54 Hoàng Thị Kim Quế (2015), “Nguyên tắc cơ bản và công thức hiến định của mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (5), tr.3.
2.3.1. Nội dung quy định ngun tắc suy đốn vơ tội theo Bộ luật tố tụng hình sự năm
2.3.1. Nội dung quy định ngun tắc suy đốn vơ tội theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hình sự năm 2015
- Bộ luật tố tụng năm 2015 đã quy định riêng nguyên tắc suy đốn vơ tội trong một điều luật với tên gọi “Suy đốn vơ tội” tại Điều 13.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nội dung ngun tắc suy đốn vô tội được quy định tại Điều 9 với tên gọi là: không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là bộ luật đầu tiên quy định ngun tắc suy đốn vơ tội theo đúng tên gọi của nguyên tắc mà không phải là một nội dung của nguyên tắc được đưa lên thành tên của một điều luật. Điều này thể hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội đã được nhìn nhận trực diện với nội dung chính xác và đầy đủ hơn.
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tại Điều 13 quy định:
“Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi khơng đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội.”
Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hoá tinh thần của ngun tắc suy đốn vơ tội được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tại Điều 15. Xác định sự thật của vụ án quy định:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.”
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định nội dung trách nhiệm chứng minh tội phạm trong nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Nội dung về trách nhiệm chứng minh tội phạm không thuộc về nguyên tắc xác định sự thật vụ án mà thuộc về nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội, bởi, cùng với việc khẳng định một người không thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì cũng có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội khơng có nghĩa vụ phải chứng minh sự vơ tội của mình. Như vậy, hạn chế này của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 không được khắc phục trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 2.3.2. Các quy định bảo đảm ngun tắc suy đốn vơ tội theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Về mặt nội dung, ngun tắc suy đốn vơ tội là một quan điểm pháp lý khách quan, là quy định mang tính xuất phát điểm chi phối nhiều quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong các giai đoạn tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm cho đến xét xử phúc thẩm. Trong đó, những nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội đã được thể hiện rõ tại các chế định về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng... trong tất cả các giai đoạn tố tụng.
Thứ nhất: Trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. - Về đối tượng được suy đốn vơ tội
Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung hai đối tượng thuộc diện người được suy đốn vơ tội đó là: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt. Quy định này đã khắc phục những hạn chế của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Đối tượng người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cùng với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều được Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” tại Điều 58 đến Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đây cũng là nội dung quan trọng đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp trong việc thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội, theo đó: người bị buộc tội có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ phải chứng minh mình vơ tội.
Nội dung này phù hợp với quy định tại Điều 15 Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vơ nhân đạo hoặc hạ thấp nhận phẩm được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984.
Điều 15: “Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng bất kỳ phát ngôn nào được đưa ra như là kết quả của sự tra tấn sẽ không được sử dụng làm bằng chứng trong bất kỳ tiến trình tố tụng nào, trừ khi để làm bằng chứng chống lại một người bị cáo buộc là đã thực hiện hành động tra tấn”56
- Quy định về quyền đưa ra chứng cứ của người bị buộc tội:
Pháp luật hình sự đã có quan điểm mới về khái niệm chứng cứ, do vậy bị can và người bào chữa có quyền cung cấp chứng cứ, khác với Bộ luật tố tụng hình sự cũ, chứng cứ chỉ do người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng thu thập. Quan niệm này đã tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền của bị can trong tố tụng hình sự nhằm chứng minh sự vơ tội của mình và có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện quyền bào chữa. Và việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu được xác định là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị can, vì vậy, trong trường hợp bị can từ chối khơng khai báo hoặc đưa ra lời khai giả dối cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bản thân bị can có quyền quyết định lựa chọn việc đưa ra lời giải thích nào đối với sự buộc tội.
- Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định quyền khiếu nại của người bị tạm giữ, bị can về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có ý nghĩa quan trọng, buộc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong q trình giải quyết vụ án phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Quy định về nghĩa vụ chứng minh trong vụ án hình sự
56 http://btnn.moj.gov.vn/qt/tintuc/Lists/TinHoat Dong/Attachments/769/CAT%20-%201984%20%20ban%20tieng%20Viet.pdf, ngày truy cập 22/7/2016. %20Viet.pdf, ngày truy cập 22/7/2016.
Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khi quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đã thể hiện nội dung quan trọng: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh...”.
Như vậy điều luật đã khẳng định, nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chứ không phải người bị buộc tội phải chứng minh.
Quy định khác về lời khai của bị can, bị cáo thể hiện rõ nét nguyên tắc suy đốn vơ tội:
Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo
“Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ khác để xác định lời nhận tội của bị can, bị cáo có đúng sự thật hay khơng. Khơng được chỉ tập trung vào áp dụng các biện pháp để bị can, bị cáo nhận tội mà không quan tâm phát hiện, điều tra, thu thập chứng cứ khác. Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi bị can nhận tội, vẫn phải suy đốn vơ tội, tức là khơng coi họ là người phạm tội.
- Quy định chặt chẽ về căn cứ và thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rất chặt chẽ các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Ngun tắc suy đốn vơ tội khơng chỉ địi hỏi việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng căn cứ mà cịn địi hỏi việc áp dụng này là phải đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Người bị tạm giữ, tạm giam chưa bị
coi là có tội vì đối với họ chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Địa vị pháp lý của họ khác về bản chất so với địa vị pháp lý của người đang chấp hành án phạt tù.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khơng chỉ quy định chặt chẽ hơn các căn cứ để áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà còn giảm thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam - là biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do của bị can. Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định ngắn hơn so với thời hạn điều tra vụ án hình sự nhằm nâng cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, bảo đảm việc điều tra phải được tiến hành nhanh chóng theo đúng thời hạn do pháp luật quy định. Hết thời hạn này nếu khơng chứng minh được tội phạm thì theo ngun tắc suy đốn vơ tội, bị can được coi là vô tội và cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Thứ hai: Trong giai đoạn truy tố
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định quyền hạn, trách nhiệm và thủ tục truy tố người phạm tội đối với Viện kiểm sát một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo việc xử lý tội phạm một cách khách quan, triệt để đồng thời đảm bảo nguyên tắc suy đốn vơ tội. - Quy định về thời hạn truy tố:
Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định thời hạn quyết định truy tố thể hiện sự tơn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của bị can. Bị can chưa bị coi là có tội và việc Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ để ra một trong các quyết định truy tố bị can trước Tòa án; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can được tiến hành trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra. Việc quy định chặt chẽ thời gian nhằm đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng phải được tiến hành trong thời hạn nhất định, không thể kéo dài..
- Khi nghiên cứu hồ sơ, nếu Viện kiểm sát thấy đã có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can thì ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội... theo quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Quy định này đã thể hiện nội dung của nguyên tắc suy đoán vơ tội: Viện kiểm sát có trách nhiệm chứng minh tội phạm, đưa ra chứng cứ chứng minh tội phạm của bị can, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Thứ ba: Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm - Quy định về thời hạn xét xử:
Nguyên tắc suy đốn vơ tội với ý nghĩa bảo vệ quyền con người được thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về giai đoạn xét xử ở những quy định về thời hạn xét xử. Trong quá trình tố tụng tiền xét xử, rất nhiều trường hợp bị cáo bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự. Chính vì vậy, họ có quyền được xét xử khơng q mức chậm trễ tại Tồ án. Tại tồ họ mới bị tun có tội hay khơng. Việc xét xử phải đảm bảo quyền xét xử khơng được chậm trễ q mức tại tồ cho người bị buộc tội để từ đó kịp thời đưa ra bản án.
- Bị cáo có quyền được tham gia phiên tồ. Điều 286 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tịa.” Tham gia phiên tồ là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của bị cáo nhưng việc bị cáo trốn tránh khơng có nghĩa là bị cáo có tội.
- Quy định về việc tranh tụng bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.
“Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa”.
Đây là trách nhiệm của bên buộc tội tại phiên toà phải tranh luận toàn diện, đầy đủ, bình đẳng với bên gỡ tội, khơng được lảng tránh hoặc trả lời một cách áp đặt mà không đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm buộc tội của mình. Việc cho phép các bên tranh tụng đã thể hiện ngun tắc suy đốn vơ tội ở chỗ: Quá trình tố tụng từ khởi tố điều tra - truy tố cho đến phiên tồ hình sự chưa cho phép khẳng định chắc chắn một người có tội thì mới tồn tại sự tranh tụng giữa bên buộc tội và gỡ tội. Suy đoán vô tội là cơ sở cho việc tranh tụng và tranh tụng đảm bảo cho việc thực hiện suy đốn vơ tội.
- Về trình tự xét hỏi tại phiên tịa: Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tại Điều 207:
“Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.”
Với quy định trên, khi xét hỏi, Hội đồng xét xử qua giai đoạn chuẩn bị xét xử đã có định kiến “về từng tội của vụ án”, tức là định kiến trước đã có tội phạm xảy ra trong khi chưa có tranh tụng, chưa kiểm tra chứng cứ tại phiên tịa. Bộ luật tố tụng hình sự cho phép Hội đồng xét xử hỏi trước, tức là nếu Hội đồng xét xử định kiến trước bị cáo có tội sẽ tập trung thời gian vào xét hỏi theo hướng bị cáo có tội và bên gỡ tội sẽ ít có cơ hội để phản bác chứng cứ buộc tội để chứng minh sự vơ tội của mình. Quy định như trên sẽ khơng đảm bảo cho ngun tắc suy đốn vơ tội.
Hạn chế trên đã được khắc phục với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tại Điều 307. Trình tự xét hỏi:
“Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng