30 Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ (2011), Các công trớc cơ bản về quyền con người, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, tr 82.
1.2.2. Nội dung nguyên tắc suy đốn vơ tộ
Trong bài viết: Ngun tắc suy đốn vơ tội trong Luật tố tụng hình sự, sự thể chế hóa cho phù hợp với Hiến pháp, tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải đưa ra quan điểm về nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội bao gồm:31
- Khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật.
- Người bị tình nghi, bị can, bị cáo khơng có nghĩa vụ chứng minh sự vơ tội của mình. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình nghi, bị can, bị cáo nếu khơng được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo.
Tác giả Lê Văn Sua với bài viết “Nguyên tắc suy đốn vơ tội và vấn đề đảm bảo thực thi trong hoạt động tụng hình sự” đã đưa ra quan điểm về nội dụng nguyên tắc suy đốn vơ tội bao gồm”32:
- Khơng ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án.
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội.
31 "http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID-1849 ngày truy cập 25/7/2016,32 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1959, ngày truy cập 25/7/2016. 32 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1959, ngày truy cập 25/7/2016.
- Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra; cáo trạng của Viện kiểm sát và bản án kết tội của Tòa án phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về hành vi khách quan, mối quan hệ nhân - quả, lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm cụ thể.
Tác giả Minh Thảo trong bài viết Ngun tắc suy đốn vơ tội trong Hiến pháp năm 2013 và việc thể chế hóa ngun tắc này trong Bộ luật Tố tụng hình sự để phù hợp với tinh thần của Hiến pháp mới cho rằng nội dung nguyên tắc suy đốn vơ tội bao gồm:33
- Khơng ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa.
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội.
- Bản cáo trạng của Viện kiểm sát và bản án kết tội của tòa phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm.
- Mọi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo nếu khơng thể loại trừ được theo trình tự, thủ tục do luật định và khi chưa có sự thống nhất trong việc giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật đều phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ,
Tác giả Nguyễn Thành Long cho rằng ngun tắc suy đốn vơ tội bao gồm những nội dung sau:34
33 http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source%2Ftintuc&Category=B% C3%Alo+c%C3%A1o%2C+nghi%C3%AAn+c%E1%BB%A9u-hi%E1%BA%BFn-ph%C3%Alp&ItemID C3%Alo+c%C3%A1o%2C+nghi%C3%AAn+c%E1%BB%A9u-hi%E1%BA%BFn-ph%C3%Alp&ItemID 2867&Mode=1, ngày truy cập 25/7/2016.
34 Nguyễn Thành Long, Ngun tắc suy đốn vơ tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (2010), Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, tr.29-45. luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, tr.29-45.
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được suy đốn vơ tội cho đến khi có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh mình vơ tội.
- Mọi nghi ngờ về lỗi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nếu khơng được loại trừ theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, thì phải được giải thích có lợi cho họ.
- Bản án kết tội của Tịa án khơng được dựa trên những giả định. Như vậy, các quan điểm nêu trên đều thống nhất ở một số nội dung như: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, mọi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo nếu khơng thể loại trừ được theo trình tự, thủ tục do luật định thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ,... Tuy nhiên, có một nội dung khác biệt đó là: chủ thể của quyền được suy đốn vơ tội, Tịa án có hay khơng có trách nhiệm chứng minh tội phạm, người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi thỏa mãn cả điều kiện được chứng minh theo trình tự luật định ngồi điều kiện có bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật - là điều kiện được tất cả các tác giả thừa nhận.
Tuy có những quan điểm khác nhau được đưa ra khi nghiên cứu về nội dụng ngun tắc suy đốn vơ tội, nhưng qua nghiên cứu, tổng hợp, tác giả luận văn cho rằng nội dung nguyên tắc suy đoán vơ tội được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau: Thứ nhất: Người bị buộc tội được suy đốn vơ tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật.
Người bị buộc tội có quyền được suy đốn vơ tội. Điều đó nghĩa là tuy đang bị buộc tội, đã tham gia vào tố tụng, chịu sự hạn chế nhất định về quyền tự do cá
nhân theo quy định của pháp luật nhưng người bị buộc tội vẫn có quyền được coi như không phạm tội cho đến khi bản án kết tội của tồ án có hiệu lực pháp luật.
Khác với các quan điểm của các tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải, Lê Văn Sua, Minh Thảo và tác giả Nguyễn Thành Long khi sử dụng các cụm từ: ai, người bị tình nghi, bị can, bị cáo, người bị tạm giữ... tác giả luận văn cho rằng việc sử dụng thuật ngữ người bị buộc tội là phù hợp và bao quát tất cả các trường hợp. Nguyên tắc suy đốn vơ tội cần được áp dụng ngay khi bắt đầu có sự buộc tội từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ người bị buộc tội mới có thể bao quát được tất cả các trường hợp, tất cả các chủ thể cần được suy đốn vơ tội. Khi nghiên cứu về ngun tắc suy đốn vơ tội, việc đưa ra nội dung nguyên tắc cần đảm bảo tính ổn định, tính nghiên cứu, việc sử dụng thuật ngữ cần đảm bảo tính bao quát, phù hợp với sự thay đổi của pháp luật thực định, vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ “người bị buộc tội” đáp ứng yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học.
Pháp luật tố tụng hình sự có thể thay đổi theo đó, các thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự về chủ thể được suy đốn vơ tội có thể thay đổi, ví dụ như:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về chủ thể được suy đốn vơ tội là: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về chủ thể được suy đốn vơ tội là: người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Vì vậy, thuật ngữ người bị buộc tội đã bao quát được tất cả các chủ thể cần được suy đốn vơ tội và phù hợp với pháp luật hình sự ở từng giai đoạn.
Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ “người phạm tội” dùng để chỉ người đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm, hành vi của người đó đã cấu thành tội phạm. Do vậy, thuật ngữ người “người bị buộc tội” khác với thuật ngữ “người phạm tội”. Bất kỳ ai bị buộc tội đều có quyền được suy đốn là khơng
phạm tội. Người bị buộc tội được hiểu là người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo hoặc người đã bị xét xử sơ thẩm và bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Đó là những chủ thể của quyền được suy đốn vơ tội tương ứng với tư cách tham gia tố tụng trong mỗi giai đoạn tố tụng nhất định. Những người này vẫn có đầy đủ các quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ bản chất của vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thu thập và ghi nhận chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn, thực hiện các biện pháp điều tra...
Ngun tắc suy đốn vơ tội cũng đòi hỏi bất cứ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Quá trình chứng minh tội phạm được thực hiện từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm và thông qua các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra đề nghị truy tố, truy tố bằng bản cáo trạng và tiến hành xét xử, điều tra công khai tại phiên tịa..
Suy đốn vơ tội là quyền của người bị buộc tội, dẫn đến trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan buộc tội. Tuy nhiên, suy đoán ở đây không được hiểu theo nghĩa là hoạt động tư duy đơn thuần mà phải thể hiện thành hành vi cụ thể trong tố tụng hình sự được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện hoạt động điều tra, truy tố xét xử, trong việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và đưa ra các quyết định tố tụng. Người có thẩm quyền buộc tội khơng được đối xử với người bị buộc tội theo định kiến rằng họ là người phạm tội mà ngược lại, vẫn phải tôn trọng và bảo đảm các quyền của người bị buộc tội. Mọi sự cưỡng chế, hạn chế, ngăn chặn được áp dụng đối với người bị buộc tội trong tố tụng hình sự đều phải dựa trên cơ sở cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh mình vơ tội.
Cùng với việc khẳng định một người khơng thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tịa án có hiệu lực pháp luật thì cũng có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội khơng có nghĩa vụ phải chứng minh sự vơ tội của mình. Để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm. Nếu khơng chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì khơng thể kết tội người đó. Trên thực tế, có thể một người đã thực hiện tội phạm tức là về khách quan, họ là người phạm tội, nhưng nếu không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi được luật hình sự coi là tội phạm, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó. Chứng minh tội phạm là một quá trình diễn ra ở cả giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử. Quyền và trách nhiệm chứng minh tội phạm không chỉ thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà còn thuộc về Tòa án. Tại phiên tòa, Tòa án tham gia vào việc thẩm vấn bị cáo và những người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định để chứng minh làm rõ bị cáo phạm tội hay khơng phạm tội; nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự để đưa ra phán quyết, kết tội, quyết định hình phạt đối với họ. Vì vậy, trách nhiệm chứng minh tội phạm cũng thuộc về Tòa án.
Với việc xác định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng cũng có nghĩa là người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh mình vơ tội. Nội dung này của ngun tắc suy đốn vơ tội cũng chính là thực thi quyền im lặng đã được bao hàm trong đó.
Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam ký kết gia nhập vào ngày 24 tháng 9 năm 1982 có quy định về nội dung quyền im lặng tại điểm g, khoản 3, Điều 14:
“3. Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hồn tồn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây:
g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội.35
Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền -chủ động trong việc khai báo, những gì bất lợi, họ có thể khơng buộc phải khai báo cũng như khơng buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, họ có thể khơng trả lời một số câu hỏi mà họ cho là chống lại họ và họ cũng không buộc phải khai nhận mình có tội. Cùng với đó là những tình tiết người bị buộc tội khơng trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng, không nhận tội hay không khai báo khơng bị coi là là tình tiết tăng nặng. Quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội, họ có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội, khai báo thành khẩn của bị can, bị cáo được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo. Thứ ba: Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm đối với người bị buộc tội, nếu khơng bị loại trừ theo trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho họ.
Mục đích của luật tố tụng hình sự là tội phạm phải được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Sự nghi ngờ về lỗi của người bị buộc tội là một trong những vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải làm rõ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể xảy ra tình huống các chứng cứ buộc tội yếu, cả hai khả năng oan sai và bỏ lọt tội phạm cùng song song tồn tại mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết mà pháp luật quy định.