Quyền con người là một khái niệm mở, có thể thay đổi theo sự phát triển của con người và xã hội loài người. Quyền con người được coi là những giá trị chung, phổ quát cho mọi xã hội nhưng nhận thức về quyền con người và những cơ chế đảm bảo quyền con người cũng khác nhau trong từng thời kỳ. Do vậy, việc đảm bảo thực hiện quyền con người là một quá trình liên tục, phát triển theo sự phát triển của nhân loại và rất đa dạng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau. Nghiên cứu từ góc độ luật Hiến pháp, với việc xác định trách nhiệm to lớn của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người thì nội dung bảo vệ quyền con người bao gồm những nghĩa vụ sau của Nhà nước: Thứ nhất: Xác lập và hoàn thiện các cơ sở pháp lý về quyền con người
Điều 3 Tuyên bố Liên hợp quốc về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và những tự do cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi năm 1998, Được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 53/144 ngày 9/12/1998 quy định như sau:
“Pháp luật quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và những trách nhiệm quốc tế khác của quốc gia đó trên lĩnh vực quyền con người và những tự do cơ bản là khn khổ pháp lý mà ở đó quyền con người và những tự do cơ bản phải được thực hiện và hưởng thụ, đồng thời, trong khn khổ đó, mọi hoạt động được đề cập đến trong Tuyên bố này liên quan đến việc thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện hiệu quả những quyền và tự do trên phải được tiến hành.”18
Như vậy, có thể thấy pháp luật có vai trị quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người. Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người cần thể chế hóa quyền con người thành các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật, tạo thành đảm bảo pháp lý nhằm bảo vệ quyền con người. Thứ hai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa vi phạm quyền con người
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa phòng ngừa vi phạm quyền con người được thực hiện ở toàn diện các mặt, bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
- Tuyên truyền, thúc đẩy sự hiểu biết của tất cả mọi người về các quyền con người trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
- Nhà nước bảo đảm và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do căn bản.
- Nhà nước thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy các quyền con người và các quyền tự do căn bản trong giáo dục và đặc biệt quan tâm đến những cơ sở đào tạo luật, đưa các yếu tố thích hợp về quyền con người vào giảng
18 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-bo-quyen-va-nghia-vu-cua-ca-nhan-nhom-tochuc-trong-bao-ve-quyen-con-nguoi-1998-276361.aspx, ngày truy cập 24/7/2016. bao-ve-quyen-con-nguoi-1998-276361.aspx, ngày truy cập 24/7/2016.
dạy trong chương trình đào tạo. Thứ ba: Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và xử lý hành vi vi phạm quyền con người.
- Cần tiến hành các biện pháp cần thiết như thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt để nhanh chóng, kịp thời phát hiện vi phạm. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu của sự xâm phạm quyền con người, cần thiết hành một cuộc điều tra nhanh chóng và vơ tư nhằm xác định xem có hay khơng có một hành vi xâm phạm nhân quyền xảy ra.
- Kịp thời xử lý và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ và khắc phục hậu quả trong trường hợp có hành vi vi phạm nhân quyền xảy ra. Cũng tại Điều 12 Tuyên bố Liên hợp quốc về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và những tự do cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi (1998) quy định:
“Nhà nước thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự bảo vệ của cơ quan có thẩm quyền cho tất cả mọi người, cá nhân...”19
Khi xác định nội dung về bảo vệ quyền con người, là không đầy đủ nếu cho rằng chỉ có Nhà nước mới là chủ thể của nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Nhà nước là chủ thể chính có nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người nhưng không phải là chủ thể duy nhất có các nghĩa vụ này. Bên cạnh Nhà nước, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các nhóm xã hội, gia đình, cộng đồng và kể cả cá nhân cũng là những chủ thể có nghĩa vụ.