếng cười u đời, tin tưởng, bắt đầu một giọng cười như ngang ngạnh, gàn dở, say mèm:

Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng. Mở miệng nói ra gàn bát sách,

Mềm mơi chén mãi tít cung thang...

(Tự trào - Nguyễn Khuyến)

Đó là hàng loạt những hình ảnh tự họa mà lại rất xa lạ với chính tác giả. Cái xa lạ đó chính là biểu hiện sự tha hóa của con người trước hoàn cảnh mới, sự khuất phục của con người trước những điều kiện sống mới, mà trực tiếp nhất ở đây là con người tác giả, một hình tượng nghệ thuật độc đáo, đặc sắc mang tính bi kịch.

Thay cho một ông Tổng đốc là một ông già giả câm, giả điếc, “khéo ngơ ngơ,

ngác ngác, ngỡ là ngây”. Thay cho ý thức “trí quân, trạch dân” là thái độ: Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,

Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây...

(Mẹ Mốc - Nguyễn Khuyến) Và tất cả bỗng đượm nỗi buồn triền miên, đau khổ, thất vọng, dằn vặt. Nhưng đó lại là một nỗi đau khổ mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, một nỗi buồn lớn lao, hơn hẳn cái buồn của anh khóa Thắng hồi nào.

Khác với sự tự khẳng định mình ngày xưa, bây giờ Nguyễn Khuyến phủ định mình, giễu cợt mình một cách chua chát. Khỏi cần phải trình bày lại bối cảnh lịch sử lúc đó và tại sao Nguyễn Khuyến lại mang tâm trạng đấy. Trước hoàn cảnh bi thương của dân tộc, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế ứng xử truyền thống tồn tại hàng nghìn năm đã bị kẻ thù mới lạ bẻ gẫy một cách dễ dàng, thì Nguyễn Khuyến đã rơi vào tâm trạng bất lực. Ông khơng cịn tin tưởng vào sự bền vững của

chính cái xã hội mà ơng tôn thờ nữa, và cũng cảm thấy nghi ngờ cả cái tài năng, sức lực của lớp người đại diện cho tinh hoa của chế độ ấy. Một khi chế độ ấy bắt tay với kẻ thù dân tộc thì nhà Nho yêu nước đã phản kháng lại, kiên quyết khước từ sự hợp tác, chối bỏ nó và chĩa mũi nhọn trào phúng vào nó. Thể chế ấy đã bị Nguyễn Khuyến phủ nhận:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

(Vịnh tiến sĩ giấy II - Nguyễn Khuyến) Và:

Rõ chú hoa man khéo vẽ trị, Bỡn ơng mà lại dứ thắng cu.

(Vịnh tiến sĩ I - Nguyễn Khuyến)

Điều độc đáo là cái hài hước ấy xuất phát từ trong lòng đối tượng bị phê phán, từ chính Nguyễn Khuyến - người đã được chế độ phong kiến dành cho những vinh quang tột đỉnh. Vì vậy, sự phủ định mang tính chất tự phủ định và Nguyễn Khuyến tự trào, giễu cợt mình cũng chính là đã trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho một xã hội thối nát, mất hết vai trị lịch sử:

Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ? Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

(Tự trào - Nguyễn Khuyến)

Trong kiểu tự trào phủ định, Tú Xương có một lối trào lộng khá độc đáo trong tự họa chân dung bằng cách kí họa: “Râu rậm ngư chổi; đầu to tày giành” (Phú thầy đồ) và bằng lối tự chế giễu, bơi xấu mình:

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành, Mắt thời thao láo, mặt thời xanh. Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó, Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh. Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh. Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi, Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.

Mọi khía cạnh của bản thân ơng đều trở nên xấu xí để làm đối tượng trào lộng. Ơng lơi tất tật những dốt nát của bản thân ra để cợt nhả:

Có một thầy Dốt chẳng dốt nào Chữ hay chữ lỏng ... Sách vở mập mờ Văn chương lóng ngóng. (Phú hỏng thi - Tú Xương) Ý hẳn thầy văn dốt võ dát, Cho nên thầy luẩn quẩn loanh quanh.

(Phú thầy đồ - Tú Xương)

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi Cùng lều, cũng chõng, cũng đi thi. Tiễn chân cô mất ba đồng chẵn, Sờ bụng thấy khơng có chút gì...

(Đi thi - Tú Xương)

Ơng chế giễu ơng chồng vơ tích sự, là một thứ con cao cấp của vợ, được thể hiện trong các bài thơ Thương vợ, Quan tại gia, Tự cười mình II, Ta chẳng ra chi...

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như khơng.

(Thương vợ - Tú Xương)

Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ,

Đem chuyện trăm năm giở lại bàn.

(Quan tại gia - Tú Xương)

Ngồi đấy chẳng hơn gì chú cuội, Nói ra thì thẹn với ơng tơ.

(Ta chẳng ra chi - Tú Xương)

Tú Xương cũng đã cười nhạo cả cái bất lực trước thời cuộc của ông trong tư cách cơng dân:

Một đàn thằng ngọng đứng mà trơng, Nó đỗ khoa này có sướng khơng. Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ơng cử ngỏng đầu rồng.

(Giễu người thi đỗ - Tú Xương)

Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan xứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra.

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Tú Xương)

Tú Xương quả là có cay độc khi đem “đít bà đầm” đối với “đầu ông cử”, “váy” đối với “lọng” và cho “váy bà đầm” che phủ cả chốn trường thi uy nghiêm. Trong cảnh tượng vừa bi vừa hài ấy, khơng chỉ có những “ông cử”, những “sĩ tử” vốn là lương đống của đất nước bị khinh bỉ vì hèn kém trước những ơng Tây, bà đầm mà có cả nhà thơ trong "đàn thằng ngọng, đứng mà trông” ấy. Giễu người hèn kém, Tú Xương cũng giễu cợt sự bất lực, kém cỏi của chính ơng.

Tự trào bằng cách tự giễu cợt cái xấu của bản thân, tự phủ định bản thân, trong sự tự cảm nhân, Tú Xương không theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Ơng tự hạ mình xuống nhưng khơng phải để đề cao. Bằng cách ấy, Tú Xương đã tạo ra được một tiếng cười cho riêng mình - một kiều tự trào “phi ngơn ngữ”. Khơng hề có kiều cười bơng phèng, cười mua vui và không chỉ dừng lại ở nhu cầu “tự giải thốt”, tiếng cười của ơng có mục đích, đối tượng rõ ràng. Ơng chế giễu cái dốt nát, nhếch nhác, thảm hại của nhà Nho phong kiến, chế giễu tính chất ăn bám của đức ơng chồng trong chế độ phong kiến gia trưởng, chế giễu sự hèn kém của kẻ sĩ trong tư cách công dân của một đất nước nơ lệ. Nói chung, bằng kiểu tự trào phủ định, Tú Xương đã chế giễu, phê phán tính chất hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và phủ nhận cả những khn phép lỗi thời của xã hội phong kiến.

Hình thức tự trào với ý thức phủ định đã xây dựng con người tự trào với tiếng cười về sự lỗi thời, về con người thừa của mình trước bối cảnh mới của lịch sử. Nếu như kiểu tự trào với hình thức phủ định là một cách giải thốt cho Tú Xương, thì với Nguyễn Khuyến đấy là tiếng cười chua xót, tủi hổ và đau đớn, tiếng cười ra nước mắt, nó thiên về ý thức phản tỉnh.

Như vậy, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều thể hiện con người tự trào ở hai khía cạnh, vừa khẳng định vừa phủ định. Hai khía cạnh đó khơng hề mẫu thuẫn nhau mà đã khắc họa một cách sinh động chân dung của chính tác giả - hình ảnh của những nhà Nho trong thời Nho phong mạt vận. Bộ phận thơ Nơm tự trào của Nguyễn khuyến góp phần làm nên một dòng thơ tự trào theo hướng bản ngã trong thơ trào phúng nhà Nho. Có thể ghi nhận đây là biểu hiện của một sự vùng vẫy nhằm thốt ra khỏi khn khổ thi pháp văn chương trung đại, Nhưng thơ tự trào của Nguyễn

Khuyến vẫn cịn trong khn khổ văn chương qui phạm nhà Nho, do Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức của nhà Nho phong kiến. Phải đến thơ tự trào của Tú Xương sự bứt phá đó mới thực sự trọn vẹn, Những cảm nhận thị dân của Tú Xương tuy chưa tạo nên được một hình thức diễn đạt mới bằng một thể loại mới, nhưng cảm thức thị dân nơi con người Tú Xương cũng đã tạo nên được những bất qui phạm với một giọng điệu trào phúng đầy ý thức cá nhân trong thái độ phủ nhận lễ giáo phong kiến, cũng như trong lối nói khơng cách điệu hóa.Tú Xương là một nhà Nho phong kiến, nhưng những cảm nhận về con người và thế giới của Tú Xương bộc lộ trong thơ lại mang đậm tính chất thị dân. Đây là yếu tố quyết định làm nên tính chất bất qui phạm, tạo nên sắc thái hiện đại trong văn chương nhà Nho của Tú Xương qua kiểu tự trào. Đây cũng là yếu tố quyết định tạo nên nét khác biệt trong giọng điệu trào phúng của thơ Nôm Tú Xương so với thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w