Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy tắc phát âm trong Tiếng Anh

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 31 - 33)

Cần rèn cho học sinh có kỹ năng nhận diện những âm khó phát âm chuẩn hay âm dễ lẫn trong lúc nói của người bản địa. Giáo viên cần kết hợp việc dạy cách phát âm các âm chuẩn và có kiểm tra thường xuyên việc phát âm của học sinh trong từng giờ lên lớp. Việc rèn luyện cách phát âm chuẩn cho học sinh cũng là cơ hội tốt để cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên buộc giáo viên phải phát âm chuẩn dù có bị ảnh hưởng bởi âm của địa phương

-Trên thực tế nhiều học sinh tiếp nhận một giọng nói Tiếng Anh thường khơng chuẩn hoặc chứa nhiều âm không thật giống với các phát âm của người bản địa. Đây là một trở ngại lớn đối với các em khi nghe người bản địa nói. Do vậy cần rèn cho học sinh có kỹ năng nhận diện ra các âm khó phát âm chuẩn hay các âm dễ lẫn như cách nối âm trong lúc nói của người bản địa.…

Dựa vào cách phát âm được áp dụng hiệu quả cho các từ có cách phát âm gần giống nhau hoặc chúng có trọng âm rơi vào âm tiết khác nhau

- Giáo viên động viên học sinh tương tác với các giọng nói đa dạng của nhiều người từ nhiều quốc gia nói Tiếng Anh khác nhau như Tiếng Anh do người Anh nói, tiếng Anh do người Mỹ nói nhằm cải thiện khả năng nghe các từ Tiếng Anh để có thể phát âm theo nhiều cách.

Học sinh cần lưu ý đến giọng địa phương của các nước, các khu vực nói Tiếng Anh khác nhau. Bên cạnh đó, cũng giống như Tiếng Việt phát âm của mỗi người còn tuỳ thuộc vào cảm xúc, tâm trạng của người nói. Có như thế học sinh mới có thể trở thành một người nghe Tiếng Anh thành thạo.

Điển hình là giáo viên cần lưu ý cho học sinh điểm khác biệt cơ bản giữa hai chất giọng Anh - Anh và Anh - Mỹ. Giáo viên có thể cung cấp sự khác biệt trong cách phát âm hoặc cách viết của một số từ Tiếng Anh (Anh- Anh, Anh-Mỹ) đơn giản mà trong chương trình học các em hay bắt gặp khi nghe .

Ví dụ:

Từ “Garage” tiếng Anh- Anh đọc là : /’gæriʤ / tiếng Anh-Mỹ đọc là : /gə’ra:ʒ/

Từ “Schedule” tiếng Anh- Anh đọc là : /’ʃeʤu:l/ tiếng Anh-Mỹ đọc là : /’skeʤu:l/

Anh – Anh Anh –Mỹ

Phụ âm /r /ở cuối từ

Ví dụ: car

floor

Âm /r/ bị lược bỏ hoản toàn

car /ka:/ floor /flɔ:/

Âm /r/ phát âm rất nặng và rõ, lưỡi cong ngược vào trong.

car /ka:r/ floor /flɔ:r/ Phụ âm /t /ở giữa hai

nguyên âm Ví dụ : bottle letter Vẫn phát âm là /t/ rõ ràng và chính xác bottle/‘bɔtl / letter /‘letə/ Phát âm nhẹ hơn có xu hướng thay thế /t/ bằng/d/ bottle /’ba:dl/ letter /‘ledər/ Nguyên âm / æ / Ví dụ: fast Đọc hẳn thành /a:/ fast / fa:st /

Đọc thành âm nửa /a/ nửa /e/ há miệng như đang chuẩn bị nói /a/ nhưng vị trí đó lại cố gắng bật âm /e/ nhưng tròn miệng hơn

fast /f ỉst/

Ngun âm /o/

Ví dụ: hot

document

Được phát âm tròn miệng là /ɒ/ hot /hɒt/ document /’dɒkjəmənt/ Bị đọc trệch thành /a:/ hot / ha:t/ document /’da:kjəmənt/

- Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn lắng nghe cuộc nói chuyện bằng Tiếng Anh mà học sinh bắt gặp để làm giàu thêm khả năng nghe hiểu Tiếng Anh.

- Giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu rằng dù có giỏi Tiếng Anh cũng không thể biết hết mọi thứ. Học sinh cũng khơng nên cầu tồn mong hiểu được mọi thứ và như người bản ngữ thì thật là khó.Cho nên học một ngơn ngữ nói chung hay tiếng Anh nói riêng là khơng ngừng học hỏi. Là điều bình thường nếu các em yêu cầu người nói nói chậm lại hoặc nhắc lại những gì các em không hiểu.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)