A, at break time B, in the evening
2.5. Giải pháp thứ năm: Rèn luyện kỹ năng tập trung chú ý khi nghe Tiếng Anh cho học sinh
Tiếng Anh cho học sinh
Với bất cứ một vấn đề nào trong giao tiếp, việc tập trung, chú ý vào cơng việc sẽ đem lại hiệu quả cao. Vì vậy giáo viên cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng tập trung chú ý khi nghe .
+ Hình thành thói quen nghe Tiếng Anh cho học sinh .
- Giáo viên nên khuyến khích học sinh hình thành thói quen nghe, sở thích nghe, dành thời gian chủ động để cố gắng hiểu ngôn ngữ, nội dung đang nghe với bất kỳ thể loại nào. Nghe thường xuyên giúp các em thẩm thấu Tiếng Anh và thêm u ngơn ngữ này. Học sinh có thói quen thưởng thức một bài hát Tiếng Anh hay một chương trình truyền hình, một game show, talk show bằng Tiếng Anh như:
The Ellen show, The Tonight show… hoặc phim Tiếng Anh có phụ đề song ngữ .
learning English, BBC learning English...Đặc biệt với học sinh lớp 6, giáo viên
khuyến khích các em vào thời gian rảnh rỗi nên xem các bộ phim hoạt hình ở trên kênh thiếu nhi như Cartoon Network, 123 Magic English, Appu Series ….mà các nhân vật ngộ nghĩnh trong phim nói chuyện bằng Tiếng Anh. Các em sẽ tò mò, cố gắng tập trung nghe để hiểu những nhân vật hoạt hình đáng u đó nói với nhau điều gì. Từ đó các em sẽ yêu thích Tiếng Anh và nghe Tiếng Anh sẽ trở thành thói quen hằng ngày khơng thể thiếu được của các em .
Học sinh thường xuyên tích cực luyên tập nghe hợp lý và có kinh nghiệm để hình thành một số phương pháp và kỹ năng nghe tốt kết hợp với vốn từ vựng và khả năng phát âm của mình. Để từ đó các em có thói quen luyện tập nghe từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ nghe của mỗi em. Học sinh nghe từng câu hay đoạn văn với tốc độ bình thường.Giáo viên khuyến khích học sinh cần có thói quen ý thức lắng nghe người khác đang nói.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe một cách chủ động thay vì nghe một cách thụ động. Học sinh cần phân biệt nghe chủ động và nghe thụ động.
Nghe chủ động là một cách nghe tập trung, hứng thú, với tâm thế sẵn sàng đón nhận thơng tin, cố gắng hiểu ý nghĩa những gì đang nghe được. Cịn nghe thụ động là nghe một những gì đang được nói nhưng khơng thực sự cố gắng hiểu từng từ.
Ví dụ: khi học sinh nghe một bản nhạc hoặc podcast bằng Tiếng Anh chỉ
để thư giãn, giải trí và khơng thực sự tập trung vào chúng. Đây chính là học sinh đang nghe thụ động. Khi học nghe thụ động thì khó có thể ghi nhớ được từ vựng và sẽ không giúp nâng cao khả năng nghe, hiểu từ. Cho nên các em có thể chuyển nghe thụ động thành nghe chủ động để đạt hiệu quả nghe cao. Luyện nghe chủ động giúp học sinh hiểu, thấm phát âm từ và cấu trúc ngữ pháp…, phản xạ nghe Tiếng Anh của học sinh tăng lên
Nếu học sinh nghe chủ động thành thục và cùng kết hợp với nghe thụ động thì thật là tuyệt vời. Bởi lẽ khi đến lúc đó thì Tiếng Anh sẽ ngấm dần vào não bộ, Các từ vựng, các câu Tiếng Anh được sử dụng nhiều lần lặp đi, lặp lại trong đầu học sinh cho tới khi các em sử dụng thành thạo chúng. Sau đó các em sẽ bắt đầu suy nghĩ bằng Tiếng Anh, nói được ra bằng Tiếng Anh và dần phản xạ nghe hiểu bằng Tiếng Anh với các bài nghe Tiếng Anh tốc độ nhanh. Lúc này học sinh như được “tắm mình” trong câu từ, giai điệu Tiếng Anh để cảm nhận được hết ý của người nói muốn nói.
+ Kích thích niềm say mê, hứng thú nghe Tiếng Anh cho học sinh
- Các em học sinh lớp 6 đầu tiên tiếp cận với Tiếng Anh ở cấp THCS nên tâm lý thường căng thẳng, sợ sệt, lo lắng dẫn đến mất tập trung khi nghe. Giáo viên tạo hứng thú học tập cho các em bằng việc tổ chức các hoạt động học tập đa dạng với các trò chơi . Hoạt động theo nhóm tạo cho các em thói quen tư duy khoa
học, biết hợp tác, cùng nhau giải quyết vấn đề mà giáo viên giao. Chính điều này thu hút sự chú ý, kích thích tính tị mị, ham học hỏi của học sinh. Từ đó thu hẹp khoảng cách giữ thầy và trò, trò với trò. Học sinh không ngại nghe và không ngại thể hiện năng lực giao tiếp của bản thân với giáo viên, với bạn bè để cùng nhau tiến bộ.
- HS có thể tham gia chơi các trị chơi nghe online bằng Tiếng Anh mang lại trải nghiệm thú vị cho học sinh vừa để giải trí kích thích sự tị mị, ham học hỏi, vừa cải thiện được khả năng nghe của các em. Học sinh tham gia trò chơi nghe online với nhiều hình thức tổ chức khác nhau (trắc nghiệm, ô chữ, điền từ, trả lời câu hỏi…) từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp...Học sinh có thể tự chọn cho mình trị chơi phù hợp với bản thân. Một số trò chơi nghe online phổ biến phù hợp với học sinh như: tiger, pigeon…hoặc các trò chơi trên các trang như: https://www.youtube.com/watch?v=bw1WhKE9G-4
https://tesolcourse.edu.vn/kien-thuc/4-tro-choi-nhom-hay-nhat-de-hoc- tieng-anh/
Qua đó học sinh có thể học mà chơi, chơi mà học, rèn được kỹ năng nghe tốt, nói tốt. Đồng thời có một số trị chơi luyện nghe chứa nhiều bài tập luyện nghe từ đơn giản đến nâng cao dành cho tất cả các trình độ người chơi. Những trị chơi này vừa giúp học sinh tự đánh giá được khả năng nghe của bản thân và vừa giúp các em nhớ lại các từ vựng cơ bản, có hệ thống liên quan đến các lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày như về trường học, nơi sống, công việc...
- Học sinh có thể sử dụng một số phần mềm học luyện nghe Tiếng Anh như: Spotlight English, TED, 6 minutes ( BBC), Learn English Kids, Monkey, … Ở một số phần mềm này, học sinh được tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình qua việc tiến hành làm các bài kiểm tra và câu đố nghe Tiếng Anh sắp xếp theo cấp độ dành cho người bắt đầu học đến nâng cao. Vì đây là trị chơi nên học sinh tham gia cuộc chơi một cách tự nhiên, hào hứng quyết tâm dành được chiến thắng và muốn tiếp tục hoạt động nghe hơn.
- Trong từng giờ lên lớp giáo viên có thể tổ chức các trò chơi xen kẽ, để giúp học sinh tạo tâm lý thoải mái, hứng khởi để tập trung vào bài nghe. Giáo viên có thể đặt câu hỏi đơn giản hoặc tổ chức một số trò chơi nhằm thu hút học sinh như:
Wishpering/ Lucky number… Menorising game
Brain storming Miming
Who is faster?
Crossword puzzle…....
Ví dụ: Để thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài nghe trong Unit5: Skills 2 SGK lớp 6, giáo viên có thể tổ chức trị chơi “Who is faster?” ở phần Warm up (3-5minutes).
Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Giáo viên sử dụng bản đồ Việt Nam cùng với 6 tấm card ghi 6 địa danh nổi tiếng ở Việt Nam (Ha Long Bay, Mũi Né, Huế,
Đà Nẵng, Nha Trang, Cà Mau ). Mỗi đội cử 6 thành viên lên dán đúng vị trí của
các địa danh lên bản đồ đó. Đội nào ghi đúng và nhanh hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Sau đó giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi để biết được sự hiểu biết của học sinh về các địa danh trên.
- Have you ever been to Nha Trang/ Ha Long Bay..? -What is Nha Trang/ Ha Long Bay…… famous for?
- Why do more tourists like to travel to Nha Trang/ Ha Long Bay....nowadays?
Situation: Nick’s family is on holiday in Viet Nam. They are in the travel’s
agent’s. Which place would you choose ?Why?
(Tình huống: Gia đình Nick đi tham quan ở Việt Nam. Hãy tưởng tượng
em là Nick. Nơi nào em sẽ chọn để đến thăm? Tại sao em chọn nơi đó?)
=> Giáo viên tổ chức học sinh tham gia trò chơi, tạo hứng thú để học sinh thích thú, tập trung để nghe cuộc hội thoại giữa gia đình Nick và cơng ty Lữ hành. Các em cố gắng tập trung lắng nghe để xem gia đnh Nick có đồng ý chọn nơi đến thăm giống mình giới thiệu khơng. Đây chính là sự thành cơng của giáo viên trong việc thu hút sự chú ý, tập trung của học sinh vào việc nghe. Giáo viên cần có sự linh hoạt trong việc tìm ra và làm mới các thủ thuật để giúp học sinh có nề nếp tập trung chú ý trong suốt quá trình học nghe.
+ Thời gian của bài nghe không dài nên giáo viên hãy giúp cho các em học sinh tiếp cận nó với trạng thái khỏe mạnh, tự tin, thoải mái cần thiết.
Trong tiết học, giáo viên gần gũi, quan tâm đến học sinh bằng việc dùng giọng nói với ngữ điệu, nhịp điệu hoặc body language ...để thu hút sự chú ý của các em với tiết nghe. Giáo viên khen ngợi học sinh kịp thời khi các em làm tốt và động viên, khích lệ học sinh khi các em chưa cố gắng. Giáo viên tổ chức các hoạt động để học sinh được làm việc theo cặp, theo nhóm động viên, giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó phát huy được năng lực giao tiếp và hợp tác và khơng có khoảng cách giữa thầy với trò, trò với trị. Tiết học nghe khơng cịn căng thẳng, áp lực đối với học sinh mà trở thành một khoảng thời gian cho thầy- trò cùng nghe, cùng trò chuyện,
cùng trao đổi ý kiến giúp nhau cùng tiến bộ. Học sinh hào hứng, thoải mái, tự tin chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc của mình với thầy, với bạn.
+Tạo không gian nghe yên tĩnh để học sinh không bị phân tán sự tập trung vào bài nghe.
-Các trường học đều bố trí phịng học nghe nhìn dành riêng cho môn Tiếng Anh nhằm tạo không gian yên tĩnh để học sinh tập trung nghe và không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và không do nhiều yếu tố, việc nghe của học sinh bị ảnh hưởng. Vì vậy giáo viên cần yêu cầu học sinh giữ trật tự trong khi nghe. Nếu các em mất trật tự khơng chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân các em mà còn đến các bạn xung quanh.
-Giáo viên chuẩn bị, kiểm tra băng đĩa, đài hoặc máy tính đảm bảo chất lượng tốt để học sinh nghe rõ .
2.6. Giải pháp thứ năm: Rèn cho học sinh theo kịp tốc độ của người nói
khi nghe
Muốn theo kịp tốc độ của người nói học sinh phải có kiến thức, kỹ năng và có tâm thế học tập phù hợp.
+ Trước hết giáo viên cần hướng dẫn, khắc phục tình trạng học sinh cố gắng dịch sang Tiếng Việt khi nghe.
Học sinh thường hay có thói quen dịch những gì nghe được sang Tiếng Việt rồi mới hiểu. Như thế lúc đó não bộ của học sinh phải làm cùng một lúc nhiều việc: vừa nghe, vừa dịch những gì nghe được từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và vừa phải hiểu những gì bằng Tiếng Việt vừa mới dịch xong. Cho nên học sinh vừa nghe xong phần thứ nhất thì bài nghe đã chuyển sang phần tiếp theo. Cứ như vậy, khi nghe học sinh ln cảm thấy mình chậm chạp, khơng theo kịp tốc độ bài nghe và nhanh chóng nản trí. Để tránh tình trạng trên, giáo viên hướng dẫn và lưu ý học sinh không cần phải cố gắng hiểu tất cả những gì trong bài nghe, giúp các em phân biệt giữa nghe hiểu và nghe dịch. Học sinh chỉ nghe hiểu để lấy thông tin chứ không phải là nghe dịch sang Tiếng Việt. Bởi lẽ nghe dịch sang tiếng Việt thì phản xạ của người nghe bao giờ cũng chậm hơn nhiều so với tốc độ của file nghe.
+Hướng dẫn học sinh cần nắm chắc các quy tắc về âm Tiếng Anh
Học sinh chưa nắm chắc được các quy tắc âm, nghĩa của từ Tiếng Anh . Học sinh thường hay mắc lỗi sai ngồi phát âm sai từ cịn thiếu âm cuối ( ending
sounds), phát âm sai âm câm, không nối âm hoặc nói khơng có ngữ điệu trong
câu hoặc thiếu trọng âm...Những lỗi sai này sẽ làm học sinh nhầm nghĩa của từ, của câu và sẽ lúng túng, không tập trung nghe .Học sinh cần khắc phục những mặt hạn chế như trên thì các em phát âm chuẩn, đọc chuẩn, nói chuẩn và nghe chính xác thơng tin người nói muốn truyền đạt. Học sinh cần hiểu và phân biệt âm, nghĩa của từ ( phần này đã được trình bày ở giải pháp thứ hai )
+ Rèn cho học sinh có thói quen nghe.
Như chúng ta đã biết, một hành động mà được thực hiện nhiều lần thì hành động đó sẽ trở thành thói quen. Mỗi ngày học sinh nên dành khoảng 30 phút để học nghe. Khi học các em nên chuẩn bị tâm thế thật tốt để nghe, chuẩn bị đầy đủ giấy bút, bật file nghe lên vừa nghe, vừa có thể ghi chép, ghi nhớ. Trước tiên các em nghe quen những câu đơn giản thì sau đó sẽ nghe được câu khó và sẽ theo kịp tốc độ của người nói. Tùy theo trình độ của học sinh có thể theo kịp tốc độ của người nói nhanh hay chậm. Nghe nhiều sẽ tạo cho học sinh có phản ứng nhanh với những âm thanh đang nghe và não bộ cũng sẽ xác định được ngơn ngữ đang nghe.
- Trong tình huống học sinh nghe khơng kịp một phần nào đó thì có thể bỏ qua phần đó để nghe các phần tiếp theo, chứ học sinh khơng thể cứ cố hình dung lại phần đã qua mà bỏ luôn phần nghe hiện tại.
Học sinh phải tập trung khi nghe thì mới thể bắt kịp tốc độ của người nói được. Tóm lại, học sinh cần linh hoạt phát huy khả năng của bản thân và khắc phục những hạn chế như trên để có thể nghe kịp tốc độ của người nói .