Hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn trong bảng phiên âm

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 26 - 30)

Để nghe Tiếng Anh tốt, trước tiên học sinh phải cố gắng phát âm thật chuẩn các từ học được. Muốn như vậy khi học phát âm học sinh cần tra phiên âm chuẩn và lặp đi lặp lại nhiều lần cho nhớ. Phát âm chuẩn rất quan trọng bởi lẽ dù học sinh có biết từ đó nhưng phát âm sai thì các em sẽ khơng nghe và nói được từ đó. Khi phát âm đúng, học sinh sẽ nghe được, nói được, đọc được từng câu, từng đoạn rồi hiểu được người nói, người viết muốn truyền đạt điều gì .

Giáo viên dành thời gian để học sinh luyện cách phát âm. Có những học sinh khó khăn trong việc sử dụng ngơn ngữ thì giáo viên phải hiểu rõ điều này để phân nhóm và hướng dẫn học sinh phát âm chuẩn, giao nhiệm vụ cho học sinh khác trong nhóm hỗ trợ, giúp đỡ để bạn cùng tiến bộ. Giáo viên kiểm tra, sửa chữa kịp thời những lỗi phát âm sai của học sinh.

( Nguồn Internet )

+Trong Tiếng Anh có khoảng 44 âm trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Phát âm chuẩn từng phần sau đó ghép chúng lại để thành một tổ hợp âm hoàn chỉnh. Học sinh cần phân biệt được sự phát âm khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm.

Nguyên âm là những âm khi phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Đây là những âm được tạo ra bởi dao động của thanh quản chủ yếu là

a,o,i,u,e. Dựa theo âm từ thanh quản nên khi phát âm học sinh cần cử động lưỡi

môi lấy hơi để phát âm chuẩn. Nguyên âm có thể đứng một mình hoặc kết hợp với phụ âm để tạo thành tiếng. Nguyên âm bao gồm nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Nguyên âm đôi được ghép bởi 2 nguyên âm đơn khác nhau.

Phụ âm là âm phát mà luồng khí từ thanh quản lên mơi bị cản trở như răng môi va chạm, lưỡi cong chạm mơi. Đó là phát âm từ thanh quản qua miệng. Phụ âm không được sử dụng riêng lẻ mà phải đi cùng nguyên âm tạo thành từ mới phát được thành tiếng trong lời nói

Trong q trình giảng dạy mơn Tiếng Anh lớp 6, tôi thấy mục Pronuciation trong phần A closer look 2 của mỗi bài ở SGK Tiếng Anh lớp 6 đề cập đến việc rèn cho học sinh phát âm các cặp nguyên âm đơn: /i/ và /i:/; /ə/ và /ɜ:/ ; /ʊ/ và /u/;

/ɒ/ và /ɔ:/; /ɑ:/và /ỉ/; các nhóm ngun âm đơi như: /iə/, /eə/ và /ʊə/ ; /ei/, /ɔɪ/ và /aɪ/, /əʊ/ và /aʊ/ và các cặp phụ âm : /θ/ và /ð/, /p/ và /b/, /s/ và /ʃ/. Việc rèn tốt

cho học sinh phát âm các cặp âm này là bước đệm cho việc nghe- nói của các em ở các phần tiếp theo của mỗi đơn vị bài học. Vì vậy giáo viên luyện phát âm cho học sinh để các em phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm của các cặp âm này khi nghe, nói, đọc các từ Tiếng Anh có liên quan đến chúng.

- Các cặp nguyên âm đơn

/i/( âm i ngắn) phát âm giống âm “i”

của Tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh, môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp.

Ví dụ : sit /sit/

/i:/( âm i dài) kéo dài âm “i”, âm phát từ trong khoang miệng không thổi hơi ra, môi mở rộng hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên

Ví dụ: sea /si:/

/ə/( âm ơ ngắn) phát âm như “ơ” Tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn. Môi mở rộng, lưỡi thả lỏng

Ví dụ: banana /bəˈna.nə/

/ɜ:/(âm ơ dài) phát âm dài hơn /ə/, nhưng cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng, môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm

Ví dụ: birthday/ ’bɜ:θ¸dei/

/ʊ/: phát âm gần giống “ư” của Tiếng Việt, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng

Ví dụ: good /gʊd/

/u:/ (âm u dài) âm phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm /u/ ngắn, mơi trịn lưỡi nâng cao.

Ví dụ: school /sku:l/

/ɒ/( âm o ngắn) tương tự như âm “o”

Tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn

Ví dụ: hot /hɒt/

/ɔ:/ phát âm như “o” Ttiếng Việt nhưng

cong lưỡi lên, phát âm từ khoang miệng, trịn mơi, lưỡi cong lên chạm vào vịm miệng khi kết thúc âm

Ví dụ: ball /bɔ:l/

/ɑ:/ giống âm “ a” đọc kéo dài, âm

phát ra từ khoang miệng, môi mở rộng, lưỡi hạ thấp

Ví dụ : father/ fɑ: ðɚ/

/æ/:hơi giống âm “ a” và “e”, âm có cảm

giác bị nén xuống, miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ thấp xuống.

Ví dụ: bad /bỉd/ - Nhóm ngun âm đơi :

/ɪə/:đọc âm /i/ rồi chuyển sang âm /ə/, mơi từ dẹt thành hình trịn dần, lưỡi thụt dần về phía sau.

Ví dụ: here/ hiə/

/eə/: đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/, hơi thu hẹp môi, lưỡi thụt dần về phía sau.

Ví dụ : where /weə/

/ʊə/:đọc âm /ʊ/ rồi chuyển sang âm /ə/, môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước

/aɪ/: đọc âm /ɑ:/ chuyển dần sang âm /i/, môi dẹt dần sang 2 bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy về phía trước

Ví dụ: nice /nais/

/ɔɪ/: đọc âm /ɔ:/ chuyển dần thành âm /i/, môi dẹt dần hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước.

Ví dụ: boy /bɔɪ/

/ei/: đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /i/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên

Ví dụ: name /neim/

/əʊ/ đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, mơi từ hơi mở đến hơi trịn, lưỡi lùi dần về phía sau.

Ví dụ: cold /kəʊld/

/aʊ/: đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, mơi trịn dần, lưỡi thụt dần về

phía sau.

Ví dụ: house /haʊ:s/

- Các cặp phụ âm:

/θ/ : đọc như “ th ” ở Tiếng Việt

Đặt đầu lưỡi giữa 2 hàm răng, hàm trên đặt nhẹ trên đầu lưỡi, thổi hơi giữa răng và lưỡi, cổ họng không được rung.

Ví dụ: thing /θɪŋ/

/ð/: đọc là “ d ” ở Tiếng Việt .

Đưa lưỡi vào 2 hàm răng, hàm răng trên đặt nhẹ trên đầu lưỡi, cổ họng rung. Ví dụ: then /ðen/

/p/ : đọc là “p” ngắn và dứt khốt,

mím mơi chặt rồi mở ra thật nhanh

Ví dụ : pen/ pen/

/b/: khẩu hình miệng giống phát âm “b”

trong Tiếng Việt, nhưng mím mơi, phát âm rung ở cổ họng, đưa tay về phía trước có luồng hơi thổi vào tay như âm “b” trong Tiếng Việt

Ví dụ: baby /ˈbeɪbi/

/s/ : đọc là “s ” (nhanh, nhẹ, phát âm gió). Hai hàm răng tạo khe hở hẹp, lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, luồng hơi thốt ra

Ví dụ : speak/ spi:k/

/ ʃ / : đọc là “s ” ( uốn lưỡi, hơi gió),

hơi chu miệng ra, trịn mơi, lưỡi chạm hàm trên nâng phần trước của lưỡi lên và hơi thốt ra.

Ví dụ : shoes/ ʃu:/

Khi học phát âm các âm trong bảng phiên âm, học sinh cần tự kiểm tra lại việc phát âm các âm của mình bằng việc nghe các video phát âm từng âm của người bản xứ để có thể phân biệt sự khác nhau trong việc phát âm của từng cặp âm( sự khác nhau về âm, chuyển động của lưỡi, môi …). Học sinh cần đọc phát âm chuẩn các âm trong bảng phiên âm thì mới có thể nói từ đúng được. Khi phát âm đúng từ thì học sinh mới có thể nghe được câu và hiểu được người nói nói Tiếng Anh

feet /fiːt/ và fit /fɪt/

thirteen /θɜːˈtiːn/ và thirty /ˈθɜːti/

Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lại việc phát âm hai âm /i/ và /i:/ của mình bằng việc nghe video mà người bản xứ phát âm chuẩn hai âm đó.

English Pronunciation – Short Vowel - _ɪ_ - ‘kit’, ‘bid’ & ‘him’.mp4

Khi học sinh phân biệt được sự khác nhau về phát âm của 2 âm: /i/ và /i:/, các em sẽ nghe- nói đúng từ và hiểu đúng nghĩa của từ. Nếu học sinh phát âm nhầm lẫn giữa hai âm thì sẽ nghe – nói sai từ và hiểu sai nghĩa của từ.

Tương tự như trường hợp trên, học sinh có thể áp dụng thực hành nhớ cách phát âm của các âm kết hợp với kiểm tra lại cách phát âm và thực hành theo các video phát âm các âm mà người bản xứ ghi lại. Để từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa các âm và khơng nhầm lẫn khi nghe, nói và đọc âm, từ và câu Tiếng Anh.

Học sinh đọc chậm, đọc rõ từng âm trong từ. Học sinh cần lưu ý một số âm gió khơng có trong Tiếng Việt như âm th/θ/ (cần đè lưỡi giữa hai hàm răng

và thổi ra). Âm sh/ʃ/, p/p/, t/t/ khi phát âm có thể đặt tay trước miệng và cảm nhận

hơi thổi ra từ miệng... Đồng thời khi học từ học sinh cần học cả âm của từ đó. Học phát âm đúng khơng những nghe tốt mà cịn nói tốt. Trong q trình dạy trên lớp giáo viên có thể xen kẽ kiểm tra phát âm những âm học sinh hay nhầm lẫn khi bắt gặp những từ có kèm âm này và hướng dẫn học sinh tự luyện âm ở nhà.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngoại ngữ trung học cơ sở (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)