Thời gian sự kiện

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 84 - 93)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

2. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong

2.3. Không gian và thời gian

2.3.2.2. Thời gian sự kiện

Cùng với thời gian tâm trạng, trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương cịn có mảng thời gian sự kiện. Thời gian sự kiện là chuỗi các sự kiện trong mối quan hệ liên tục trước sau, nhân quả, nó có thể được tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra. Với Nguyễn Khuyến, thời gian sự kiện này gắn với ý thức về sinh mệnh của con người. Còn với Tú Xương thời gian sự kiện chính là những trang nhật ký về thi cử.

Con người trong thơ Nguyễn Khuyến là con người quê kiểng và cũng là con người đời thường. Nhà thơ cũng khơng thốt khỏi những lo lắng của thực tại cuộc sống như những người dân quê khác:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa.

(Chốn quê - Nguyễn Khuyến)

Ở đây, thời gian trần thuật trùng với thời gian sự kiện: “Bạn bè lớp trước nay

cịn mấy - Chuyện cũ mười phần chín chẳng như” hay:

Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng,

Ngồi cửa bi bơ rủ chung thịt.

Thời gian có khi đan xen, ranh giới giữa quá khứ hiện tại và tương lai rất mơ hồ. Đấy là trường hợp bài thơ “Khóc Dương Khuê” hay “Thu ẩm”.

Khi biết tin bạn mất, Nguyễn Khuyến bàng hồng, thảng thốt, đau buồn, xót xa. Ơng hồi tưởng về những kỷ niệm của thời thanh xuân chưa thành đạt, về ấn tượng mới trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều xế bóng. Cuối cùng là nỗi đau buồn khơn tả lúc bạn đã rứt áo “ra đi”.

Nhớ từ thủa đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hơm tơi bác cùng nhau. Kính u từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời. Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo. Có khi tiếng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chèo cầm xoang. Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đơng bích điển phần trước sau.

(Khóc Dương Kh - Nguyễn Khuyến) Với Nguyễn Khuyến, sau phút giây bình tĩnh lại, cả một quãng đời thanh xuân thơ mộng, êm đẹp đầy ắp kỷ niệm về tình bạn lần lượt hiện ra cụ thể, sinh động. Nào là cả hai chuyên cần đèn sách; nào là thú vui nơi dặm khách; nào là thú vui con hát, nào là chén rượu, câu văn tương ẩm, tương đắc... Cuộc đời, tình bạn đẹp như giấc mơ tiên! Những lạc thú kể trên là của một thời, của khách làng Nho. Chẳng là cả hai ông đều là đồ đệ của Khổng Sân Trình, cùng nhau dùi mài kinh sử, mong được ghi tên vào bảng vàng bia đá và cả hai điều đậu đại khoa. Vào buổi xế bóng hai ơng đều là thượng quan trí sĩ. Hiểu như vậy để chúng ta không ngỡ ngàng về những “thú vui” trong bài "Khóc Dương Khuê".

Với mạch cảm xúc chân thành ấy, nhà thơ đưa chúng ta về những ấn tượng mới khó qn về lần gặp gỡ cuối cùng của ơng với bạn cố tri Dương Khuê trong tám câu tiếp theo:

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng chẳng dám than trời,

Bác già tôi cũng già rồi,

Biết thôi, thôi thế thì thơi mới là! Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần. Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến) Ông mừng cho bạn và cũng mừng cho mình, vì cả hai đều vượt qua mọi thử thách của thời thế và của tuổi tác đang ngả chiều xế bóng. Kỳ tái ngộ q giá biết nhường nào! Nhưng khơng ngờ: chia tay lần này lại là kỳ vĩnh biệt.

Sau khi hồi tưởng lại quá khứ đầy kỷ niệm giữa hai người, Nguyễn Khuyến quay lại diễn tả nỗi đau thương khi khơng cịn bạn nữa. Nỗi đau mất bạn hiện ra dưới nhiều cung bậc: lúc bột phát, lúc ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu. Giọng thơ chuyển sang âm điệu bi ai nuối tiếc, ray rứt băn khoăn: khi thì trách bạn “sao vội về ngay”, khi lại rằng bạn sớm lìa đời là phải, nhưng rồi lại cảm thấy hụt hẫng lớn, bèn lên tiếng hỏi vọng “Vội vàng chi đã mải lên tiên!”.

Trong bài “Thu ẩm” là cảnh một đêm thu với bóng tối sâu thẳm:

Năm gian nhà lá thấp le te, Ngõ tối đêm thâu đóm lập lịe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe, Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy, Độ năm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)

Từ màu lam nhạt của khói nước hồng hơn, vầng trăng lên cao lóe sáng trên mặt ao. Bóng trăng rung động được ghi lại một cách thần tình làm người đọc có cảm giác như cả mặt ao bỗng chốc lóe sáng và ánh sáng càng lúc càng rộng ra, lung linh hơn, làm xao động cả mặt nước. Dường như cả ánh trăng và mặt ao đã quyện thành một, vì chúng cùng phản ánh lẫn nhau, cùng làm nổi bật vẻ đẹp cho nhau. Và ở cuối bài thơ, chợt hạ xuống như một câu hỏi ngạc nhiên, vừa như một lời tâm sự kín đáo. Da trời khơng ai nhuộm mà xanh. Đúng là màu trời thu Việt Nam bao giờ cũng trong sáng

đẹp đẽ như vậy! Nhưng cịn màu mắt đỏ khoe thì có thật là “khơng ai vầy” khơng? Câu thơ như một giọt lệ còn đọng lưng tròng, giọt lệ như sương hiếm hoi của tuổi già, giọt lệ buồn đau âm ỉ và khó quên.

Thời gian sự kiện trong thơ Tú Xương thực sự là một cuốn nhật kí về thi cử. Nhà nước thì “Ba năm mở một khoa”, thi cử thì “Ba kỳ trọn vẹn thêm kỳ nữa”, “Tấp tểnh

người đi tớ cũng đi”, “Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người”,“Nghe nói khoa này sắp đổi thi”, “Phen này mồ mả nhà ta phát”, “Sơ khảo khoa này bác Cử Nhu”, “Tri huyện lâu nay giá rẻ mà”, “Ông chỉ quen phê một chữ tiền”...

Rồi cuộc sống cơm áo gạo tiền: “Cơm hai bữa”, “Quà một chiều”, “Quanh năm buôn bán”, “Bức sốt nhưng mình vẫn áo bơng”,“Hỏi vợ vợ cịn đi chạy gạo”, “Cái

khó theo nhau mãi thế thơi”, “Vay nợ lắm khi trào nước mắt - Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”... Qua các từ ngữ chỉ thời gian trên ta thấy Tú Xương là người luôn bám sát

vào mảnh đất hiện thực của mình. Ơng nhận thấy mọi sự cứ đang diễn ra, cứ tiếp diễn thành một q trình khơng dứt. Cho nên, trong thơ Tú Xương, người đọc có cảm nhận mọi sự vật, hiện tượng cứ như đang bày ra trước mắt mình. Sự vận động của thời gian dường như khó có thể thay đổi được sự vận động của các sự vật - hiện tượng.

Như vậy, từ quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương, ta thấy hai nhà thơ đã có những đóng góp quan trọng cho văn chương bằng chữ Nơm nói riêng và văn học trung đại nói chung. Quan niệm nghệ thuật về con người chịu sự qui định bởi ý thức nghệ thuật của tác giả. Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã khám phá, thể hiện hình ảnh con người với nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là con người tự trào, con người hoài niệm, ưu tư và con người mặc cảm. Ở hai nhà thơ có những điểm tương đồng nhưng cũng có những sáng tạo riêng, độc đáo.Từ quan niệm nghệ thuật về con người, các phương diện nghệ thuật khác trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương cũng được phát huy một cách có hiệu quả, khiến cho quan niệm nghệ thuật về con người trở nên gắn bó mật thiết với q trình sáng tạo, với tồn bộ các yếu tố của cấu trúc chỉnh thể nghệ thuật trong tác phẩm thơ Nôm của hai nhà thơ cuối cùng trong văn học trung đại..

KẾT LUẬN

Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những tác giả tiêu biểu của khuynh hướng văn học tố cáo hiện thực giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Sáng tác của Nguyễn Khuyến và

Tú Xương thuộc thi pháp văn học trung đại, nhưng quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của hai ông dường như đã bứt phá ra ngoài hệ thống quy phạm ấy.

Thời Nguyễn Khuyến và Tú Xương, lịch sử dân tộc đi vào một bước ngoặt nghiêm trọng. Sự xâm lược của thực dân phương Tây đã làm thay đổi tồn bộ đời sống từ nơng thôn cho đến thành thị, tác động đến trạng thái tâm lý các giai cấp trong xã hội. Văn học chia làm nhiều khuynh hướng. Từ hiệu ứng xã hội mà quan niệm nghệ thuật, thi pháp của các tác giả thời kỳ này có sự thay đổi. Với đặc thù của ngôn ngữ dân tộc, thơ Nôm dễ dàng phản ánh hiện thực cuộc sống và xây dựng các hình tượng dễ thấm sâu vào cảm quan cơng cơng chúng. Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những đại biểu xuất sắc nhất về thơ Nôm trong giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam.

Xã hội biến loạn, hệ tư tưởng nhân sinh quan sụp đổ. Nguyễn Khuyến và Tú Xương nhận thấy sự trống rỗng, vô nghĩa, sự lỗi thời của giai cấp mà mình đang đại diện. Họ đem bản thân mình ra làm đối tượng để cười. Con người tự trào là biểu hiện bề nổi ở cái nhìn về con người trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Con người tự trào ấy tự hài hước, tự bơi nhọ mình từ chân dung cho đến tính cách, từ lối sống cho đến vai trò của bản thân trước xã hội. Con người tự trào qua tiếng cười còn khẳng định nhân cách, tài năng, niềm tin của mình với cuộc đời. Tự trào chính là một cách giải thốt cho Tú Xương và là ý thức phản tỉnh của Nguyễn Khuyến.

Là những nhà Nho, nhưng chưa đủ dũng khí để “đầu bút tịng nhung”, trong lịng Nguyễn Khuyến và Tú Xương ln chất chứa một nỗi niềm ưu tư về đất nước và bổn phận. Đó chính là những nỗi lịng của những người dân yêu nước mà không biết và khơng thể làm được gì cho dân tộc. Họ bơ vơ và bế tắc với màn đêm của dân tộc, chỉ biết hồi niệm về những gì đã qua, biết tưởng nhớ tới những anh hùng. Họ xót xa cho đạo học của nước nhà đang buổi tàn cục mà họ vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân.

Tú Xương lận đận trên con đường thi cử, xã hội đương thời lại chỉ có một con đường cho thi sĩ tiến thân, cho nên cả cuộc đời Tú Xương là bi kịch của con người thừa. Bị xã hội gạt ra ngồi khơng một con đường tiến thân, không một nghề nghiệp nuôi thân, và phải “ăn bám vợ”, Tú Xương thành ra mặc cảm. Khác với Tú Xương là người mang mặc cảm với gia đình, Nguyễn Khuyến đậu cao, làm lớn, nhưng khi đất nước lâm nguy lại lựa chọn cho mình con đường thối lui để bảo tồn danh tiết. Hành động này đã làm cho Tam Nguyên Yên Đổ đến cuối đời vẫn day dứt với mặc cảm có lỗi với cuộc đời, với dân và với nước. Giải tỏa mặc cảm, Nguyễn Khuyến và Tú

Xương thành nhà thơ trào phúng, ôm nỗi mặc cảm vào lịng, hai ơng thành con người ưu tư. Do đó trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến và Tú Xương có con người tự trào, có con người hồi niệm, ưu tư và có cả con người mặc cảm.

Yếu tố ngơn ngữ, giọng điệu góp phần làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Về ngơn ngữ, có hai bình diện tiêu biểu nhất là nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng và nghệ thuật sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ. Giọng điệu trữ tình thích hợp trong việc thể hiện con người ưu tư, mặc cảm. Giọng điệu trào phúng là dấu ấn nổi bật, với cách vận dụng riêng tạo nên phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ.

Cái nhìn về con người trong thơ Nơm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương được đặt trong mối liên hệ với hai kiểu không gian: không gian tâm trạng và không gian sinh hoạt; hai kiểu thời gian: thời gian tâm trạng và thời gian sự kiện. Với sự nhận thức thế giới độc đáo và sáng tạo góp phần biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ hai ông.

Văn học luôn vận động trên cơ sở kế thừa và cách tân. Sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương vừa mang đặc trưng thi pháp văn học trung đại đồng thời có những nét riêng tạo nên phong cách cá nhân nhà văn. Qua quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương giúp chúng ta hiểu hơn nỗi lòng, tâm sự của nhà thơ cũng như của cả một tầng lớp nhà Nho trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 2. Nguyễn Minh Châu toàn tập, NXB Văn học, 2006.

3. Nguyễn Minh Châu. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1983.

4. Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn; NXB Văn học, Hà Nội, 2003. 5. Nguyễn Du. Truyện Kiều; NXB Giáo dục, 1996.

6. Hà Minh Đức. Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

7. Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn). Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ

thuật. NXB văn hóa thơng tin. Hà Nội 2001.

8. Nguyễn Đăng Mạnh. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn; NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.

9. Nguyễn Khuyến. Thơ Nguyễn Khuyến; NXB Văn học, Hà Nội, 2016. 10. Đinh Trọng Lạc. Phong cách học tiếng Việt; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

11. Tôn Phương Lan. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu; NXB khoa học xã hội, Hà Nội 2002.

12. Phương Lựu (chủ biên). Lý luận văn học tập 2; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987. 13. Phương Lựu. Lí luận văn học; NXB Giáo dục,1996.

14. Phương Lựu (chủ biên). Lý luận văn học - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

15. Nguyễn Đăng Mạnh. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn; NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.

16. Nhiều tác giả. Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

17. Nhiều tác giả. Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập 1; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.

18. Nhiều tác giả. SGK - SGV lớp 8; NXB giáo dục, Hà Nội, 2010 19. Nhiều tác giả. SGK - SGV lớp 12; NXB giáo dục, Hà Nội, 2010

20. Nhiều tác giả. Từ điển thuật ngữ Văn học; NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009. 21. Nhiều tác giả. Giảng văn Văn học Việt Nam; NXB Giáo dục, 2001. 22. Nhiều tác giả. Nguyễn Khuyến - về tác giả và tác phẩm; NXBGD 2003. 23. Nhiều tác giả. Trần Tế Xương - về tác giả và tác phẩm; NXBGD 2001. 24. Hoàng Phê (chủ biên) Từ điển Tiếng Việt; NXB Đà Nẵng, 2009.

25. Tú Xương. Thơ Tú Xương. NXB Văn học, Hà Nội, 2017.

26. Trần Đình Sử. Giáo trình Thi pháp học; NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

27. Trần Đình Sử. Giáo trình lý luận văn học tập I; NXB Đại học Sư phạm, 2005.

28. Trần Đình Sử (chủ biên). Giáo trình lý luận văn học tập II; NXB Đại học Sư phạm 2005.

PHỤ LỤC

ST T

Tên tác phẩm STT Tên tác phẩm

1 Trở về vườn cũ 22 Thầy đồ ve gái góa

2 Tự trào 23 Ngày xuân gửi cho bạn

3 Tự thuật 24 Hỏi thăm quan tuần mất cướp 4 Ngày xuân dặn các con 25 Tặng đốc học Hà Nam

5 Lên lão 26 Đĩ Cầu Nơm

6 Ơng phỗng đá 27 Hội Tây

7 Lời gái góa 28 Cuốc kêu cảm hứng

8 Anh giả điếc 29 Chốn quê

9 Mẹ Mốc 30 Nước lụt Hà Nam

10 Vịnh tiến sĩ giấy kỳ I 31 Lụt, chèo thuyền đi chơi 11 Vịnh tiến sĩ giấy kỳ II 32 Bạn đến chơi nhà

12 Lời vợ anh phường chèo 33 Lụt hỏi thăm bạn

13 Bồ tiên thi 34 Khóc Dương Khuê

14 Nhớ cảnh chùa Đọi 35 Kiều bán mình

15 Chợ Đồng 36 Tạ lại người cho hoa trà 16 Chơi chợ trời Hương Tích 37 Vịnh sư

17 Than mùa hè 38 Ngẫu hứng

18 Vịnh mùa hè 39 Cảm hứng

19 Thu vịnh 40 Cáo quan về ở nhà

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w