Hoài niệm về quá khứ

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 36 - 40)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

1.2.1. Hoài niệm về quá khứ

Là những người không trực tiếp tham gia vào các phong trào kháng Pháp, chưa đủ dũng cảm băng mình vào các cuộc đấu tranh, nhưng trước cảnh nước mất nhà tan Nguyễn Khuyến và Tú Xương không tránh khỏi những nỗi ưu phiền. Các ông lo lắng cho vận mệnh dân tộc khơng biết đi về đâu. Họ thấy mình như đang đứng trước

ngã ba của thời đại, đi tìm lý tưởng mà khơng biết lý tưởng đó là gì ? Xót xa cho hiện thực xã hội nhưng không biết hành động thế nào ? Nhà thơ đành ngậm ngùi trằn trọc, thao thức với những “tâm sự năm canh”, với những mộng tưởng, những giấc chiêm bao.

Tình hình văn học những năm cuối của thế kỷ XIX một mặt chứng tỏ cái bi kịch về chỗ dựa tinh thần, mặt khác càng chứng tỏ khả năng tồn tại đẹp nhất của văn học nếu văn học biết tìm về dân tộc, tìm nguồn sinh lực từ truyền thống muôn xưa. Về phương diện này Nguyễn Khuyến và Tú Xương cũng nổi lên như một hiện tượng độc đáo. Ưu tư, hồi niệm về q khứ, khóc thương cho nền văn hiến nghìn xưa là một đề tài, một sắc giọng có sức hấp dẫn lớn trong thơ hai ông.

Trong cảm quan Nguyễn Khuyến: Nước (Tổ quốc) trên bề mặt vật chất hiện hữu thực sự đã mất, nhưng trong chiều sâu nền tảng, linh hồn của nó làm sao có thể mất được! Và ơng có một phát hiện đáng trân trọng: Hãy còn đây - hồn nước, hãy còn đây - truyền thống xa xưa. Ông là người đầu tiên của giai đoạn này mở ra mạch thơ “gọi hồn nước” - một mạch thơ đầy cảm kích, kéo dài đến cả văn học giai đoạn sau (1900 - 1930). Cụ Tam Ngun n Đổ là người khơng hề có khái niệm về tương lai hay nói đúng hơn tương lai đối với ông là một phạm trù quá mờ mịt, mơ hồ, một phạm trù không đáng bận tâm“Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác” (Ơng phỗng đá). Thực ra đây khơng phải là thái độ vô trách nhiệm mà là một sự tự kiểm, tự ý thức rõ mình. Chính ơng là người sớm nhận ra nhất sự vô nghĩ, bất lực, “hết thời” của bản thân mình, thế hệ mình, giai tầng mình trước lịch sử. Với hiện tại là chuỗi ngày thừa, vô vị. Rất nhiều lần Nguyễn Khuyến như muốn tự dứt mình ra khỏi sự vận động của lịch sử. Cái nhìn của Nguyễn Khuyến với thực tại cơ bản là cái nhìn phủ định là vì vậy. Chỉ có q khứ và hướng về quá khứ - một phạm trù thời gian thực sự có ý nghĩa đối với ơng:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngối, Một tiếng trên khơng ngỗng nước nào.

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

Dưới ánh trăng “mấy chùm hoa trước giậu” bước vào cảnh như một nỗi gợi nhớ, nhắc nhở. Tác giả nhắc đến hoa, nhưng không phải tả cảnh nên hoa khơng có màu sắc bình thường, hoa để làm chứng cho sự chuyển động tuần hoàn của năm tháng nên hoa có màu sắc của thời gian. Giữa thực và hư khơng có ranh giới nhất định, cho nên chùm hoa trước giậu bỗng nhiên mang bóng dáng của “chùm hoa năm ngoái”. Thời gian chợt dừng lại trong suy tưởng của nhà thơ và hiện tại đột nhiên quay về quá khứ,

vì q khứ chính là nỗi hồi niệm khơn ngi trong lịng tác giả. Hoa năm ngoái là biểu tượng cho những ngày tháng cũ, là hình ảnh tươi đẹp, bình yên của đất nước khi chưa có bóng bọn thực dân xâm lược.

Hai câu thơ cùng mang mạch tư tưởng liền nhau: chùm hoa xưa gợi nhớ nỗi nhớ nước, tiếng chim kêu làm tăng thêm tâm trạng u hoài. Giữa bầu trời cao rộng, im vắng, chợt vang lên tiếng kêu thê thảm của một con ngỗng lạc bầy. Trong khoảng khắc, âm thanh dường như xé cả khơng gian rồi chìm đắm, mất hút... Cảnh lại càng cô tịch hơn, để lại trong tâm hồn nhà thơ một tiếng vang kéo dài. Ngỗng trời là loại di điểu bay xa, mỗi cuối thu, trời sắp lập đông, chim phải rời miền bắc xuôi về miền nam tránh rét. Và con chim lẻ bầy đã bay qua vùng trời Việt Nam cất tiếng kêu gọi bầy. Đó là lẽ tự nhiên, nhưng sao nhà thơ lại bỗng dưng hỏi “ngỗng nước nào?”. Câu hỏi không cần được trả lời, vì mọi câu trả lời chính xác đều khơng có ý nghĩa gì đối với tâm trạng nhà thơ hiện tại. Hỏi “ngỗng nước nào?” là cảm thấy hình như vùng trời này khơng cịn của đất nước mình nữa. Nhớ “chùm hoa năm ngối” là đau xót khi nhìn lại đất nước mình hiện tại. Tứ thơ vừa thâm trầm vừa khơng kém phần ưu tư, day dứt. Vì vậy, cảnh vật ở đây chan chứa tình người, chan chứa niềm tâm sự.

Nguyễn Khuyến thường ưu tư hoài vọng về các anh hùng cứu nước và quay về với những hoài cổ, những dĩ vãng xưa của dân tộc. Với Nguyễn Khuyến, quá khứ là thiên đường của cái đẹp một thời đã qua, là nơi mọi giá trị đã nằm lại như tấm bia chùa Giám ngày một rêu phong, là nơi những vàng son phong kiến một đi không trở lại, là nơi một đất nước văn hiến giờ chỉ cịn trong tiếng cuốc nhỏ máu thâu đêm. Ơng khơng chỉ tiếc thương, than khóc cho quá khứ mà quan trọng hơn là dùng quá khứ ấy đối lập với hiện tại, phủ định hiện tại. Càng hướng về quá khứ, thi nhân càng kiên trinh giữ tiết, càng phủ định quyết liệt hơn những gì là dơ dáy, bội phản đang trùm lên thực tại. Bằng tiếng nói của tư duy thẩm mỹ, chính Nguyễn Khuyến đã chuyển chữ “trung” (vốn dĩ là trung với vua, với triều đại phong kiến) cho truyền thống văn hóa dân tộc thay vì vua đã trở thành “trị hề”, “một tượng gỗ”. Một lòng son sắt với truyền thống, với tiền nhân, tiếng nói thủy chung trong thơ ơng càng ngày càng da diết và cũng càng bi thương hơn. Bởi vì, trong hành trình tìm về q khứ, dường như chỉ có một mình Nguyễn Khuyến.

Tú Xương cũng có những tâm sự băn khoăn trước sự biến đổi của thời thế, nỗi u hoài của một người dân mất nước. Nhận xét về thái độ của Tú Xương đối với đất nước, một nhà phê bình đã viết: “Chúng ta có thể nói quyết rằng ơng Tú Xương là

một người có chí khí, có tư tưởng quốc gia" [23; 117]. Đằng sau những lời thơ bông

đùa cười cợt, là nỗi niềm hồi cổ khơn ngi. Nam Định q hương ơng hồi đó đã biến thành một phố tư bản. Đứng trước cảnh vật đổi dời của q hương, thấy con sơng Vị Hồng bị lấp dần, nhà thơ đã lên tiếng cảm hồi:

Sơng kìa rầy đã lên đồng

Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình cịn tưởng tiếng ai gọi đị!

(Sơng lấp - Tú Xương)

Nếu như Nguyễn Khuyến nghĩ về quá khứ để đánh giá thực tại, thì Tú Xương lại nhìn thực tại để nhớ về quá khứ. Cảnh vật ngày xưa đâu cịn nữa! Bây giờ đã hồn tồn thay đổi. Con sơng Vị Hồng mạch máu của nhân dân ta đã bị thực dân Pháp lấp lại thành đồng để "làm nhà cửa", "trồng ngô khoai". Đây là một hiện thực có thật xẩy ra ở thành phố Nam Định. Một sự đổi thay bình thường, nhưng đặt trong hồn cảnh lúc bấy giờ, đất nước bị thực dân Pháp cai trị thì lại là chuyện khơng bình thường. Ở đây, Tú Xương đã khéo léo sử dụng từ "rày". Tác giả khơng nói "giờ đã" mà đã dùng "rày đã" để diễn đạt ý sâu lắng hơn. Âm diệu từ "rày" vang lên như một sự nặng nề của nỗi lịng nhà thơ. Nó có vẻ u buồn, khắc khoải! Và điệp từ "chỗ" được sử dụng trong câu thơ như nhấn mạnh hiện thực đang phơi bày ra trước mắt "chỗ, chỗ..." làm nhà thơ đau lịng. Đứng nơi đây, trước mặt là nhà cửa, ngơ khoai vậy mà nhà thơ cứ ngỡ là mình đang đứng trước dịng sơng q cũ. Tú Xương "vắng nghe", "tiếng ếch" đâu đây. Một hồi ức kỉ niệm đang hiện về trong tâm trí nhà thơ. Ơng "giật mình" khi "tưởng" đến tiếng gọi đị hơm nao... Sơng hơm nay, nhưng tác giả nhớ lại những ngày thanh bình thuở trước cho nên nghe tiếng "ếch" nhà thơ lại "tưởng" tiếng gọi đò ngày xưa. Từ "tưởng" ở đây đã diễn tả được tâm trạng của Tú Xương. Đằng sau lời thơ hoài cổ man mác ấy, lộ rõ sự lưu luyến, nuối tiếc một cái gì? Cái đó chính là cảnh cũ, người xưa là phong tục tập quán, là đạo đức văn hiến của xã hội truyền thống cũ. Nhưng sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã làm đảo lộn tất cả. Nhà thơ tỏ ra ngao ngán trước sự sa sút của ‘thuần phong mĩ tục”, của nhân tâm đạo lý ở quê hương mình:

Có đất nào như đất ấy khơng? Phố phường tiếp giáp với bờ sông. Nhà kia lỗi phép con khinh bố. Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

Keo cú người đâu như cứt sắt.

Tham lam chuyện thở những hơi đồng. Bắc Nam hỏi khắp bao nhiêu tỉnh: Có đất nào như đất ấy khơng?

(Đất Vị Hồng - Tú Xương)

“Đất Vị Hoàng” là bài thơ trào phúng độc đáo của Tú Xương. Muốn yêu quê, muốn tự hào về quê hương mà không được nữa! Nhà thơ sống trong tâm trạng đầy bị kịch. Bốn câu trong phần thực và luận là bộ tứ bình biếm họa về 4 loại người trong xã hội dở Tây dở Ta buổi đầu. Trong gia đình, con thì bất hiếu, “lỗi phép”, vợ thì “chanh chua” lăng lồn; ngồi xã hội đâu đâu cũng chỉ có hạng người “tham lam” và “keo cú” vênh váo. Đạo lý suy đồi mà nguyên nhân sâu xa làm nước mất chủ quyền, là sự tác oai tác quái của mặt trái đồng tiền. Nhà thơ vừa đau xót, vừa khinh bỉ, vừa luyến tiếc những thuần phong mỹ tục của một thời đã qua.

Hoài niệm về quá khứ, luyến tiếc những gì tốt đẹp của xã hội cũ là tâm trạng của những nhà Nho chân chính như Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Có thể hai nhà thơ chưa đủ dũng khí đi tìm đường cứu nước như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Chinh, nhưng sống trong xã hội mới (xã hội bị giặc ngoại xâm chiếm đóng) Nguyễn Khuyễn và Tú Xương ln hồi niệm về q khứ, luyến tiếc những gì tốt đẹp về thuần phong mĩ tục của dân tộc cũng là đã yêu nước rồi!

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w