Sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 64 - 67)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

2. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong

2.1. Ngôn ngữ

2.1.2. Sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Cùng với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến và Tú Xương cũng là bậc thầy trong nghệ thuật vận dụng ngơn ngữ dân tộc. Ngơn ngữ và hình tượng trong thơ hai ơng là ngơn ngữ hình tượng của dân gian, của nhân dân dùng hàng ngày. Dù chỉ mới đọc thơ Nguyễn khuyến và Tú Xương lần đầu tiên, người ta vẫn có cảm tưởng thơ đó rất quen thuộc với mình, như mình đã được xem rồi, như đó là những câu tục ngữ, ca dao đã thuộc lòng từ thủa lên năm lên bảy:

Nào ai có tiếc ai đâu,

Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô... (Tú Xương)

Hay là:

Lấy gì đi sớm về trưa với tình. (Tú Xương) Hay là:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công? (Tú Xương) Hoặc:

Vàng mua chứa để vàng hay hết,

Chữ bán dư ăn chữ vẫn còn. (Nguyễn Khuyến)

Nguyễn Khuyến và Tú Xương đưa vào trong thơ Nôm một số lượng thành ngữ, tục ngữ, ca dao tương đối lớn. Dưới bàn tay của nhà nghệ sĩ, tiếng Việt trở thành một đạo quân đắc lực, hễ đặt chúng vào đâu là chúng có ngay một khả năng thích ứng diệu kì. Qua nghiên cứu chúng tơi nhận, hai nhà thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao khi biểu hiện quan niệm về con người hoài niệm, ưu tư và con người mặc cảm. Nguyễn Khuyến đã đưa vào thơ rất nhiều thành ngữ dân gian, đó là những “thân già da cóc”, “lừa nạc bỏ xương”, “đắp tai cài trốc”, “nước độc ma thiêng”, “rừng xanh núi đỏ”, ... được sử dụng linh hoạt còn là những khẩu ngữ của nhân dân: “rước tùng xòe”, “mỉm miệng cười”, “ngáy khị khị”, “gáy tè té te...”

Trong thơ Nơm của Nguyễn Khuyến mỗi câu tục ngữ vốn được xem là một chỉnh thể nghệ thuật rất bền vững do được cơ đặc cả về nội dung lẫn hình thức biểu diễn. Song do sức mạnh của cái “tơi” trữ tình độc đáo mà khi đi vào tác phẩm của nhà thơ, những chỉnh thể nghệ thuật đó bị giải thể cấu trúc để hòa vào tác phẩm. Hầu như khơng cịn một câu tục ngữ ca dao nào giữ được dạng nguyên thể nữa. Có khi chỉ cịn lại hai hay ba từ, có khi là sự đảo lộn trật tự hay xé lẻ và phân tán các yếu tố:

- Rõ từ những lúc tổng chưa đe. - Rượu ngon ả nọ khơn đường tránh, Hỗn đẹp nàng này khó nhẽ chê. - Vẫn tưởng có chồng như có cánh Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lơng...

(Nguyễn Khuyến) Các câu thơ trên có cơ sở từ các câu tục ngữ ca dao:

- Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. - Em là con gái đồng chinh

Em đi bán rượu qua dinh ơng nghè. - Ngựa ai buộc cửa ơng cai,

Hỗn ai mà lại đeo tai bà nghè. - Có con gây dựng cho con

(Nguyễn Khuyến)

Tuy thế, do văn cảnh chung của bài thơ, do đặc điểm liên tưởng ở người đọc mà những câu ca dao, tục ngữ trên vẫn được cảm nhận với nghĩa trọn vẹn vốn có.

Lớp ngơn ngữ lấy từ văn học dân gian trong thơ Nôm Tú Xương chiếm số lượng tuy không nhiều bằng lớp ngôn ngữ đời sống nhưng cũng đủ để lại dấu ấn đậm nét và cho thấy nhà thơ sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách hết sức tài tình.

Chẳng hạn ở bài "Thương vợ":

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo bọt nước buổi đị đơng.

(Thương vợ - Tú Xương)

Kể về nỗi vất vả quanh năm của bà Tú vì gánh nặng cơm áo chồng con, Tú Xương mượn hình ảnh "Con cị" quen thuộc trong ca dao, đưa người vợ trở về với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống: lặn lội, tần tảo, yêu chồng, thương con. Song, nếu như trong ca dao kể xi “Con cị lặn lội” thì Tú Xương đảo ngược “Lặn lội thân cị” như nhấn mạnh, xốy sâu hơn, vì thế càng tăng thêm nỗi vất vả của bà Tú, đồng thời cho thấy lịng biết ơn của ơng chồng là Tú Xương đối với vợ của mình. Hay trong bài “Tự cười mình”, Tú Xương viết:

Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.

(Tự cười mình - Tú Xương)

“Tam khoang” do thành ngữ “Tứ đốm tam khoanh”. Ở đây, Tú Xương chỉ sự lung tung, bừa bãi với ý cường điệu để chế giễu mình. Rồi có khi “Lúc túng toan lên

bàn cả trời” (Tự cười mình II) nói ngơng từ câu tục ngữ “Bán trời khơng văn tự”, ý

nói nghèo túng nhưng vẫn tỏ ra ngơng nghênh.

Trong sáng tác của Tú Xương có bài ơng viết hoàn toàn theo kết cấu của một bài ca dao:

Ước gì ta hóa ra dưa,

Để cho ai tắm nước mưa chậu đồng. Ước gì ta hóa ra hồng,

Để cho người bế người bồng trên tay.

(Hóa ra dưa - Tú Xương)

Trong nhiều bài khác, hình ảnh của ca dao kín đáo và tinh tế hơn. Những bài thơ thực sự mang phong cách cá nhân của tác giả, nhưng âm hưởng, ý vị của ca dao:

Ai ơi có nhớ ai khơng,

Trời mưa một mảnh áo bơng che đầu. Nào ai có tiếc ai đâu,

Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô? Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ, Kẻ về khóc trúc than ngơ một mình.

Non non, nước nước, tình tình, Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ.

(Áo bông che đầu - Tú Xương)

Câu thơ lục bát thật ngọt ngào! Nhà thơ sử dụng đại từ "ai" khi chỉ mình, khi chỉ người yêu, láy đi láy lại xoắn xuýt như trong ca dao, tạo ra ấn tượng đầy lưu luyến, nồng nàn. Rồi những thành ngữ "Tam Đảo, Ngũ Hồ", "Khóc trúc, than ngơ" có tính chất mơ hồ, thiếu xác định, cũng là kiểu thành ngữ thường gặp trong ca dao. Đặc biệt là hai câu cuối, ba cặp từ láy đi liền nhau, nhịp nhàng, hài hòa để hạ xuống câu kết thúc, có hai vế cân xứng, với sự láy lại có thay đổi của từ "ngơ ngẩn", "ngẩn ngơ" làm cho câu thơ trở nên dịu ngọt và đẹp tuyệt vời!

Có thể nói, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã "tâm trạng hóa" ca dao, tục ngữ, thành ngữ, làm cho ngôn ngữ dân gian mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của hai ơng. Việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ cũng rất đa dạng, linh hoạt, có khi dùng kiểu trích dẫn ngun vẹn; có khi trích dẫn bằng cách rút gọn lại còn hai ba từ. Đặc biệt, sự tài tình của hai ơng trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao là ở chỗ: mượn ý ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhưng lại diễn đạt dưới lớp vỏ ngơn ngữ của bản thân mình.Trong khuynh hướng dân tộc và dân chủ, thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã phần nào tìm về cội nguồn văn học dân gian, tiếp thu ở đó khơng chỉ nội dung mà cả hình thức biểu đạt, đem lại nhiều cảm xúc mới cho người đọc, góp phần làm nổi bật quan niệm nghệ thuật về con người của hai nhà thi nhân.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w