Trong gia đình

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 53 - 56)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

1.3. Con người mặc cảm

1.3.1.2. Trong gia đình

Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. Cha ông là người sống thanh bạch, giản dị, trọng đạo lý, tính tình hào phóng. Mẹ ơng là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ, tính đoan trang, thầm tĩnh, hịa thuận lại rất mực thương người. Cả cuộc đời cụ chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con hết mực. Có lúc, cụ phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn kiếm sống, để khuyến khích và ni chồng, con ăn học, thi cử.

Năm 1852, Nguyễn Khuyến lấy vợ, ngay năm sau địa phương có dịch thương hàn, anh khóa Thắng mắc bệnh suýt chết. Cha và em ruột, bố mẹ vợ đều qua đời trong cơn dịch bệnh khủng khiếp ấy. Gia đình anh khóa Thắng lâm vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

Tương truyền kể lại rằng: khi Nguyễn Khuyến đi thi, vợ ông phải bán thêm cái yếm để chạy đủ tiền cho chồng lên đường. Khi chồng thi đỗ ơng Nghè, vinh qui bái tổ thì bà đang cày mướn ở một đồng xa, mới chạy tắt đồng về. Thương vợ, ơng ln mặc cảm vì mình mà vợ con khổ sở, túng thiếu:

Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, Thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng,

Tất tưởi chân nam chân xiêu, Vì tớ đỡ đần trong mọi việc.

Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất va vất vưởng, Búi tóc củ hành, bng quần lá tọa,

Gật gù tay đũa tay chén,

Cùng ai kể lể chuyện trăm năm.

(Khóc vợ - Nguyễn Khuyến)

Chính nhờ lịng nhân ái bao la, chịu thương chịu khó của mẹ, của vợ đã có tác động rất lớn tới anh khoa Thắng để anh quyết tâm đi thi. Đến năm 37 tuổi (năm 1831), Nguyễn Khuyến liên tiếp đỗ đầu thi hội, thi đình.

Khi Nguyễn Khuyến từ quan trở về với quê hương đồng ruộng, vốn là một người giàu lòng yêu thương, ln dành những tình cảm đặc biệt cho q hương Hà Nam của mình nên ơng thấm thía nỗi khổ cực của những người dân quê, trong đó có bà, có mẹ và có vợ của ơng nữa!

Cịn về phần Tú Xương, trong cuộc đời của thi sĩ tài hoa này có hai mối hận lớn là: cảnh nghèo túng và nạn trượt thi. Vì hỏng thi, Tú Xương khơng chỉ bị gạt ra ngồi xã hội mà ngay trong gia đình ơng cũng trở thành “thái vơ tích”. Cuộc đời nghèo túng của gia đình cũng là dấu ấn rõ nét thể hiện con người mặc cảm trong thơ Tú Xương. Học hành, thi cử khơng đâu, bản thân khơng có nghề nghiệp, Tú Xương ln mặc cảm mình là người thừa, là người chồng vơ tích sự, là người chồng ăn bám vợ. Nói đến cái nghèo của ơng Tú, chúng ta chớ vội liên tưởng đến cảnh nghèo thanh đạm, cịn có thể chịu đựng được của con nhà Nho xưa. Không như cảnh thanh bần của Nguyễn Khuyến đã làm quan và gõ đầu trẻ, cái nghèo của Tú Xương là cái nghèo cùng cực. Cái nghèo mà trong đó tác giả phải kêu lên:

Bức sốt nhưng mình vẫn áo bơng, Tưởng rằng ốm dậy hóa ra không. Một đàn rách rới con như bố,

Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng.

(Mùa nực mặc áo bông - Tú Xương) Thêm vào cái nghèo đó là cái nạn đơng con:

Gạo cứ lệ ăn đông bữa một, Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.

(Than thân - Tú Xương) Nghèo đến độ:

Lúc túng toan lên bán cả trời

(Tự cười mình - Tú Xương) Và:

Vợ lăm le ở vú, Con tấp tểnh đi bồi.

(Than cùng - Tú Xương)

Gia cảnh ơng Tú Vị Xun cùng quẫn, nghèo khó, đơng con thì ngun nhân chính do bản thân ơng Tú mà ra cả! Vì thế ơng ln mặc cảm với “phận hẩm lại dun ơi” của mình. Thế là ơng quay ra lấy chính cái bản thân của ra làm đối tượng trào phúng. Nhà thơ ngang tàng này đã cực tả cái gia cảnh điêu tàn khốn đốn của ơng, ơng lại cịn đi thêm một bước nữa mà bóc trần cả cái con người tinh thần hư hỏng của mình:

Biết chăng? - cũng chẳng biết gì: Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đào; Biết thuốc lá, biết chè Tàu,

Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.

(Hỏi ông trời - Tú Xương)

Cái thú trác táng đó đã trở thành một thứ nghiện. Khơng có phương tiện, túng thì phải xoay, cơ hồ bán sạch, nợ đã nhiều người, vay sư chẳng được, thế là ông đành làm điều gàn dở:

Cao lâu thường ăn quỵt Nhà thổ lại chơi lường.

(Tự vịnh - Tú Xương)

Hành động đã thế, thì những điều mơ ước xấu xa trong lịng ơng cịn là một điều kinh khủng nữa: cho vợ đi ở vú, cho con đi bồi, hoặc:

Biết rày thủa bé đi làm qch,

(Than thân - Tú Xương)

Tất cả cái “thảm kịch” của Tú Xương là ở chỗ: với tất cả cái lí trí và sự cố gắng của ơng, ơng cũng khơng phân định nổi phần trách nhiệm xã hội và phần trách nhiệm cá nhân với cái chỗ xuống dốc của ông trong một khung cảnh xã hội vốn đã đổ vỡ. Và tấn bi kịch đó đã diễn ra bằng hai phương diện xử sự mâu thuẫn ở nơi ông:

- Một đằng ông đã đi tới cái mực “vơ ln lí” khi mưu cái hạnh phúc của riêng mình trên “xương máu” của vợ con, quên cả cái nhục của kẻ sĩ vong quốc.

- Một mặt ơng lại cịn có đủ sáng suốt và liêm sỉ để nhận biết cái chỗ “tác qi” của chính mình và để “trả lại sự cơng bằng” cho những người thân yêu nạn nhân của sự tác quái đó.

Ở bài "Thương vợ", trong khi ca ngợi cái công đức của người bạn trăm năm và thầm nhắc nhớ cái tệ bạc của chính mình, ơng đã thốt lên một câu chửi đổng có mn ngàn ý nghĩa:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như khơng!

(Thương vợ - Tú Xương)

Tú Xương đã rất mặc cảm về bản thân mình khơng làm trịn trách nhiệm của một người chồng, người trụ cột trong gia đình. Dẫu sao, đem bản thân mình lên bàn mổ xẻ, đặt mình vào bình diện của đám đông. Tú Xương vừa tỏ ra biết điều, vừa trượt xa cái lối ‘tự trào” còn vướng chủ quan và tự ái của Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Khuyến, lại đồng thời khơi rộng đối tượng của văn chương trào phúng tới một mức độ đáng mến phục.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w