Về nguồn gốc lịch sử pháp lý, ngun tắc suy đốn vơ tội (cũng là quyền được suy đốn vơ tội) lần đầu tiên được thể hiện tại Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789: “Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết cho việc bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc”. Năm 1791, tư tưởng này đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Pháp.28
Trong những văn bản quốc tế, suy đốn vơ tội được thể hiện trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948, Điều 11: “Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên tịa xét xử cơng khai với mọi bảo đảm biện hộ cần thiết?”29.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1966, Điều 14 quy định: “Người bị buộc tội là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vơ tội cho tới khi tơi của người đó được chứng minh theo pháp luật”.30
Dù đưa ra những định nghĩa khác nhau nhưng nội dung chủ đạo thể hiện là: theo nguyên tắc suy đốn vơ tội, một người khơng được coi là có tội cho đến khi tội của người đó chưa được xác định bằng bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Khơng một cơ quan, người có chức vụ nào có quyền xác nhận một người có tội trong việc thực hiện tội phạm mà chỉ có Tịa án mới có quyền xét xử vụ án hình sự và xác nhận người có tội. Phù hợp ngun tắc suy đốn vơ tội, bản án kết tội chỉ có thể được quyết định trong điều kiện là tội của bị cáo được chứng minh đầy đủ và khơng cịn một nghi ngờ nào cả, được chứng minh tại phiên tòa trên cơ sở chỉ