Mặc cảm về con người có lỗi

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 56 - 61)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

1.3. Con người mặc cảm

1.3.2. Mặc cảm về con người có lỗi

Các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương thể hiện cái nhìn của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống. Con người này khi thể hiện ra với đời thường bằng tiếng cười tự trào, khi cịn một mình đối diện với mình thì chất chứa ưu tư, dằn vặt. Và đến cuối cuộc đời, ám ảnh mặc cảm về con người có lỗi vẫn khơng sao khỏa lấp được, đeo bám đến khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng.

Nguyễn Khuyến không tham gia phong trào Cần Vương nhưng cũng không ở lại làm quan. Ông chọn một thái độ thứ ba: từ quan về quê. Sự lựa chọn này cho thấy thái độ không hợp tác với giặc. Và không hợp tác với giặc đã là yêu nước, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn có mặc cảm tội lỗi.

Suốt cuộc đời Nguyễn Khuyến luôn tâm niệm với một thái độ sống: "Sống

không để tiếng đời ta thán" (Di chúc văn - Nguyễn Khuyến). Ơng ln lo sợ mọi

người khơng hiểu và coi thường mình. Khi chọn trở về, Nguyễn Khuyến ln gánh chịu một gánh nặng tinh thần khơng thể rảnh rang. Ơng mặc cảm về trách nhiệm, về bổn phận của bản thân. Ông cảm thấy mình là người có lỗi: với gia đình vợ con, đặc biệt là có lỗi với quê hương, đất nước. Điều này là cơ sở để chúng ta lý giải được vì sao buồn là âm hưởng xuyên suốt những bài thơ sau khi về Yên Đổ của Nguyễn Khuyến.

Tiêu biểu là chùm thơ Thu được nhà thơ sáng tác vào cuối thế kỉ XIX. Khi ấy, nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến cáo quan về quê Bình Lục - Hà Nam. Ơng mang nỗi đau lớn của một con người hiển danh khoa bảng vào bậc nhất (Tam Nguyên - ba lần đỗ đầu cả thi Hương, thi Hội và thi Đình) nhưng trở thành kẻ bất lực, vô nghĩa trước thời cuộc. Ba bài thơ Thu khắc hoạ thấm thía nỗi đau, nỗi mặc cảm về con người có lỗi của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

Trước hết là nỗi đau cô độc. Nỗi đau này hiện diện ở nhiều hình ảnh. Đó là chiếc thuyền, căn nhà, cái ngõ...

- Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. - Năm gian nhà cỏ thấp le te.

- Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. - Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

(Nguyễn Khuyến)

Chỉ có một con thuyền, năm gian nhà. "Một"- đây là số từ chỉ sự duy nhất - con thuyền đã nhỏ bé cịn nổi đơn độc! "Năm" - tưởng có số lượng nhiều, nhưng lại vẫn chỉ là của một ngôi nhà nhỏ! Một con thuyền, một cái nhà là không gian của cá nhân. Thế giới đồng loại của con người được Nguyễn Khuyến mở rộng tới ngõ. Nhưng "ngõ" lúc thì chỉ đặc một màu tối, lúc thì vắng teo! Tức là vắng tanh, vắng ngắt, khơng có lấy một bóng người. Hình ảnh thơ có sự thay đổi việc diễn tả thế giới con người. Từ "một chiếc thuyền câu", "năm gian nhà cỏ" - đồng nghĩa với việc có một người ngồi câu trên ao, có một người sống trong căn nhà, không gian mở rộng hơn với "ngõ" - lối của nhiều người lại qua, nhưng số "một", số "năm" đến đây đã chuyển sang "vắng teo". Thế là sự trống vắng đã ở mức tuyệt đối! Nó đẩy con người trên một cái ao, một cái nhà vào sự đơn độc với hiện tại.

Điều đáng nói thêm, trúc trong văn chương trung đại là hình ảnh ước lệ tượng trưng cho bậc quân tử. Ngõ trúc vắng khách nghĩa là thế giới quân tử anh hùng cũng khơng cịn một ai. Có thể khẳng định như vậy. Vì lẽ, những hình ảnh ước lệ tùng, cúc, trúc, mai vốn rất xanh tươi, khoẻ khoắn, đẹp đẽ trong thơ Nguyễn Trãi lại đều trở thành ảm đạm, mơ hồ trong thơ Nguyễn Khuyến. Trúc trong thơ Nguyễn Khuyến nào vắng teo (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo), nào lơ phơ (Cần trúc lơ phơ gió hắt

hiu). Nó khiến người ta liên tưởng đến những bậc qn tử lay lắt khơng cịn nhuệ khí,

khơng cịn khí chất "qn tử cố cùng"! Cơ đơn với hiện tại, nhân vật trữ tình tìm đến việc kết nối với quá khứ ở bài "Thu vịnh". Song:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

Vậy là chẳng thể tri kỉ với người xưa! Nghĩa là chẳng thể tìm kiếm sự tương giao giữa cả hiện tại lẫn quá khứ. Hình ảnh con người đã bị đẩy lên đến mức cơ đơn tuyệt đối. Chỉ cịn cách mượn rượu giải sầu, nhưng trớ trêu thay:

Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy, Độ năm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)

Cơ đơn, thảm thương nhất là hình ảnh con người thu mình trên cái thuyền bé ở cái ao nhỏ:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)

Hình ảnh này khiến ta liên tưởng đến điển tích Lã Vọng câu cá. Nhưng tương phản, trái ngược hoàn toàn về chất. Thời thế đảo điên, Khương Tử Nha - Lã Vọng về sống ẩn dật nơi thác sâu rừng thẳm. Tuy nhiên, ơng đốn định, nắm chắc thời thế, biết rõ thời vận. Vì thế, ơng ngày ngày ra câu cá ở bờ sông Vị chờ thời cơ để lập nghiệp lớn. Lưỡi câu của ơng thẳng, khơng có mồi vì ơng khơng câu cá mà đi "câu" minh chủ, công hầu, khanh tướng. Quả nhiên, ông đã "câu" được Cơ Xương. Về sau với tài an bang trị quốc bình thiên hạ, Khương Tử Nha đã lập nhiều cơng lao hiển hách trong công cuộc phạt Trụ, lập ra triều đại nhà Chu, và ông được phong hầu ở đất Tề, tức là Tề Thái Cơng sau này. Đó là một điển tích hết sức hào hùng, to lớn về một Khương

Tử Nha kiên nhẫn để đợi thời cơ, làm nên sự nghiệp lớn khiến cho hậu thế ai cũng phải tơn kính.

Bậc Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng ở ẩn và ngồi câu. Nhưng là câu trong mùa thu lá vàng - tức là lúc thời tàn, đời tàn mà cuộc đời thì hạn hẹp như ao tù nước đọng; câu trong sự vô vọng bởi đơn độc; câu trong sự bi quan vì khơng biết thời thế sẽ đi đâu về đâu (như mây trôi trên trời xanh; bèo nổi dưới mặt nước); câu trong sự khoanh tay bó gối như ý thức rõ về sự bất tài, vô dụng của bản thân (tựa gối ơm cần)... Có thể nói đó là hình ảnh kết lại những nỗi đau đớn khôn nguôi của một bậc trí thức bất lực trước thực tế và khơng đốn định được tương lai của thời cuộc. Cịn đâu khí phách của nhân vật chính nhân quân tử trong văn học trung đại nữa ! Khơng cịn nữa tư thế: Hồnh sóc giang san cáp kỉ thu (Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông đã mấy thu - Phạm Ngũ Lão). Và khơng cịn cái khí thế:

Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sơng.

(Nguyễn Cơng Trứ)

Chí cùng lực kiệt, Tam Nguyên Yên Đổ tìm đến cảnh: cảnh buồn bã ảm đạm; tìm đến rượu: rượu chẳng thể giải sầu, tìm đến người: vắng teo, hiu hắt; tìm cố nhân lại thẹn với người xưa. Thế là khơng có ai làm bạn. Nhìn lại về mình thì thấy mình đã như chiếc lá vàng rơi giữa đời, giữa thời cuộc... Tất cả khiến Tam Nguyên Yên Đổ đau đớn đến tê dại. Ơng nhìn hoa mà tưởng hoa năm ngối, nghe tiếng chim kêu trên trời mà tự hỏi:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngối, Một tiếng trên khơng ngỗng nước nào?

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

Bởi lẽ, cái thời đẹp đẽ của cả bản thân và đất nước đã thuộc về quá khứ. Nay là cảnh đen tối của một đất nước nơ lệ, lầm than. Ngỗng nước nào? Vì mọi vật trên đất nước này khơng cịn là của mình nữa. Trời đất đã là của giặc, cỏ cây, chim muông cũng là của giặc. Câu thơ là tiếng kêu thương thất thần của một trí thức mất nước! Là nỗi lòng của một hiền tài tự cảm thấy bất lực, có lỗi với non sơng.

Ở Tú Xương, mặc cảm về con người có lỗi là một đặc điểm của nhân vật Tú Xương trong thơ văn. Đó là một nhân vật văn học, một sáng tác nghệ thuật, một hình tượng được nhào nặn bằng nguyên liệu rút ra trong thực tế của thời đại. Đó là con người vừa luôn phản kháng lại trật tự của một chế độ thối nát, nhưng lại vừa cầu an,

bất lực và ln đau khổ vì nỗi bất lực ấy. Đó là con người chán ghét cái xã hội họ đang sống muốn thốt li ra khỏi xã hội nhưng lại sợ, khơng dám có những hành động để thốt li và đành ơm mối uất hận suốt đời. Họ cảm thấy mình đang ở trong một đêm dài mênh mông, vô tận không bao giờ sáng, bị bao vậy trong một niềm lạnh lẽo cơ đơn:

Chợt giấc trơng ra ngỡ sáng lịa, Đêm sao đêm mãi thế ru mà ? Lạnh lùng bốn bể, ba phần tuyết, Xao xác năm canh một tiếng gà...

(Đêm dài - Tú Xương)

Họ mặc cảm vì thấy họ sống một cuộc sống thừa, một cuộc đời vơ ích:

Bác này mới thật thái vơ tích Sáng vác ô đi, tối vác về.

(Vơ tích - Tú Xương)

Là một đấng nam nhi, đáng lẽ ra trong gia đình phải là trụ cột, chăm lo, đỡ đần cho vợ con. Nhưng đây thì chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, biết nếm mùi vị của sự đời:

Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu; Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.

Quanh năm phong vận, áo hàng tàu, khăn nhiễu tím, ơ lục soạn xanh, Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giầy Gia Định bóng.

(Hỏng khoa thi Canh Tý - Tú Xương) Trong khi đó nhà lại đơng con và nghèo đến cùng cực:

Gạo cứ lệ ăn đong từng bữa, Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.

Và:

Vợ lăm le ở vú, Con tấp tểnh đi bồi.

(Than cùng - Tú Xương)

Cùng với cái nghèo, chuyện thi cử của Tú Xương cũng là một bầu tâm sự đầy bi kịch. Ông thi lần nào cũng hỏng. Và đến lần hỏng cuối đời thì Tú Xương đã cáu, đã ức, đã nản, ơng đành quy vào số mệnh:

Trách mình phận hẩm lại duyên ôi! Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi

"Kiện" trông ra "Tiệp" hỡi trời ôi!

(Hỏng thi - Tú Xương)

Tú Xương là một con người phóng khống, ăn chơi, chẳng phù hợp với hồn cảnh nghèo khó của gia đình chút nào! Cuộc đời của Tú Xương là những trang nhật ký về những lần thi hỏng, là cảnh đông con, nghèo túng... Nhưng điều đáng trân trọng ở ông là người hết mực yêu thương vợ con. Bản thân Tú Xương ln day dứt, đau buồn vì mình mà vợ con phải khổ, mình là một người có lỗi với vợ con. Càng u thương vợ con bao nhiêu ơng lại càng thấy mình là một người chồng vơ tích sự bấy nhiêu:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.

(Thương vợ - Tú Xương)

Tú Xương cũng thường băn khoăn, thao thức đối với vận mệnh của non sông đất nước. Chứng kiến cảnh đất nước bị ngoại xâm chiếm đóng, phong tục tập quán bị hủy hoại, xã hội tha hóa, đảo điên, nhà thơ rất buồn và thấy mình có lỗi vì khơng thể làm gì được!

Trời khơng chớp bể chẳng mưa nguồn, Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn!

(Đêm buồn - Tú Xương) Hay:

Kìa cái đêm nay mới gọi đêm!

Mắt giương trong bụng ngủ khơng thèm Tình này ai tỏ cho ta nhỉ ?

Tâm sự năm canh một ngọn đèn.

(Dạ hoài - Tú Xương)

Tâm sự của Tú Xương là tâm sự của một nhà tri thức Nho sĩ trong cơn vận hạn của đất nước, trong cuộc đổi thay nghịch chiều của thời cuộc vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX này, chưa tìm được hướng đi đúng đắn nhất, chân chính nhất. Do đó, họ là con người đầy bi kịch, ln cảm thấy có lỗi với đất nước, q hương. Nhưng cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều là những nhà Nho có chữ Tâm và chữ Tài đáng trân q. Chữ Tài chữ Tâm đó ln gắn bó với vận nước, vận dân, không chịu buông trôi theo kẻ thù, khơng chịu để cho dịng đời cuốn vào ô uế.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w