Post listening(Sau khi nghe)

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 61 - 64)

Đây là khâu cuối cùng của bài dạy nghe và là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Mục đích của phần này là để củng cố kiến thức, mở rộng tư duy hiểu biết thêm thông tin của bài nghe.Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng bài nghe hoặc trình độ của học sinh, giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập nghe phù hợp. Thơng thường học sinh làm việc theo nhóm đưa ra ý kiến cùng thảo luận để hoàn thành một số bài tập. Giáo viên có thể kết hợp các kỹ năng khác như Recall, write

- it - up, discussion, game...để mở rộng, phát triển thêm bài nghe dựa vào các

thơng tin đã có trong bài nghe.

Tuy nhiên giai đoạn Post – listening đối với phần nghe hiểu trong tiết học Tiếng Anh Skill 2 lớp 6 thường là phần viết được phân bố ngay sau phần nghe.

Phần viết sau phần nghe trong phần Skills 2 thường là dạng viết thư, bức thiệp, tin nhắn hoặc một đoạn văn có độ dài khoảng 40-60 từ về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, truyền hình, thể thao…Phần viết này chính là mục đích cuối cùng để học sinh kiểm tra việc nghe, thể hiện mức độ hiểu nội dung bài nghe và củng cố vốn ngữ liệu đã được học. Đồng thời nó giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ, hiểu và sử dụng cấu trúc câu cơ bản, văn phong ngơn ngữ.

Ví dụ:Trong phần Unit 5: Skills 2 SGK Tiếng Anh lớp 6, học sinh được nghe

một đoạn hội thoại giữa gia đình Nick và cơng ty lữ hành để chọn lựa nơi để gia đình đến thăm phù hợp. Sau khi nghe cuộc thoại của họ, học sinh đã biết được gia đình Nick quyết định đặt vé đến Vịnh Hạ Long với lý do: Nick thích bãi biển, mẹ Nick thì quan tâm đến khách sạn để nghỉ và đang lưỡng lự vì khách sạn ở Mũi Né rẻ hơn; bố Nick thấy Ha Long Bay thú vị và tốt hơn Mũi Né. Sau khi nghe dịch vụ lữ hành tư vấn là thời gian này ở Mũi Né có mưa cho nên gia đình quyết định sẽ đến Ha Long Bay. Từ phần nghe trên, nếu học sinh nghe tốt thì các em sẽ biết vận dụng sáng tạo và linh hoạt để viết đoạn văn giới thiệu về một địa danh nổi tiếng của Việt Nam mà khách du lịch nên chọn để đến thăm. Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày trước lớp bài viết của mình một cách tự tin,thuyết phục người nghe đồng ý với gợi ý của mình.

* Chỉ cần nhìn vào những việc làm của học sinh, chúng ta có thể thấy được thành công của việc dạy kỹ năng nghe cho học sinh. Các em nghe hiểu được nội dung bài nghe tốt sẽ làm các bài tập nghe tốt. Đồng thời các em vận dụng linh hoạt những tình huống nghe vào thực tế trong cuộc sống và tự tin nói, thuyết phục được người nghe hiểu được lời mình nói.

Khi giáo viên dạy nghe theo ba giai đoạn trên là giúp học sinh có thể đạt kết quả học tập một cách tồn diện và theo một trình tự lơgic. Đó là đi từ biết - hiểu – áp dụng – phân tích – tổng hợp – đánh giá.

Dù bài tập ở bất cứ giai đoạn nghe nào thì giáo viên nên tổ chức các hoạt động mà ở đó học sinh được thảo luận, trao đổi bài với bạn theo cặp hoặc nhóm. Để rồi các em cùng thống nhất chọn đáp án đúng, cùng đưa ra lý do cho mỗi lựa chọn đó. Cịn mức độ câu trả lời đúng đến đâu là tuỳ thuộc vào trình độ, khả năng nghe của học sinh.

Giáo viên phải sửa sai của học sinh (nếu có) – góp ý cho học sinh – tư vấn cho học sinh. Sau đó giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và đưa ra đáp án

đúng cùng lý do thuyết phục. Một điều cần thiết đối với giáo viên là khen ngợi học sinh kịp thời để các em tự tin, hứng thú học tập.

Có thể nói rằng trong các kỹ năng cơ bản thì kỹ năng nghe có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ. Những giải pháp trên sẽ phát huy một cách hiệu quả nếu học sinh biết áp dụng một cách linh hoạt, đúng đắn. Tuy nhiên điều quan trọng là bản thân học sinh phải kiên trì, tự tin, biết lựa chọn phương pháp học thích hợp, phù hợp với trình độ và hồn cảnh của bản thân.

2.8.Giải pháp thứ tám: Hướng dẫn học sinh vận dụng linh hoạt các hoạt động nghe Tiếng Anh vào thực tiễn cuộc sống.

Trước đây hoạt động nghe của học sinh được tiến hành một cách rập khn, máy móc, mang tính hàn lâm nên các em khó có thể thực hành giao tiếp với các tình huống thực tế. Đây chính là mặt hạn chế của việc áp dụng phương pháp giảng dạy cũ.

Với việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy, mục tiêu của việc dạy các kỹ năng cơ bản nói chung, kỹ năng nghe nói riêng là được thực hiện theo phương pháp tăng cường hoạt động học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Trong giờ luyện nghe Tiếng Anh của học sinh lớp 6, giáo viên cần xây dựng các tình huống đảm bảo các điều kiện sau:

+ Tình huống phải phù hợp với nội dung chủ để của bài học, đảm bảo độ chính xác, rõ ràng, khơng chung chung, gắn với thực tiễn và có thể rút ra bài học ( nếu có).

+ Tình huống được xây dựng phù hợp với đối tượng học sinh. Câu hỏi giáo viên đưa ra ngắn gọn, rõ ràng mang tính lơgic nhằm kích thích trí tị mị của học sinh.

+ Với học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 6 nói riêng những kiến thức đến với các em phải thật tự nhiên, gần gũi, khơng gị ép, trong những tình huống mà học sinh được cùng nhau giải quyết thì các em sẽ nhớ rất lâu.Từ đó khơi dậy niềm đam mê, tự khám phá những điều thú vị ở thực tế xung quanh các em.

+ SGK Tiếng Anh 6 được biên soạn theo 4 chủ điểm gần gũi với học sinh:

Our communities, Our Heritage, Our World and Visions of the Future. Ví dụ :Chủ điểm “Our comminities”có chủ đề “Ngôi nhà của tôi”

Ở Unit 2: My home: Skills 2.Trong q trình dạy phần nghe miêu tả phịng của bố mẹ Nick, giáo viên định hướng cho học sinh cách miêu tả một ngôi nhà, các căn phịng trong ngơi nhà ví dụ như:

-Kiểu nhà (town house, villa, stilt house...) -Đặc điểm (to / nhỏ, cũ/ mới, đẹp /xấu….)

-Đồ đạc (TV/light/ lamp/ desk/ bed/ chairs / wardrobe / refrigerator…..) -Vị trí (near the sea/ in the mountain/ in the city …)

-Ưu thế nổi bật (the most beautiful/ the largest/can look out the sea from the

window….)

Bằng cách giáo viên hỏi những câu hỏi đơn giản với các từ để hỏi: What

/Where / How many /How/ Who …/ và các câu hỏi Yes-No…giúp các em tự tin

trả lời, ngay cả khi chưa có câu trả lời chính xác bởi sự tị mị của các em luôn được đánh giá cao.

+Giáo viên lắng nghe học sinh trình bày về căn phịng thực tế của bố mẹ mình. Mỗi học sinh có cách miêu tả khác nhau vì mỗi phịng của bố mẹ ở mỗi nhà không thể giống nhau.

Để sau khi học xong phần nghe ở Unit 2: Skills 2, học sinh có thể tự tin giao tiếp, tự tin nói về ngơi nhà, các phịng trong ngơi nhà hoặc đồ đạc trong nhà của mình hoặc của ai đó.

Minh hoạ một tiết dạy phần nghe trong Unit 6: Skills 2 SGK Tiếng Anh lớp 6.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)