Hướng dẫn học sinh nghe, nói, đọc đúng trọng âm của từ và của câu.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 33 - 38)

câu.

*Trọng âm của từ

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên ln có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào đươc phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó được nhấn trọng âm.

+ Để học sinh xác định đúng, nghe, phát âm và nói đúng trọng âm thì trước hết các em phải phân biệt được số âm tiết của từ. Mỗi âm tiết là một từ hoặc một phần của từ trong đó chứa một âm thanh của nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi được tạo thành khi kết hợp với các phụ âm bao quanh hoặc không. Số lượng âm tiết dựa vào số nguyên âm xuất hiện trong từ. Vì vậy một từ sẽ có một hay nhiều âm tiết.

Ví dụ: hot /hɒt/ ( từ có 1 âm tiết với 1 nguyên âm o)

rabbit /’ræbit/ ( từ có 2 âm tiết vì kết hợp với 2 ngun âm a và i ) *Để xác định được số lượng các âm tiết trong từ chúng ta cần tìm số lượng các nguyên âm trong từ. Học sinh có thể dựa theo một số quy tắc sau:

Quy tắc 1: Đếm số nguyên âm để biết số âm tiết. Một từ có bao nhiểu

ngun âm thì có bấy nhiêu âm tiết.

Ví dụ: ticket /’tiki:t/ ( từ có 2 âm tiết vì có 2 ngun âm i và e) Quy tắc 2:

-Từ có nguyên âm e đứng cuối thì khơng coi âm e là 1 âm tiết

Ví dụ : face / feis /

- Từ có đi cấu tạo “ phụ âm + le ” thì “ le ” là 1 âm tiết và phát âm là

/əl/

Ví dụ : apple / ’ỉp((ə)l / Quy tắc 3: Vị trí của âm y

- Nếu từ có chứa âm y đứng giữa hoặc cuối từ sẽ được coi là một nguyên âm và được tính là một âm tiết của từ.

Ví dụ : happy / hỉpi / ( từ có 2 âm tiết)

reclycle / re:’sai kəl/ ( từ có 3 âm tiết )

- Nếu y đứng đầu câu thì y sẽ được phiên âm thành /j/ và không coi là nguyên âm

Ví dụ: year / jiər /

Quy tắc 4: Hai ngun âm đứng cạnh nhau thì chỉ tính 2 ngun âm đó là

1 âm tiết

Ví dụ : speak/ spi:k/ ( từ có 1 âm tiết)

Việc học sinh biết xác định đúng số lượng âm tiết trong từ là rất quan trọng vì có xác định được số lượng âm tiết trong từ thì học sinh mới có thể xác định được trọng âm của từ rơi vào âm tiết nào, âm tiết thứ mấy trong từ. Cho nên giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc cách xác định số âm tiết của từ một cách thuần thục.

+ Trọng âm đóng trị quan trọng trong việc phân biệt được từ này với từ khác khi chúng ta nghe, nói Tiếng Anh. Người bản ngữ phát âm hầu hết từ nào cũng có trọng âm. Nếu học sinh đặt sai trọng âm hoặc không sử dụng trọng âm sẽ khiến người nghe khó hiểu được người nói nói gì, đặc biệt học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu.

Ví dụ : desert : có hai cách nhấn trọng âm

/ ’desərt/ : sa mạc

/dɪ’zɝːt/ : bỏ hoang, đào ngũ

record: có hai cách nhấn trọng âm

/’rekɔ:d/: kỷ lục /rɪ’kɔːrd/: thu âm

Học sinh cần nắm được một số quy tắc cơ bản nhấn trọng âm của từ

*Trọng âm của từ có hai âm tiết

+ Với động từ, giới từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm thứ 2 Ví dụ: re’lax be’come a’mong be’hind

+ Danh từ, tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: ’bottle ’children ’yellow ’lucky

+ Danh từ, tính từ chứa nguyên âm dài ở âm tiết thứ 2 thì trọng âm sẽ rơi chính âm tiết đó.

*Trọng âm của từ có 3 âm tiết trở lên

+Danh từ có 3 hoặc nhiều hơn 3 âm tiết và âm thứ 2 có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì

trọng âm rơi vào âm thứ nhất

Ví dụ: ’holiday ‘’resident

+ Từ có 3 âm tiết trở lên thì trọng âm rơi vào âm thứ 2 trong các trường hợp sau:

- Nếu động từ âm tiết cuối cùng chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm rơi vào âm thứ 2.

Ví dụ: con’sider re’member

- Nếu các tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ : fa’miliar

- Nếu danh từ có âm tiết thứ nhất chứa các âm ngắn /ə/ hoặc /i/ hoặc âm tiết thứ hai chứa ngun âm dài hoặc ngun âm đơi thì trọng âm rơi vào âm thứ 2.

Ví dụ: com’puter po’tato dis’saster

*Trọng âm của từ có tiền tố hoặc hậu tố

+ Hầu hết các tiền tố khơng nhấn trọng âm

Ví dụ: re’move un’happy

+ Hậu tố trọng âm rơi vào chính nó như hậu tố : -ee, -eer , - ique,-ain, -esque… Ví dụ: de’gree engi’neer

+ Hậu tố khiến trọng âm rơi vào âm tiết trước nó: - acy, -ance, -ical, -ience,-

ious, -ish, -ity, -sion, -tion, -ian, -ic/ -iar…

Ví dụ: eco’nomic re’vision ’foolish

+ Trọng âm của từ không thay đổi khi thêm hậu tố ; -able, -en, -er, -or, -ful, - hood, -ing,- ous…

Ví dụ: ag’ree - ag’reement ’happy - ’happiness

+ Các từ có hậu tố : -al, -ate, -cy, -graphy, -gy, -ity, -phy thì trọng âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên.

Ví dụ: eco’nomical pho’tography

*Động từ ghép trọng âm rơi vào âm thứ hai

Ví dụ : under’stand over’flow

*Danh từ ghép, tính từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Những quy tắc trên đều mang tính tương đối, vẫn có các trường hợp ngoại lệ. Cho nên trong quá trình giảng dạy giáo viên nhắc nhở học sinh ghi nhớ.

Để học sinh nhớ trọng âm của từ một cách dễ dàng, giáo viên có thể tổ

chức xen kẽ một số trò chơi đơn giản như :

+“Clap the board”giúp học sinh nhận diện được những từ có cùng vị trí

trọng âm với nhau.

Giáo viên ghi lên bảng một loạt các từ có trọng âm rồi yêu cầu học sinh lên bảng vỗ tay vào bảng những từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, các từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, hoặc các từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3....

+“Syllable volleyball” giúp học sinh nhận diện số âm tiết trong mỗi từ Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 2 đội: Đội bóng đèn và đội bóng tuýp.

Cách tiến hành: HS thứ nhất của đội bóng đèn là người giao bóng chỉ bất kỳ trên

sơ đồ và yêu cầu một bạn trong đội bóng tuýp nêu lên số âm tiết có trong từ đó. Nếu bạn trong đội bóng tuýp trả lời đúng sẽ có 1 điểm và tiếp tục là người giao bóng, nếu bạn ở đội bóng tuýp trả lời sai sẽ phải ra ngồi và đội bóng đèn vẫn được giao bóng. Mỗi khi người chơi ghi được điểm thứ 9 cho đội mình thì sẽ ghi được 1 bàn thắng. Trò chơi gồm 3 ván. Đội nào thắng 2 ván sẽ là đội chiến thắng. + Giáo viên có thể sử dụng phương pháp CHANTS để hướng dẫn học sinh

học và nhớ cách nhấn trọng âm trong từ.

Giáo viên có thể tạo ra nhiều CHANTS khác nhau thể hiện các âm tiết mạnh giúp học sinh giữ được nhịp và nhấn mạnh vào trọng âm của từ một cách tự nhiên. Đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh tự tạo ra các CHANTS kết hợp âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh, múa và body language. Những âm tiết có trọng âm học sinh sẽ nhấn mạnh tạo ra âm điệu du dương, trầm bổng, vui nhộn làm cho tiết học trở nên lý thú, sôi động, lôi cuốn học sinh, giúp các em tự tin và năng động tham gia hoạt động của lớp. Nội dung và hình thức của từng CHANTS được xây dựng tùy thuộc vào trình độ của học sinh và đặc điểm của các từ tạo nên trị chơi.

Ví dụ : Chant : “ Which ’animals can fly ? ”

“ A fly can fly , a fly can fly, a ’ butterfly can fly, a ’butterfly can fly and a bird can fly, too.

A ’buffalo can’t fly, a ’monkey can’t fly and a ’tiger can’t fly, too.

Một số học sinh đọc to, rõ, đồng thời vỗ tay hoặc đánh phách theo nhịp nhấn mạnh vào những âm tiết có trọng âm. Số học sinh cịn lại trong lớp làm điệu bộ giống ruồi, con bướm, con chim, con bò, con khỉ, con hổ nhảy múa theo nhịp điệu bản nhạc jazz. Học sinh chú ý đến phát âm cùng trọng âm của các từ animals

, butterfly, buffalo, monkey, tiger và trọng âm của câu. Học sinh hứng thú tham

âm, phát âm, nghĩa của từ một cách dễ dàng. Bằng cách tổ chức, tham gia các hoạt động Chants như trên, học sinh tương tác với nhau, giáo viên- học sinh tương tác với nhau. Từ đó các em sẽ phát âm tốt, nâng cao kỹ năng nghe và cải thiện được kỹ năng nói của mình.

*Trọng âm câu

Trọng âm câu đóng vai trị quan trọng trong câu. Ngồi việc trọng âm câu tạo ra giai điệu, tiếng nhạc ngôn ngữ để tạo nên sự thay đổi trong tốc độ người nói, trọng âm câu cịn giúp truyền tải ý nghĩa của câu. Đặt sai trọng âm của câu có thể làm thay đổi hồn tồn nghĩa hàm ý của câu đó.

Trong một câu các từ thường được chia làm 2 loại:

+ Từ thuộc mặt nội dung( content words)như : động từ chính, danh từ,

tính từ, trạng từ, trợ động từ dạng phủ định, đại từ chỉ định, từ để hỏi...

+ Từ thuộc mặt cấu trúc( structure words) như: giới từ, động từ “ BE”,

mạo từ...

Trọng âm của câu thường rơi vào các từ thuộc mặt nội dung bởi vì đây là những từ quan trọng và mang ý nghĩa của câu.

Khi nghe học sinh chỉ cần nghe những từ thuộc về mặt nội dung vẫn có thể hiểu được nghĩa của câu, cịn những từ thuộc về mặt cấu trúc thì ít quan trọng hơn và có thể nghe lướt qua. Nếu học sinh bỏ qua nghe từ thuộc mặt nội dung thì khi nghe các em sẽ khơng hiểu được ý nghĩa của câu.

Vì vậy để việc nghe đạt hiệu quả, học sinh cần nắm chắc trọng âm của từ và trọng âm của câu. Khi nghe từ có một hay nhiều âm tiết học sinh chỉ cần chú ý đến trọng âm cuả từ đó và nghe những trọng âm của câu rồi phối hợp với các trọng âm đó mà đốn nghĩa của câu .

Chẳng hạn khi nghe câu:

Lan went to the market to buy some chicken for me.

Học sinh chỉ nghe được những từ trọng âm in đậm rồi đoán nghĩa của câu đó.

Để học sinh nắm được trọng âm của từng từ đúng thì trong từng giờ lên lớp khi gặp những từ mới có trọng âm giáo viên nên đọc to từ này lên, đề nghị học sinh lắng nghe rồi đọc theo giáo viên cho đúng và yêu cầu học sinh cho biết có mấy âm tiết và âm tiết nào được nhấn mạnh.

Khi học sinh nghe cấu trúc ngữ pháp mới như:

- How far is it from your house to the market?

(Học sinh chỉ cần nghe những từ: Howfar/ your house/ market/ 6 kilometers có thể hiểu đuợc nội dung cấu trúc vừa nghe.)

Giáo viên có thể lập một đoạn hội thoại với một học sinh khá-giỏi và yêu cầu học sinh chú ý phát hiện các trọng âm trong câu.

Giáo viên kết hợp dạy và kiểm tra củng cố cách đọc đúng trọng âm của từ hoặc trọng âm câu xen kẽ trên từng giờ lên lớp; đặc biệt trong các tiết dạy ngữ liệu mới như “Getting started”, “Acloser look 1”, “A closer look 2”....giúp học sinh nghe, nói, đọc từ hay câu đều đúng trọng âm. Quan điểm của giáo viên là “Học đến đâu, thực hành đến đó” sẽ giúp trình độ nghe của học sinh được nâng cao.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)