Trên con đường thi cử và làm quan

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 45 - 53)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

1.3. Con người mặc cảm

1.3.1.1. Trên con đường thi cử và làm quan

Đối với Tú Xương chuyện thi cử là cả một bầu tâm sự đầy bi kịch. Cuộc đời Tú Xương, nói đến sự thi có nghĩa là sự hỏng. Rơi vào hồn cảnh ấy ắt hẳn khơng tránh khỏi sự mặc cảm về bản thân.

Năm 1885, khi đất nước đã hoàn tồn mất, khi làn sóng Cần Vương đã tràn dâng mãnh liệt trên đất Bắc, khi ông Tam Nguyên Yên Đổ bất mãn với thời cuộc, đã từ quan về ở ẩn, thì lại chính là lúc Tú Xương bắt đầu lều chõng đi thi. Cũng đã có khơng ít người “may mắn” “thành đạt”, để rồi ra làm quan, lên xe xuống ngựa. Nhưng riêng Tú Xương thì chẳng may mắn chút nào:

Trách mình phận hẩm dun ơi: Đỗ suốt hai trường hỏng một tơi!

(Hỏng thi khoa q Mão - Tú Xương)

Trong mấy lần hỏng đầu tiên, Tú Xương cịn đùa cợt cịn “nói ngơng”, nhưng càng về sau thì lời than thở càng hằn học, càng ngậm ngùi, càng cay đắng.

Bài Phú thi hỏng, làm trong lần hỏng khoa thi Mĩ Trọng (1900) có thể xem là tiêu biểu cho tâm trạng hỏng thi của Tú Xương: một tâm trạng buồn tủi, hổ thẹn, hằn rõ trên đôi lời gượng cười yếu đuối để tự an ủi mình:

Rát hơn lửu bỏng. Hổ bút hổ nghiên, Tủi lều tủi chõng.

Nghĩ đến chữ “nam nhi đắc chí” thêm nỗi thẹn thùng: Ngẫm đến câu “quyển thổ trùng lai”, nói ra ngập ngọng. Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ

nói vậy mà thiêng. Thi là thế, sự tình là thế, hỏi chuyện cùng ai?

Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng! (Phú thi hỏng - Tú Xương)

Bài phú trên đây đã bộc lộ rõ thái độ của Tú Xương đối với thi cử. Đó là thái độ tha thiết muốn thi đậu để ra làm quan. So với Nguyễn Khuyến, Tú Xương là kẻ hậu sinh. Ơng chưa có được cái kinh nghiệm bản thân chua xót của Nguyễn Khuyến:

Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

(Ngày xuân dặn các con - Tú Xương)

Tú Xương cũng không hề có cái khẳng khái của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu đi thi, đỗ đạt là chỉ cốt chỉ tìm chút hư danh để che mắt người đời cho tiện bề hiệu triệu quốc dân, mưu đồ cứu nước. Tú Xương cũng chưa thể có cái phong độ, cái khí phách của các sĩ phu Đơng Kinh Nghĩa Thục:

Kệ thây chúng nó, thi mà chi, đỗ mà chi...

Từ chỗ thi hỏng, Tú Xương trở thành một kẻ sống bất đắc chí, bất lực, mặc cảm giữa một thành phố phồn hoa đô hội. Ơng khơng phải là loại nhà Nho có thể sống “an bần lạc đạo” mà là người có thói ăn chơi. Tú Xương đã tự cười mình:

Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè, trai giá đủ tam khoanh.

(Tự cười mình - Tú Xương)

Tú Xương là một nhà Nho ăn chơi phóng túng. Nhưng càng ham muốn ăn chơi bao nhiêu, Tú Xương càng thấm thía cái tủi nhục của mình bấy nhiêu! Thơ ca của Tú Xương sẽ là tiếng nói của một người bất mãn, đối lập với xã hội đương thời. Cái bất mãn đó bắt nguồn từ một động cơ cá nhân, một thất bại cá nhân, nhưng đâu đó, trong một chừng mực nhất định, cũng đã kết hợp được với tinh thần dân tộc. Thi hỏng, không tiến thân được bằng con đường khoa cử, Tú Xương vẫn không tiến thân bằng

con đường xấu xa nào khác. Trước sau chúng ta vẫn thấy Tú Xương là một con người trong sạch. Nhưng vì hỏng thi, Tú Xương đã bị xã hội đương thời loại ra khỏi hàng ngũ “thượng lưu” của thời đại và đẩy xuống một chỗ đứng ‘thấp kém”. Tú Xương đau khổ vì chỗ đứng đó của mình.

Tú Xương muốn trả nợ cơng danh nhưng không sao trả được. Cái tiếng tú tài chỉ là một cái danh mà khơng có phận. Suốt đời ơm chức tú tài vơ dụng, nó đã vùi lấp nhà thi sĩ vào cảnh khốn cùng. Xã hội cũ chỉ cho Tú Xương một con đường duy nhất để tiến thân và thoát cảnh nghèo là con đường khoa cử. Sau khi đỗ tú tài, Tú Xương cứ hỏng thi mãi. Đây cũng là bi kịch của các nhà Nho lúc bấy giờ. Xã hội phong kiến không phát triển kinh tế, không phát triển khoa học kỹ thuật, chỉ có một con đường tiến thân duy nhất cho học trò là thi đỗ làm quan. Dù khơng làm quan đi nữa thì cũng phải đỗ, có đỗ mới có địa vị trong xã hội chuộng người hay chữ đỗ cao. Vốn tính tự do phóng túng, cho nên Tú Xương đã “Tám khoa chưa khỏi phạm trường thi”. Nhà thơ Tản Đà cũng đã đi thi, cũng đã hỏng, cũng đã chứng kiến cảnh học trò trong trường thi chết rét, lúc hỏng cũng đã nói thánh nói tướng:

Bởi ơng hay q, ơng khơng đỗ, Khơng đỗ ơng càng tốt bộ ngông.

(Tự trào - Tản Đà)

Nhưng Tản Đà cũng có câu nói rất sâu sắc “Thiên hạ cịn thi, thiên hạ cịn có người

thi hỏng”. Mà thi hỏng là cái khổ nhục của người đi thi trong xã hội lúc bấy giờ: Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng

(Phú thi hỏng - Tú Xương)

Thời đại bây giờ, ta cứ học cho tốt, hỏng thì cịn có nhiều ngành nhiều nghề, ngành nào cũng được xã hội q trọng đều có tương lai, đều có thể trở thành anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến. Còn ngày trước anh học trị chỉ có một cái cửa chật: thi cử. Nếu thi hỏng, theo Tú Xương thì chỉ cịn làm “Thầy đồ, thầy

đạc, dạy học, dạy hành - Vài quyển sách nát, mấy thằng trẻ ranh”(Phú thầy đồ), đi

chu du tha phương cầu thực, làm kiêm nghề thuốc, nghề thầy bói, nghề phù thủy... cũng chưa đủ ăn! Bởi xã hội đó khơng có nghề thực dụng. Cho nên Tản Đà, Tú Xương mới ghê cái sự thi hỏng đến thế! Tú Xương mới “Đau quá đòn hằn, rát hơn

lửa bỏng”(Phú thi hỏng). Trước khi đi thi hai vợ chồng thầy đồ Tú còn hăm hăm, hở

hở:

Cơ mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng. Sáng đi lễ phật, cịn kỳ này thi nữa là xong;

Đêm dậy vái trời qua mồng 4 mồng 5 cho chóng.

Lúc đi thi thì Tú Xương nhân chữ “thi” mà có hai bài thơ vắt vần “i” đến nẫu ruột:

Tập tễnh người đi tớ cũng đi Cũng lều cũng chõng cũng đi thi Tiễn chân cô mất hai đồng chẵn Sờ bụng thầy khơng một chữ gì.

(Đi thi - Tú Xương) Cịn thi rồi bị hỏng thì:

Bụng buồn cịn muốn nói năng chi, Đệ nhất buồn là cái hỏng thi.

Một việc văn chương thơi cũng nhảm, Trăm năm thân thế có ra gì.

(Buồn thi hỏng - Tú Xương)

Trong khi chờ bảng, đã thấp thỏm ngờ mình chẳng đỗ đâu. Cịn có đường nào nữa! Hỏng thi đi biệt thôi cho mất tăm mất tích, mặt mũi nào mà nhìn bạn bè bà con làng nước. Nhớ lấy ngày tôi đi đặng mà cúng tôi, coi như tôi chết cái hôm ra đi, đây là trăng trối của tôi:

Ngày mai tớ hỏng tớ đi ngay Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày ... Sách đèn phó mặc đàn con trẻ

Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày.

(Hễ mai tớ hỏng - Tú Xương) Lại một bài hỏng thi:

Trách mình phận hẩm lại dun ơi Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi. “Tế” đổi làm “Cao” mà chó thế! “Kiện” trơng ra “Tiệp”, hỡi trời ơi!

(Hỏng thi khoa Quí Mão - Tú Xương)

Đã đổi tên Trần Tế Xương ra Trần Cao Xương rồi, tưởng là để khỏi xúi quẩy nữa, mà chó thế! Chỉ tai vạ ở một chữ “Kiện” trơng nhầm ra chữa “Tiệp” đến nỗi phải kêu trời!

Hỏng thi, rốt cuộc thì vợ khổ! Tú Xương đau khổ đến mức khóc khơng được thì phải đùa, ơng đã làm bài Thầy đồ dạy học:

Gần có một mụ Sinh được bốn anh Tên Uông, tên Bái Tên Bột, tên Bành

Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biến cờ mũ áo, Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè rượu cơm canh.

(Phú thầy đồ - Tú Xương)

Tú Xương đùa mà cứ tỉnh khô, bài văn tả nghiêm trang lắm, để đi đến cái kết thật bất ngờ! Thầy đồ chỉ dạy ca hát ăn chơi! Có ai thuê thầy đồ ấy cơ chứ! Buồn quá đâm uất, Tú Xương mới đùa ác như thế, ác với mình, với vợ con gia đình mình:

Chọn ngày lễ bái, mở cửa tập tành,

Thầy ngồi chễm chệ, trò đứng chung quanh. Dạy câu kiều lẩy, dạy khúc lí kinh,

Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép. Dạy những lúc cao lầu chiếu hát, ăn nói cho sành.

(Phú thầy đồ - Tú Xương)

Con đường thi cử của Nguyễn Khuyến tuy chưa đến nỗi trắc trở như Tú Xương, song cũng khơng phải hồn tồn thuận buồm xi gió. Năm 1852, Nguyễn Khuyến đi thi hương lần thứ nhất với cha nhưng không đỗ. Ba kỳ thi tiếp theo (1855, 1858, 1861), ông đều bị trượt:

Nghĩ tơi lại gớm cái mình tơi, Tuổi đã ba mươi kém một thơi... ... Bốn khoa hương thí khơng đâu cả,

Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi.

(Giễu mình chưa đỗ - Nguyễn Khuyến) Đây là những câu thơ Nguyễn Khuyến làm tức cảnh vào độ ấy. Có lúc, ơng khóa Thắng đã nản đường khoa cử, định chuyển nghề dạy học để kiếm sống và ni gia đình, thì được người bạn Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn, khuyên đến cùng học với cha mình là tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (Lý nhân, Hà Nam ngày nay). Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thối chí. Do vậy, khoa thi 1864 ơng mới đỗ đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội. Tiếp theo, Nguyễn

Khuyến thi các khóa 1865, 1868 đều bị trượt. Ơng ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, ân khoa năm 1869 lại trượt. Cho đến khoa năm 1871, mới liên tiếp đỗ đầu thi hội, thi đình khi ơng đã 37 tuổi.

Có thể nói, cho đến lúc thi đỗ ra làm quan, cuộc sống của ông Tam Nguyên làng Và này cịn có mục đích, mặc dù ơng cũng chẳng thiết tha gì lắm với việc làm quan. Nhưng tuy khơng thiết tha, ông vẫn coi đây là con đường lập thân nghiêm chỉnh, chứ hồn tồn khơng có ý nghĩ lợi dụng địa vị để vinh thân phì gia. Đấu gạo mà ơng kiếm được phải là đấu gạo trong sạch. Trong bài thơ Thu vịnh Nguyễn Khuyến đã viết:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

Ơng thẹn với Đào Tiềm vì mình chưa làm được như Đào Tiềm, bỏ quan chức mà về, mình cịn mắc míu trong cái vịng danh lợi nhơ bẩn. Thế là khi đã có thể dễ dàng lên tới đỉnh cao của vinh sủng cá nhân, nghĩa là làm đến hàng Tổng đốc, thì ơng lại xin cáo quan trở về. Bởi vì, ơng nhận ra tình thế rối ren trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn, sau đó là sự xâm lược của thực dân Pháp. Nguyễn Khuyến tự xét thấy cũng không thể nán lại thêm một ngày nào, nhưng ông lại không thể chọn con đường đầu quân chống giặc, hay ni chí đợi thời để chống giặc như nhiều sĩ phu thủa ấy. Trước mắt ơng chỉ có một lối thốt: đó là trở về với đúng nghĩa đen của hai từ đó - nghĩa là trở về với cuộc sống của một thư sinh chân yếu tay mềm hệt như khi còn mang nợ đèn sách. Khơng hề có những giấc mộng “múa kiếm dưới trăng” và cũng khơng vị xé lịng mình đến tê tái như Nguyễn Thượng Hiền khi về biệt thự Na Sơn ở ẩn. Thế nhưng ở Nguyễn Khuyến rõ ràng có chứa đựng tất cả cái mặc cảm của sự thất bại thấy mình là một con người thừa trong xã hội. Đây là một tấn bi kịch khơng có giơng bão nhưng rất chua cay và ngậm ngùi. Sau đó Nguyễn Khuyến được Hoàng Cao Khải mời đến làm gia sư để dạy con mình. Ơng khơng có cách nào từ chối, vì dạy học khơng phải việc gì xấu, mặc dù ơng thừa biết, mỗi bước chân của mình đến gần dinh Bắc Kỳ Kinh lược xứ là đã chịu bao mũi tên dư luận. Bởi vì, từ việc Hồng Cao Khải mời ông dạy học, y có thể dần dà thuyết phục ơng làm quan đến Án sát, Tuần phủ, Tổng đốc... Đối với Nguyễn Khuyến thì đây là một điều đau xót khơng biết ngỏ cùng ai, chỉ có thể tự mình gánh chịu. Nguyễn Khuyến cũng không bao giờ ‘ừ” một tiếng để thỏa mãn sự thuyết phục và chờ đợi của Hoàng Cao Khải. Trong xã hội lúc bấy giờ, Nguyễn Khuyến nhận

thức sâu sắc một điều rằng: Vua quan dưới thời Pháp thuộc cũng chỉ làm tay sai cho giặc, chỉ là những thằng hề, những ông “tiến sĩ giấy” mà thơi!

Vui chèo cịn chằng ra gì, Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

(Lời vợ anh phường chèo - Nguyễn Khuyến) Và:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai Cũng gọi ơng nghè có kém ai Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rõ mặt văn khôi Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh ấy mới hời

Ghế chéo, lọng xanh ngôi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

(Vịnh tiến sĩ giấy kỳ II - Nguyễn Khuyến) Cho nên, mặc dù Nguyễn Khuyến vốn là quan nhà Nguyễn, nhưng khi nhà Nguyễn đầu hàng thực dân, làm tay sai cho nó, thì ơng đã cáo về từ lâu rồi, cương quyết không hợp tác với thực dân đã lâu - nghĩa là khi chúng mới đến. Thái độ bất khuất ấy, phẩm chất tiết sạch giá trong ấy, ông giữ cho đến hơi thở cuối cùng. Và để từ chối làm tay sai cho thực dân, Nguyễn khuyến giả điên, giả mù, giả điếc, giả câm.

Cũng như Tú Xương lấy từ trong sự thật để sáng tạo ra nhân vật "Chú Mán", Nguyễn Khuyến lấy từ trong sự đời sáng tạo ra nhân vật "Mẹ Mốc". Vào khoảng năm 1987, ở Nam Định có một người đàn bà điên, nhưng cịn trẻ đẹp, thường ăn mặc rách rưới, mặt mũi nhem nhuốc, đi hát nghêu ngao lang thang khắp phố. Người đương thời gọi là “Mẹ Mốc”. Nghe nói người này vào hàng khá giả, gặp thời buổi loạn lạc, bị mất chồng con, nên buồn phiền mà phát dại. Nhà thơ chứng kiến, xúc động mà làm bài thơ này:

So danh giá ai bằng Mẹ Mốc,

Ngồi hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra. Tấm hồng nhan đem bơi lấm xóa nhịa, Làm thế để cho qua mắt tục.

Có nhà nghiên cứu đã chú thích hai câu đầu rằng: sắc đẹp của con người là do vẻ tự nhiên có sẵn chứ gấm vóc cũng khơng thể làm tăng vẻ đẹp của con người lên được! Nhưng hiểu đơn giản từ gốc chữ: Mẹ Mốc cuồng điên hay xé quần xé áo do thế mà ngồi cái hình hài ra, chẳng có vải vóc gì thêm cả. Thế mới cuồng chứ! Mặt khác mẹ ấy lại cịn bơi nhọ bơi lem cái mặt má hồng của mình, thế nên người ta mới đặt cho cái tên Mốc:

Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc Tâm trung thường thủ tự kiên kim

(Mẹ Mốc - Nguyễn Khuyến) Ngồi mặt chẳng cần đẹp như ngọc, trong lịng hằng giữ bền như vàng:

Nhớ chồng con mn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết.

Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết, Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ.

(Mẹ Mốc - Nguyễn Khuyến) Nguyễn Khuyến đã đảo ngược lại tất cả, từ con Mẹ Mốc điên dại cặn bã của xã hội ấy, đã phục hồi thành gương tiết trinh trắng cho đời này soi chung:

Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ, Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.

Khôn em dễ bán dại này!

(Mẹ Mốc - Nguyễn Khuyến)

Thoắt cái Mẹ Mốc đã hóa thành chính Nguyễn Khuyến! Người thì khen ơng khơn thật, cất mình ra khỏi dịng nước vẩn đục. Kẻ thì chê ơng dại q, bỏ quan to cỡ lớn mà đi về chịu cảnh “dưa khú cà thâm”! Ông cài tai ngoảnh mặt khơng đếm xỉa. Phải lịa mù, Nguyễn Khuyến cịn muốn giả điếc:

Trong thiên hạ có anh giả điếc,

Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây! .....

Sáng ra chốc, lâu lâu rồi lại điếc - Hỏi anh, anh cứ ậm à...

(Anh giả điếc - Nguyễn Khuyến)

“Anh cứ ậm à” vì anh khơng muốn trả lời! Rồi Nguyễn Khuyến cịn muốn phải câm nữa:

Khéo thay chích chích chi chi nực cười; Giang tay ngửa mặt lên trời, Hay cịn lo tính sự đời chi đây.

(Ông phỗng đá - Nguyễn Khuyến)

Cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến là người cốt cách rất vững bền bên trong cái vỏ tưởng như mềm yếu. Phỗng đá nhưng mà:

Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w