Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 68 - 71)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

2. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong

2.2. Giọng điệu

2.2.1. Giọng điệu trữ tình

Giọng trữ tình nảy sinh khi nhà thơ có sự bộc lộ cái tơi trong lòng, thể hiện trong những bài thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương bộc lộ tâm sự gắn với thời thế, với vận mệnh dân tộc, với cảnh ngộ và số phận riêng. Nói cách khác, qua q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy giọng điệu trữ tình xuất hiện trong những bài thơ thể hiện con người ưu tư và con người mặc cảm.

Trong dòng thơ trào phúng nói chung, cái “tơi” trữ tình tác giả rất ít hiện diện - đúng hơn là hiện diện ngắt quãng, gián tiếp - cho nên khi nó đã lộ diện thì chúng ta dễ có điều kiện so sánh, nhận ra các đặc điểm của chúng. Tất nhiên mức độ tham gia của tình cảm và sự bộc lộ cái “tơi” trữ tình tác giả có rất nhiều hình thức khác nhau. Điều đó làm cho các sắc thái thẩm mỹ trở nên đa dạng, sinh động và cũng thể hiện rất rõ ở bộ phận thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Ở bài Gửi ơng Đốc học Ngũ Sơn, Nguyễn Khuyến có ý châm biếm bạn, coi chức Đốc học của bạn như một thứ “mõ làng”. Nhưng rồi đến câu kết, nhà thơ như chợt nhận ra tấn hài kịch kia cịn có nguyên nhân bởi thời loạn lạc và bởi sự xơ đẩy của tình thế. Nguyễn Khuyến vừa muốn kích bác vừa khơng đành lịng nên phải buông lời cảm thán và buồn cho thế sự:

Cũng muốn ra chơi, chơi chửa được, Gió thu hiu hắt đượm màu sương.

(Gửi ông Đốc học Ngũ Sơn - Nguyễn Khuyến)

Chính sự xuất hiện và xâm nhập mạnh mẽ của giọng điệu trữ tình vào mảng thơ trào phúng chứng tỏ nỗi lòng của Nguyễn Khuyến: khi càng thấy rõ mặt trái của cuộc đời, càng khinh ghét nó đồng thời ông càng đau buồn hơn, ưu tư hơn về trách nhiệm bổn phận của bản thân với đất nước, quê hương và cảm thấy bất lực trước xu thế xã hội ngày càng trở nên đen bạc, trớ trêu. Nguyễn Khuyến tỏ ra vừa thương vừa giận thói đời, bọn người đời (bao gồm cả bản thân) đã khơng cịn giữ được bản tính chân - thiện - mĩ nữa. Tâm trạng hồi niệm, ưu tư, vừa giận vừa thương ấy trở thành lối suy nghĩ thể hiện trong hầu hết các bài thơ và câu đối của Nguyễn Khuyến. Có thể mượn đơi câu đối Tặng người học

Hay thật là hay đáo để! Bảo một đàng quàng một nẻo, Thôi thế thời thôi cũng được! Phi đằng nọ tắc đằng kia.

(Tặng người học trò cũ đi làm cho Tây - Nguyễn Khuyến) Châm biếm, trào phúng mà sao tác giả cịn độ lượng q, nhân ái q! Và có lẽ chính tấm lịng nhân hậu, yêu thương con người như thế đã làm cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến dẫu chưa thật sắc nhọn, chưa đập mạnh, đập vỗ mặt như lối thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, Tú Xương nhưng vẫn đúng hướng và tạo nên giá trị nhân bản, giá trị truyền cảm da diết lâu bền.

Cần khẳng định rằng giọng điệu trữ tình đã có ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ dịng thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Điều này có cơ sở trước hết bởi Nguyễn Khuyến thuộc về một tâm hồn nhân hậu, một tiếng nói thương u độ lượng. Tính chất đó ln ln bộc lộ khiến cho ngịi bút của nhà nghệ sĩ khó có thể đi đến tận cùng của sự phê phán, đồng thời góp phần tạo nên tính đa diện, trầm lắng, xót xa đầy tính bi kịch trong thơ ơng.

Ở Tú Xương giọng điệu trữ tình cũng khơng kém phần đặc sắc. Nhà thơ sử dụng giọng điệu trữ tình ở một số bài nói về nỗi lịng tâm sự của mình trước thảm trạng của đất nước, một số bài viết về tình cảm của nhà thơ đối với người vợ già tầm tảo và cuộc sống nghèo khổ túng thiếu của bản thân, gia đình. Nhà thơ hay châm biếm, cười cợt này không phải lúc nào cũng châm biếm, cười cợt. Một khi để lịng mình lắng lại, tiếng thơ của ông không phải vang lên từ những cung bậc khác nhau của tiếng cười, mà từ cái âm vang sâu xa của một tâm hồn giàu cảm xúc.

Bài thơ "Thương vợ" chỉ thuật lại cuộc đời làm ăn lam lũ của bà Tú, nhưng nó khơi dậy trong lịng ta bao nhiêu là xót thương, kính trọng, khơng phải riêng đối với bản thân bà Tú, mà đối với cả một thế hệ phụ nữ ngày xưa, giàu yêu thương và chịu khó làm lụng, chắt chiu để nuôi chồng nuôi con! Sức truyền cảm của bài thơ trước hết là sự xúc động chân thành của bản thân tác giả. Thật hiếm có bài thơ Đường luật nào cho ta biết được nhiều chi tiết chân thực, sinh động đến thế! Hình ảnh bà Tú trong bài thơ khơng phải là hình ảnh một con người chung chung, con người mn thủa, mà là hình ảnh một con người rất chân thực, rất cụ thể:

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo xèo mặt nước buổi đị đơng.

(Thương vợ - Tú Xương)

Trong bài "Nhớ bạn phương trời", nhà thơ viết về tình cảm nhớ thương đằm thắm của mình đối với nhà cách mạng Phan Bội Châu, cũng có rất nhiều chi tiết chân thực như vậy, nhưng ở đây là sự miêu tả nội tâm, cho nên mặc dù có những điểm giống bài thơ trên, cái độc đáo của nó là sự ép chặt cảm xúc cho lắng lại trong bề sâu, làm cho nó có thứ nóng nung của lửa vùi trong trấu:

Ta nhớ người xưa cách núi sông, Người xa, xa lắm, nhớ ta không?

(Nhớ bạn phương trời - Tú Xương)

Nhớ người khác và nói lên sự nhớ là thường tình. Nhưng phải nhớ da diết, sâu sắc, mới lo người ta có nhớ đến mình hay khơng. Và nhớ thương lắm nên mới thấy xa cách lắm. Hai câu tiếp theo là một cảm xúc rất thật và nội tâm:

Sao đương vui vẻ ra buồn bã, Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.

(Nhớ bạn phương trời - Tú Xương) Và bốn câu tiếp theo, mạch thơ phát triển một cách ào ạt cho đến tận cùng:

Lúc nhớ nhớ cũng trong mộng tưởng, Nỗi riêng, riêng đến cả tình chung. Tương tư lọ phải là trai gái,

Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng...

(Nhớ bạn phương trời - Tú Xương)

Xuất phát từ tình cảm sâu sắc như vậy, nhà thơ dường như phát hiện ra một chân lý mới mẻ: “Tương tư lọ phải là trai gái”. Và bài thơ vốn là sự biểu hiện của tâm trạng, đến kết thúc lại dùng một câu thơ miêu tả:“Một ngọn đèn xanh trống điểm

thùng”. Nhưng miêu tả ở đây không làm vỡ nét hài hịa chung của bài thơ, mà thơng

qua khách thể để biểu hiện tâm trạng. Cả bài thơ là một khối hoàn chỉnh thống nhất. Trong bài thơ "Sơng lấp" chỉ có bốn câu thơ lục bát:

Sông kia rày đã lên đồng,

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngơ khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình cịn tưởng tiếng ai gọi đị.

Cảm hứng của nhà thơ bắt nguồn từ sự thay đổi của thành phố Nam Định. Sơng Vị Hồng ngày xưa chạy quanh thành phố, cửa sông là một cửa khẩu khá tấp nập. Sau này khi thực dân Pháp chiếm nước ta, mở cảng Hải Phịng thì cửa khẩu Nam Định khơng dùng nữa. Sơng Vị Hồng khơng được đào vét nên phù sa bồi lấp thành bãi, người ta xây nhà trồng trọt trên đó. Hai câu đầu của bài thơ là hai câu tả thực, nhưng âm hưởng của nó thì rõ ràng khơng phải bắt nguồn từ sự biến đổi của một dịng sơng thành một cánh đồng. Bởi vì một dịng sơng ngày xưa nay trở thành cánh đồng, “chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngơ khoai”, thì về ý nghĩa tâm lý, cũng như ý nghĩa thẩm mĩ, khơng có cái gì có thể gợi lên cảm xúc buồn được. Nhưng âm hưởng câu thơ vẫn buồn, là bởi vì sự thay đổi của dịng sơng ở đây gắn liền với sự thay đổi của đất nước, cái buồn khơng phải mất một dịng sơng mà buồn vì mất một Tổ quốc. Bài thơ bắt nguồn từ một hiện thực nhỏ bé, nhờ cảm xúc yêu nước mà tầm tư tưởng của nó được mở rộng. Hình ảnh con sơng Lấp vốn là một hiện tượng hiện thực, trong bài thơ trở thành một biểu tượng, có tính cách tượng trưng.

Có thể khẳng định rằng giọng điệu trữ tình đã có ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ dòng thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w