A, at break time B, in the evening
2.3.2. Hướng dẫn học sinh suy luận được ý chính của bài nghe từ những từ quan trọng.
từ quan trọng.
Như chúng ta đã biết, khi nói hay viết người ta cần sử dụng một số từ ngữ để diễn đạt điều muốn nói, muốn viết. Thơng thường người nói phải sử dụng ngơn ngữ để tạo câu. Tuy nhiên phải xác định rõ: dùng từ ngữ như thế nào để diễn đạt câu một cách rõ ràng nhất, tường minh nhất, khiến người tiếp nhận hiểu đúng, không nhầm lẫn.
+) Để suy luận được ý chính của bài nghe học sinh có thể giải mã qua việc đọc lướt các bài tập phần nghe cho sẵn hoặc chủ đề hay tên bài nghe ( nếu có) để hình thành khái niệm về thơng tin học sinh sắp nghe và tìm ra bài nghe này nói về cái gì, nhấn mạnh điều gì. Khi suy luận được ý chính, học sinh bắt tay vào nghe sẽ chủ động hơn và hiểu được rõ hơn các chi tiết và từ đó cũng thêm nhận thức về những ý chính đã tìm ra khi nghe. Ý chính thường hay nằm ở cầu đầu hoặc câu cuối mà người nói nói nhiều đến trong bài nghe một cách rõ ràng, mạch lạc. Khi học sinh khơng tìm được ý chính thì thực sự khơng hiểu được bài nghe Đơi khi học sinh có thể quan tâm đến giọng nói của người nói (ngữ điệu trong câu của
người nói) để tìm câu trả lời. Khả năng xác định được ý chính, thơng tin nổi bật
đóng vai trị không thể thiếu trong việc phát triển kỹ năng nghe hiểu của học sinh. +) Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể suy luận được ý chính của bài nghe qua việc phải tập trung nghe được những từ ngữ quan trọng(key words/ từ khoá) được nhấn mạnh trong câu hoặc có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài. Từ khóa có thể là danh từ, tân ngữ, động từ, tính từ, cụm từ...
Ví dụ 1: Khi học sinh nghe câu:
“ I went to the cinema with Peter last night”
Học sinh chỉ cần tập trung nghe được những từ khóa: “ cinema/ Peter /last
night ” các em có thể hiểu được người nói đang nói: đi xem phim với Peter tối
qua và xoay quanh chủ đề đi xem phim này, nếu học sinh biết tập trung vào các từ khóa, học sinh sẽ hiểu được ý chính và từ đó hiểu được các ý chi tiết về nội dung bài nghe.
Ví dụ 2 :Trong bài tập 3 của Unit 9: Skills 2 SGK lớp 6, học sinh chỉ cần
tập trung nghe được những từ khóa trong bài nghe ( 14 islands / 70 years old history/ 3000 people / On December 10th, Nobel prize winners receive their awards/ 10 million Swedish crowns). Học sinh có thể hồn thành bài nghe một
cách dễ dàng, hiệu quả.
Exercise 3: Listen again to the talk and fill in the gaps
1. The city of Stockholm covers 14 islands 2. It has 70 years of history.
3. There are about 3000 people living in the Old Town today. 4. Nobel prize winners receive their awards on December 10th
5. The award consists of a Nobel diploma, a medal and 10 million Swedish crowns - Hướng dẫn học sinh có thể kết hợp lắng nghe và ghi chép lại những từ quan trọng. Tùy từng khả năng, trình độ, thói quen của học sinh mà các em có thể ghi chép theo cách hiểu riêng của bản thân.
- Lập sơ đồ tư duy (Mind maps)sẽ giúp học sinh thực hành liên kết từ vựng với ngữ cảnh và chủ đề bài nghe, để từ đó học sinh hiểu những gì người nói đang nói về và những gì người nói muốn nói.
-Học sinh khi nghe nên dựa vào một số dấu hiệu ngôn từ (discourse markers) để nắm được ý chính của bài nghe.
+ Những cụm từ dùng để liệt kê ý chính là:
Firstly (First of all)/ Secondly/ Thirdly…/ Finally. First/ then /after that/ finally
Another thing is................ Finally,That is,Now.....
..................................................................
+ Những cụm từ được sử dụng để liệt kê ví dụ là :
Such as,
For example /For instance . ..................................................
Ví dụ: Ở tiết học Unit 11: Skills 2, học sinh nghe đoạn hội thoại giữa Mi
và Nam. Hai bạn nói về những việc họ sẽ làm nếu họ là chủ tịch câu lạc bộ 3Rs.
(Mi: I’m from class 6A. If I become the president of the 3Rs Clubs, firstly, I’ll talk to my friends about putting a recycling bin in every classroom. Then, we can reuse or sell the things we have in these bins. Secondly, if we get a lot of money from selling these things, we’ll buy energy –saving lights for every class.
Finally, I ’ll organize a few book fairs. There, students can swap their used
books.
Nam: I’m Nam from class 6 E. If I become the president of the club, I’ll
encourge the students to go to school by bus. It’ll be fun and save the environment.
Next, I will set up a gardening group . We can grow flowers in our school garden. Finally, I’ll organize some uniform fairs. There, students can swap their used
uniforms with younger or older students.)
Học sinh nghe được những từ dùng để liệt kê ý chính trong bài như: First,
Secondly, Then, Next, Finally, There... đã giúp học sinh suy luận được ý chính
của bài nghe(những việc Mi và Nam sẽ làm nếu họ làm chủ tịch câu lạc bộ 3Rs ). Bởi lẽ, những ý chính thường đứng sau những từ liệt kê (First, Secondly, Then, Next, Finally,....).
Ngồi ra học sinh có thể ghi chép (take notes) nhanh lại những thông tin quan trọng trong bài nghe. Tuy nhiên các em cần phải ghi chép nhanh, hợp lý để dễ sử dụng, tránh gây nhầm lẫn mà khơng ảnh hưởng đến q trình nghe.
Ví dụ: Với bài tập nghe điền thơng tin, để có thể tập trung nghe thơng tin
chính cần nghe và khơng tốn nhiều thời gian để hồn thành câu, học sinh có thể ghi những từ cần điền bằng ký hiệu riêng của mình. Sau đó khi nghe xong sẽ chuyển những thông tin bằng ký hiệu riêng sang thông tin ghi đầy đủ để người đọc có thể hiểu. Thường những thơng tin về tên, tuổi, thời gian, số lượng, khoảng cách…học sinh có thể viết tắt, viết bằng ký hiệu:
Nearly twenty five years ( viết tắt ký hiệu :≈25 years ) More than two kilometers ( viết tắt : > 2kms)
+) Học sinh có thể suy luận ý chính của bài nghe qua việc tập trung nghe động từ, cấu trúc câu trong bài nghe. Bởi vì động từ hay câu trúc câu thường diễn đạt điều người nói, người viết muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe. Mỗi động từ hay cấu trúc câu đều có ý nghĩa riêng của nó và khi nhắc đến mọi người đều hiểu nghĩa, không nhầm lẫn được. Với học sinh, khi nhận dạng cấu trúc câu một cách thuần thục thì các em chỉ cần nghe vài từ quan trọng là có thể hiểu được nội dung mà người nói truyền đạt. Nếu trong bài nghe sử dụng các cấu trúc câu đã quen thuộc với học sinh cùng với nhiều động từ khác thì học sinh chỉ cần nghe hiểu những động từ đó là sẽ hiểu được ý chính của đoạn bài nghe. Vì vậy việc nắm được cấu trúc câu là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kỹ năng nghe hiểu của học sinh.
Ví dụ 1: Khi học sinh nghe câu: I have learnt English for 5 years.( Tôi đã học Tiếng Anh được 5 năm và hiện tại tơi đang học và cịn tiếp tục học trong tương lai). Học sinh nhận ra ngay câu nói sử dụng cấu trúc câu ở thời hiện tại
hoàn thành. Học sinh nắm được một trong các cách sử dụng của thời hiện tại hoàn thành là diễn tả hành động kéo dài từ quá khứ đến hiện tại và còn tiếp tục ở tương lai. Cho nên với câu trên, các em chỉ cần nghe được động từ “learn” sẽ hiểu ngay được ý chính của câu nói trên.
Ví dụ 2: khi học sinh nghe câu: “The water is warm enough for me to drink”
Học sinh nghe được từ enough thì học sinh nghĩ ngay đến cấu trúc câu với
“enough”. Vì thế học sinh chỉ cần lắng nghe 4 từ: “water /warm /me/ drink ” có thể hiểu được ý chính của câu mà người nói muốn gửi gắm.( Nước đủ ấm cho tơi
để uống)
Để suy luận được ý chính của bài nghe đòi hỏi học sinh cần linh hoạt trong các hoạt động trong việc xác định thông tin cần nghe .