Không gian sinh hoạt

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 79 - 82)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

2. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong

2.3. Không gian và thời gian

2.3.1.2. Không gian sinh hoạt

Cùng với không gian tâm trạng, không gian sinh hoạt đánh dấu sự cách tân về không gian nghệ thuật trên con đường chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống của Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Với hoàn cảnh sống khác nhau, Nguyễn Khuyến đã đưa vào thơ mình một khơng gian sinh hoạt của làng quê và trong thơ Tú Xương là không gian sinh hoạt của thành thị.

Không gian sinh hoạt của làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến là một không gian đầy màu sắc ánh sáng. Nhà thơ cảm thức không gian qua các giác quan của một trí tuệ sắc sảo và tâm hồn nghệ sĩ tinh tế. Vì thế mà khơng gian sinh hoạt trong thơ ông như một bức hoạ đồng quê tràn đầy màu sắc và ánh sáng.

Nguyễn Khuyến thường phết lên không gian cảnh vật những gam màu lạnh và nhạt:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái.

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

Đây là màu sắc vàng. Màu lạnh và nhạt thường thấy trong tranh thuỷ mặc. Màu cảm xúc mơ màng và nhuốm tính điệu bâng khuâng man mác.

Nước biếc trơng như tầng khói phủ.

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến) Hay:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt.

(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)

Ngõ trước vườn sau um những cỏ, Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê.

(Vườn Bùi chốn cũ - Nguyễn Khuyến)

Có khi bức tranh linh hoạt đổi màu từ sáng đến tối hoặc nửa sáng nửa tối gây cảm giác mơ hồ, nhưng lột tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn nhà thơ. Tâm hồn nhà thơ như chông chênh giữa đôi bờ hư thực:

“Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh ánh trăng loe.

(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)

Giữa gam màu nhạt ánh sáng u trầm, nhà thơ chen ngang, điểm vào nét loè loẹt, đậm sáng khiến bức tranh linh hoạt, có hồn nhưng ý nghĩa nghệ thuật là gây cảm giác nỗi buồn lan thấm vào cảnh vật. Đó là chiếc lá vàng thu, ánh trăng loe, đóm lập loè trong những bài thơ thu:

Làn ao lóng lánh ánh trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)

Bức tranh thêm màu sắc xa xơi, huyền ảo. Có khi ánh sáng và màu sắc lung linh đầy ấn tượng:

Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng, Con thuyền len lỏi bóng trăng trơi.

(Nước lụt - Nguyến Khuyến)

Nếu như không gian sinh hoạt trong thơ Nguyễn Khuyến là không gian làng quê thì khơng gian sinh hoạt trong thơ Tú Xương chủ yếu là khơng gian thành thị. Đó là khơng gian của “phố phường chật hẹp người đông đúc” (Năm mới chúc nhau). Câu thơ của Tú Xương đã khái quát chính xác kiểu khơng gian cơ bản mang tính hiện thực sâu sắc nhất và cũng thể hiện rõ nét đặc trưng nhất trong cảm quan về không gian của Tú Xương. Qua thống kê cho thấy có tới 18/134 tác phẩm thơ Nơm của ông thể hiện kiểu không gian này. Nguyễn Tuân đã nhận xét: “Đọc thơ Tú Xương thấy

bật lên một địa phương: Về địa lý cả nước ta được phản ánh vào phú và thơ Tú Xương, hình như cũng chỉ thấy một địa phương mà thôi. Ấy là vùng Nam Định, trong thơ Tú Xương chỉ rặt có cảnh Nam Định, lời Nam Định, người Nam Định” [23,190].

Nam Định như một vùng miền mặc định trong thơ Tú Xương. Không gian phố phường ấy phản ánh không gian đô thị buổi đầu của chế độ thuộc địa. Giường như ở đâu ta cũng bắt gặp những phố: nào là phố Hàng Nâu “Ở phố Hàng Nâu có phỗng

sành”; nào là phố Hàng Song “Ở phố Hàng Song thật lắm quan”; rồi hàng Sắt “Qua đình Hàng Sắt đến nhà ông”; Hàng Thao“Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu”...Trên đó tồn tại giày đặc bọn quan to lại bé, bạn xu thời hãnh tiến. Đặc điểm

hẹp này vừa là do cái chật hẹp của phố xá vừa là do mật độ dày đặc của đối tượng sống trên đó (tức chỉ bọn quan lại). Người ta có thể dễ nhận thấy đó là sự phản ánh chân thực của không gian thành Nam (Nam Định) trong buổi đầu của chế độ thực dân nửa phong kiến. Nhân vật trữ tình (hình tượng tác giả) và thế giới nhân vật khách thể trong thơ Tú Xương dường như sống chủ yếu hoặc vất vưởng hoặc chen chúc trong không gian thành Nam này.

Cũng trong không gian chật hẹp này xuất hiện nhiều kiểu không gian khác: Không gian trường thi:

Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Tú Xương) Khơng gian nhà chùa:

... Một thằng trọc lóc ngồi khua mõ, Hai ả tròn xoe đứng múa bơng. Thấp thống bên đèn lên bóng cậu, Thướt tha dưới án ngt sư ơng. Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng,

“Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng”.

(Ơng sư và mấy ả lên đồng - Tú Xương)

Loại không gian này xuất hiện khá nhiều trong thơ Tú Xương (Sư ở chùa; Vay sư khơng được; Ơng sư và mấy ả lên đồng; Con gái đi tu...). Xưa nay đền chùa là những không gian thanh tịnh, thiêng liêng, trong sáng và nên thơ, nhưng không gian đền chùa trong thơ Tú Xương lại hoàn toàn trái lại. Người ta lợi dụng tín ngưỡng để làm những trị nhố nhăng. Đáng lẽ sư phải ngồi tụng kinh nơi Tam Bảo thờ phật thì sư lại ngồi “khua mõ” hát thay cung văn ở điện thờ của ơng hồng bà chúa để làm nhạc đệm cho mấy ả múa may, nhảy nhót, đóng vai các bóng cậu, đồng cơ. Đóng vai gì thì đóng nhưng cốt yếu là đầu mày cuối mắt thầm trộm tỏ tình sư. Cịn gì tơn nghiêm ở chốn hương khói này nữa! Cái khơng gian ấy thật chật chội bởi sự xuất hiện quá nhiều những loại ông sư không diệt dục, những me Tây, những bọn con buôn, những ả lên đồng... không gian này đã mất hết thanh tịnh, thiêng liêng bởi bọn người nói trên. Khơng gian ấy càng phản ánh sự thống nhất trong cảm quan về không gian tồn tại của thế giới nhân vật - những con người trong buổi đầu thuộc địa.

Ngồi kiểu khơng gian trên, trong thơ Tú Xương cịn có kiểu khơng gian khác mang đậm chất trữ tình. Đấy là khơng gian sinh hoạt gia đình. Nếu như Nguyễn Khuyến từng có kiểu khơng gian đặc trưng, khơng gian làng quê thanh tịnh, vắng vẻ với những “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”, với “Năm gian nhà cỏ thấp le te”, thì Tú Xương cũng có một khơng gian gia đình giản dị và nên thơ:

Nhà lá ba gian lợp lá gồi, Trên dịng sơng Vị tựa non Cơi.

(Mừng chú làm nhà - Tú Xương)

Dịng sơng, con đị q hương in rõ trong những áng thơ trữ tình, cái khơng gian mà nơi ấy người bạn đời của nhà thơ miệt mài với gánh nặng cơm áo lo cho chồng

con “Quanh năm buôn bán ở mom sông”, họ nghèo: “Quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ” nhưng vẫn: “Cơm hai bữa: Cá kho rau muống - Quà một chiều: Khoai lang lúa ngô” (Phú thầy đồ dạy học II); “Một ngọn đèn xanh mấy quyển vàng - Bốn con làm lính bố làm quan” (Quan tại gia). Ở đây có một ơng “Quan tại gia” đầy lạc

quan, yêu đời khi được sống trong mái ấm gia đình, có một bà vợ lo lắng cho chồng, sốt sắng cho chồng và những đứa con rất đỗi hồn nhiên “làm lính” tội nghiệp và đáng thương vô cùng! Họ sống trong một mái tranh nghèo nhưng ấm áp tình người.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w