Không gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 75 - 79)

1.2 .Con người hoài niệm, ưu tư

2. Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong

2.3. Không gian và thời gian

2.3.1.1. Không gian tâm trạng

Không gian tâm trạng trong thơ Nguyễn Khuyến trước hết là khơng gian vũ trụ. Như trên đã nói, con người trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tiếp nối con người vũ trụ trong thơ phương Đơng, vì thế khơng gian nghệ thuật trong thơ ông trước hết là không gian vũ trụ. Con người vũ trụ luôn đứng ở trung tâm vũ trụ với tâm thế vạn vật hồ đồng. Khơng gian vũ trụ bao bọc lấy con người và con người luôn ở giữa “Thiên phú địa tải” và tư thế con người ln là “Đình thiên lập địa”.

Con người ln hào hứng tương thông tương cảm với trời đất, với thiên nhiên, vạn vật: Chùa xưa ở lẫn cùng cây lá,

Sư cụ nằm chung với khói mây.

(Nhớ cảnh chùa Đọi - Nguyễn Khuyến)

Con người hài hoà với thế giới tạo vật, sống chung cùng tạo vật thiên nhiên. Con người trú ngụ giữa thiên nhiên và thiên nhiên che chở, sẻ chia nỗi niềm cùng con người:

Bốn cảnh phong quang cùng tuế nguyệt, Dưới đời tri kỉ mấy mươi tay.

(Nhân sinh thích chí - Nguyễn Khuyến)

Ngay cả khi con người về với đất cũng không mất đi mà hiện hữu trong tạo vật đất trời:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Con người dân tộc, con người quê hương chỉ có thể ở giữa lòng dân tộc, sống gắn kết với quê hương. Cho nên, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến cũng là không gian làng quê.

Bước vào không gian thơ của nhà thơ ta như sống giữa một vùng trời đất quen thuộc rất thực, đậm sắc quê hương. Đấy là một khu vườn quê thân thuộc:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả không chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra hoa cà chửa nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa.

(Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến) Và khi cáo quan về quê, nhà thơ như lạc lối trong vườn xưa dâu bể:

Ngõ trước vườn sau um những cỏ, Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê.

(Vào hè - Nguyễn Khuyến)

Yêu nước bất lực đến ray rứt cả cõi lịng nên nhà thơ nhìn đâu cũng thấy hoang dại hoang tàn, màu sắc phơi pha mà lịng bồi hồi trầm tư.

Bầu trời thu, cái ao thu, ngõ quê tre trúc, hàng giậu trước cửa,… ba bài thơ thu (Thu vịnh; Thu ẩm; Thu điếu). Khơng gian thơ là một khơng gian hẹp đóng khép sau luỹ tre xanh. Con người chỉ lặng lờ chuyển động trong cái không gian nhỏ hẹp ấy:

Mặt nước mênh mơng nổi một hịn, Tiếng già nhưng núi vẫn là non.

(Chơi núi An Lão - Nguyễn Khuyến)

Nhà thơ dạo bước và lặng ngắm quê nhà trên núi An Lão, ơng cảm thấy mình như đang đắm chìm trong chất thơ, chất mơ màng của cảnh vật quê nhà yêu thương:

Chom chỏm trên sơng đá một hịn, Nước tràn sóng vỗ biết bao mịn.

(Chơi chùa Non Nước - Nguyễn Khuyến) Hay:

Chiếc bóng lưng trời am các quạnh, Mảnh bia thuở trước bể dâu đầy. Le te nhìn xóm quanh ba mặt, Lố nhố muôn ông lẫn một thầy.

(Chơi núi Long Đọi - Nguyễn Khuyến)

Khơng gian có hồn nhưng tĩnh lặng, nhuốm màu sắc tâm hồn và cảm xúc nghệ sĩ. Khác với không gian trừu tượng, mang tính ước lệ trong thơ trung đại trước ông hay thơ Đường, không gian thơ của Nguyễn Khuyến là cái làng quê được ngắm nhìn từ một tâm hồn gắn bó, nặng lịng q hương và rung động thơ của thi nhân. Khơng gian trong thơ ơng bình đạm, n ắng nhưng vẫn phập phồng sự sống và đa chiều:

- Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy, Thuyền ai khách đợi bến đâu đây.

Chuông trưa vẳng tiếng người đâu biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.

(Nhớ cảnh chùa Đọi - Nguyễn Khuyến)

- Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo.

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến) - Đìu hiu cảnh quạnh đường bên thượng.

(Chơi núi An Lão - Nguyễn Khuyến)

- Dở trời mưa bụi còn hơi rét,

Nếm rượu tường đình được mấy ơng. Hàng quán người về nghe xao xác, Nợ nần năm trước hỏi lung tung.

(Chợ đồng - Nguyễn Khuyến)

- Bóng thuyền thấp thống dờn trên vách, Tiếng sóng long bong lượn trước nhà.

(Vịnh lụt - Nguyễn Khuyến)

Không gian tâm trạng trong thơ Nôm của Tú Xương là biểu hiện của một kiểu không gian tâm tưởng, hoài niệm độc đáo. Tú Xương đã đưa vào thơ mình đặc trưng mang tính cụ thể của khơng gian q hương ơng - sông Vị, non Côi “Trơng dịng

sơng Vị tựa non Côi”. Tuy nhiên từ không gian sông Vị non Côi này, Tú Xương càng

chỉ thêm đau xót và suy ngẫm sâu sắc về sự biến đổi chóng vánh của quê hương đất nước. Và từ đây, nhà thơ càng hoài niệm, càng nhớ lại những cái gì đẹp đẽ của thời đã qua - thời mà chưa có sự xâm lược của thực dân Pháp, thời mà quê hương Nam Định của ơng chưa bị tha hóa.

Con sơng Vị Hồng đã bao lần đi vào trong thơ Tú Xương như một hình ảnh đẹp, là biểu trưng của sự bình n một thời, nay tất cả đã khơng cịn nữa:

Sơng xưa rày đã lên đồng, Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoa.

(Sơng lấp - Tú Xương)

Ở đây có sự đối lập giữa “rày” và “đã”, giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ thì đẹp đẽ cịn hiện tại thì ngao ngán và buồn bã! Con sơng Vị Hồng ngày xưa đẹp là thế, mà giờ đây đã bị lấp, trên đó mọc lên những cánh đồng, những cơng trình nhà cửa của thực dân... Cái hiện thực đáng đau xót này như muốn tràn ra, che phủ tất cả những gì của truyền thống, khiến cho nhà thơ:

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình cịn tưởng tiếng ai gọi đị.

(Sơng lấp - Tú Xương)

Người ta đã từng nói nhiều về bài thơ này bởi đây là một bài thơ viên mãn, trữ tình, thấm thía nhất của nhà thơ. Điều chúng tơi muốn nói ở đây là chất thơ của một kiểu không gian nghệ thuật “sông xưa” độc đáo trong thơ Tú Xương đã nhuốm màu đau xót, buồn bã. Tiếng gọi đị một thủa lại được gợi ra từ tiếng ếch kêu. Có sự nhầm lẫn trong cảm giác và tri giác chăng? Thực ra cái bao trùm che lấp của không gian hiện tại làm cho nhà thơ đau xót, càng nhớ về thủa xưa, muốn tìm lại một khơng gian thanh bình, yên ả. Và như vậy ở đây có hiện tượng khơng gian hóa thời gian và thời gian hóa

tượng sinh động để chỉ sự biến đổi đáng đau xót của thời cuộc, của đất nước, q hương. Khơng gian tâm trạng đã góp phần khắc họa được con người ưu tư với những trăn trở về vai trò bổn phận, về cuộc đời trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w