Rèn luyện cho học sinh cách phát âm chuỗi lời nói trong Tiếng Anh.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 38 - 40)

Anh.

Trong khi nói Tiếng Anh, người nói thường phát âm một số từ chức năng ở dạng yếu (weak forms), hiện tượng rút gọn từ, hiện tượng nuốt âm, hiện tượng nối âm, hiện tượng đồng hóa âm ....giúp người nói phát âm nhanh hơn, trơi chảy hơn và tự nhiên hơn. Những hiện tượng này gây ra nhiều khó khăn khi nghe; đặc biệt cho học sinh THCS.Vì thế giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hiện tượng này để khi nghe học sinh không ngỡ ngàng.

+ Cách phát âm từ ở dạng yếu (weak forms)

Từ ở dạng weak forms là những từ không được nhấn mạnh, chúng thường bị làm yếu khi nói. Đây là lý do trong thực tế nếu học sinh chưa nghe nhiều rất dễ không nghe được người bản xứ nói gì. Những từ mà được phát âm đầy đủ (strong forms) khi người nói muốn nhấn mạnh từ đó hay tùy thuộc vào mục đích của người nói

Cần lưu ý: một từ đứng một mình có thể là ở dạng weak form hoặc strong form.

Nhiều từ khi ở dạng weak form phát âm khác khi ở dạng strong form.

Ví dụ:

Strong forms Weak forms

-I like the/ði/ apples

-That /ðæt/girl is Lan’s sister.

-She does/dʌz/ win the first prize.

-What is she looking at/æt/ -I am but /bʌt/a stupid girl.

-I like the/ðə/ cat

-I think that/ðət/ we should stay home.

-Does/dəz/ Lan live in Hanoi?

-I will meet you at/ət/the cinema. -It is rainy but /bət/I go to school on time

+ Hiện tượng rút gọn

Ví dụ: -“gonna”là hình thức rút gọn của “going to” -“wanna” là hình thức rút gọn của “want to” ( I wanna go there. = I want to go there)

- Những trợ động từ would like, will,...cũng thường được rút gọn trong câu nói.(

would like viết tắt là ’d like; will viết tắt là: ’ll ,... + Hiện tượng nối âm

-Nối âm cuối của từ đứng trước với âm đầu của từ đi liền sau từ đó.

Ví dụ: Make up / mei:kʌp/

-Nối phụ âm với phụ âm: Khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm đứng gần nhau, ta sẽ

đọc một phụ âm nhưng kéo dài nó.

Ví dụ: want to /’wɔnə/ ( thay cho /’wɔnt tə/ )

+ Hiện tượng nuốt âm: là hiện tượng xảy ra khi người nói lược bỏ đi một

số hoặc nhiều âm tiết trong từ hoặc cụm từ để giúp phát âm dễ dàng hơn.

- Nuốt ngun âm khơng có trọng âm hoặc nuốt nguyên âm đứng sau nguyên âm có trọng âm

Ví dụ: camera /’kỉmrə / ( thay cho /’kæmərə/ )

- Nuốt phụ âm: Khi các phụ âm liền nhau thì phụ âm được lược bớt đi để dễ đọc hơn.

Phụ âm /t/, /d/ được lược bỏ khi liền trước hoặc liền sau nó là các phụ âm

Ví dụ: last month / læs:’mʌnθ/ (thay cho / læs:t ’mʌnθ/)

Nhiều phụ âm liền nhau để việc phát âm được dễ dàng hơn bằng cách nuốt đi một phụ âm trong số đó.

Ví dụ : asked / a:st / ( thay cho /a:skt/) + Hiện tượng đồng hóa âm

Hiện tượng đồng hóa âm là q trình xảy ra khi một âm bị biến thể thành âm tương tự như âm đứng sau nó và hiện tượng xảy ra giữa ranh giới của các từ, các âm vị. Giáo viên lưu ý học sinh 4 quy tắc sau:

Quy tắc 1:

- Âm /t/ được phát âm thành /p/ nếu đứng trước âm mơi /p/, /b/, /m/, /w/

Ví dụ: right place / raippleis/

might win/ maipwin/

-Âm /t/ được phát âm thành /k/ nếu đứng trước âm /k/, /g/

might give / maik giv/ • Quy tắc 2

-Âm /d/ đọc thành /b/ nếu đứng trước âm môi /p/, /b/, /m/, /w/

Ví dụ: hard work / ha:b wɝːk/

good boy /ɡʊb bɔɪ /

-Âm /d/ được phát âm là /g/ nếu đứng trước âm /k/, /g/

Ví dụ: should come/ʃʊgkʌm/

bad gate /bỉg ɡeɪm/ • Trường hợp đặc biệt

-Nếu cả hai âm /t/ và /d/ đứng trước âm /s/ thì sẽ đồng hóa âm thành /s/

Ví dụ: good son/ɡʊs sʌn/

that song / ðæs sɒŋ /

-Nếu cả hai âm /t/ và /d/ đứng trước âm /z/ thì sẽ đồng hóa âm thành /z/ Ví dụ: that zoo /ðỉz zuː/

Quy tắc 3: Âm /n/ đọc thành /m/ nếu trước âm môi /p/, /b/, /m/, /w/ Ví dụ: ten men / tem men/

Quy tắc 4: Âm /s/ đọc thành /ʃ/ nếu đứng trước âm /ʃ/ và /j/ Ví dụ : this shop /ðɪʃʃɒp/

Với trình độ u cầu đối với học sinh lớp 6, giáo viên hướng dẫn làm quen với những hiện tượng trên bằng cách học những ví dụ cụ thể và những đặc trưng cho từng hiện tượng, tập phát âm những cụm từ đó hoặc viết ra nhật ký học tập để ghi nhớ. Phần dạy phát âm trên thường gặp ở phần Getting started hoặc A closerlook 1 và học sinh bắt gặp chúng trong các bài nghe hiểu và thực hành nói

trong từng đơn vị bài học. Để từ đó học sinh khơng ngỡ ngàng, lúng túng khi bắt gặp những hiện tượng này khi nghe.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)