Giải pháp thứ tư: Khắc phục cho học sinh thói quen dịch sang Tiếng Việt trong khi nghe Tiếng Anh

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 46 - 48)

A, at break time B, in the evening

2.4. Giải pháp thứ tư: Khắc phục cho học sinh thói quen dịch sang Tiếng Việt trong khi nghe Tiếng Anh

Như chúng ta đều biết, các ngơn ngữ khác nhau có cách tư duy khác nhau. Nếu học sinh học Tiếng Anh mà tư duy bằng Tiếng Việt thì khơng bao giờ sử dụng được thành thạo ngôn ngữ và sẽ giảm tốc độ khi nói Tiếng Anh. Bởi vì nhiều từ Tiếng Việt không dịch ra Tiếng Anh được và ngược lại. Giáo viên cần cho học sinh hiểu rằng người Việt học Tiếng Anh thì cần hiểu rõ đặc điểm ngơn ngữ Tiếng Anh phù hợp với nét đặc trưng văn hóa, đất nước, dân tộc nói Tiếng Anh.

Vi dụ : Khi một người mắc lỗi với mình, họ xin lỗi mình :

“ I am sorry, I broke the vase ”

Mình muốn nói “ Khơng sao đâu ”thì mình khơng thể dịch từng từ một sang Tiếng Anh là “ No star where “ mà phải nói là : “Never mind” / “No problem ”/….

Hoặc câu “ It takes me an hour to go to school evryday ”, học sinh không được dịch từng từ sang Tiếng Việt là: “ Nó mất tôi một giờ để đi đến trường hàng

ngày ” mà phải dịch là “ Tôi dành/tốn một giờ để đi đến trường hàng ngày ” ( Vì

“It” là chủ ngữ giả trong cấu trúc câu với It“ take”… được sử dụng khi muốn nói ai đó dành/ tốn một khoảng thời gian làm việc gì đó)

+ Khi nghe Tiếng Anh phải tư duy bằng Tiếng Anh thì hoạt động giao tiếp Tiếng Anh mới diễn ra một cách tự nhiên được. Đồng thời tư duy bằng Tiếng Anh sẽ kích thích việc sử dụng vốn từ, biến các vốn từ vựng thụ động thành vốn từ vựng chủ động một cách nhanh chóng hơn và giúp học sinh ôn lại và vận dụng những từ vựng đã học tốt nhất.

+ Học sinh cần có phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng của môn học, tiết học Tiếng Anh. Trước khi nghe, học sinh cần nắm chắc yêu cầu cụ thể của từng bài nghe để định hướng được mục đích của việc nghe. Với trình độ học sinh lớp 6 các em không nên nghe dịch hết sang Tiếng Việt mà chỉ nên nghe tìm ý chính cuả bài nghe.Trong khi nghe, học sinh cần bám vào yêu cầu của bài nghe đã xác định trước khi nghe. Từ nào nghe hiểu được trực tiếp thì học sinh hiểu cịn những từ khơng hiểu được thì đừng cố gắng dịch tất cả bài nghe sang Tiếng Việt mà hãy làm quen với cách người nói nói. Có như thế học sinh sẽ khơng thấy “lạc

lõng” trong các bài nghe và chắc chắn sẽ hiểu nhiều hơn.

+ Cố gắng tạo thói quen miêu tả mọi thứ xung quanh bằng Tiếng Anh

Ví dụ: Khi học từ “ lemon” học sinh nên dừng thói quen nghĩ “ lemon” là

quả chanh mà hãy liên tưởng “lemon” là một loại quả màu xanh, có hột, rất chua. Sử dụng hình ảnh quả chanh thay thế cho từ “ quả chanh” sẽ chặn đứng thói quen dịch đang nhen nhóm trong đầu học sinh.

+ Để não bộ có thể làm quen với tư duy bằng Tiếng Anh và tạo môi trường đủ lớn để phản xạ Tiếng Anh mỗi ngày, học sinh cần tạo ra những đoạn hội thoại ngắn bằng Tiếng Anh hoặc nói chuyện với bản thân. Bằng những đoạn hội thoại

ngắn với những từ quen thuộc giúp học sinh hình dung ra được âm thanh trong đầu.

+ Giáo viên khuyến khích, động viên học sinh tự tin, không quá lo lắng khi gặp những bài nghe mà các em cho là khó.

-Việc xem Tivi và phim Tiếng Anh có phụ đề bằng cả Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ sẽ luyện khả năng nghe cho học sinh giúp các em nhớ lại những từ đã học. Đồng thời học sinh nhanh chóng tìm ra cách phát âm và nghĩa của nhiều từ không quen thuộc thơng qua hình ảnh trên màn hình và hiện thị phụ đề Tiếng Anh. Từ đó học sinh cải thiện đáng kể khả năng kết hợp Tiếng Anh nói và Tiếng Anh viết. + Khi học định nghĩa bằng Tiếng Anh nên sử dụng từ điển Anh – Anh. Trong từ điển Anh – Anh nghĩa của một từ sẽ được diễn tả hoàn toàn bằng một câu Tiếng Anh. Từ điển không chỉ là cơng cụ chuyển đổi nghĩa mà có thể giúp học sinh học được nhiều với một số từ đồng nghĩa. Khi sử dụng tra từ bằng từ điển Anh –Anh sẽ khiến khả năng tư duy bằng Tiếng Anh của học sinh được nâng lên một cách đáng kể.

Nhiều từ không thể dịch sang Tiếng Việt được như các thành ngữ, cụm động từ…thì bắt buộc học sinh phải sử dụng từ điển Anh- Anh để có được kết quả tốt nhất

Ví dụ: Idiom “ Every dog has its day” không thể dịch từng từ Tiếng Anh

sang Tiếng Việt là “Mỗi con chó có ngày của nó” mà dịch là “Ai cũng có vận

may ”

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ nên việc thay đổi một thói quen tư duy Tiếng Việt thì khơng thể dễ dàng có thể thay đổi một sớm một chiều.Tuy nhiên với các giải pháp trên đây chắc chắn sẽ thay đổi dần dần thói quen dịch sang Tiếng Việt trong khi nghe Tiếng Anh của học sinh. Để từ đó học sinh có kỹ năng nghe tốt nhất.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)