44 Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ (2011), Các công ước cơ bản về quyền con người, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, tr.82.
1.3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam
- Không phải tất cả các quốc gia đều ghi nhận ngun tắc suy đốn vơ tội trong Hiến pháp và quy định với những mức độ giống nhau. Đối với Hiến pháp nước Nga, nguyên tắc suy đoán được quy định với 3 nội dung của nguyên tắc, Hiến pháp Canada đã ghi nhận tinh thần và nội dung quan trọng nhất của nguyên tắc suy đốn vơ tội. Các quốc gia còn lại như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan thì nội dung nguyên tắc suy đốn vơ tội được thể hiện trong án lệ hoặc Bộ luật tố tụng hình sự.
50 Nguyễn Thành Long, Ngun tắc suy đốn vơ tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (2010), Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, tr.66. luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, tr.66.
51 Nguyễn Thành Long, Nguyên tắc suy đốn vơ tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (2010), Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, tr.68. luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, tr.68.
- Pháp luật tố tụng hình sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận ngun tắc suy đốn vơ tội ở những mức độ khác nhau và ghi nhận nội dung và tinh thần cơ bản của ngun tắc suy đốn vơ tội. Đặc biệt, chỉ có pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga chính thức ghi nhận ngun tắc suy đốn vơ tội theo tên gọi của điều luật.
- Hầu hết các nước trên thế giới đều chỉ ghi nhận hai nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội là: người bị buộc tội chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội. Chỉ có Hiến pháp Liên bang Nga ghi nhận thêm nội dung: các tình tiết gây nghi ngờ được giải thích có lợi cho người bị buộc tội và pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga là ghi nhận đầy đủ nhất với tất cả 4 nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội tại một điều luật.
- Để bảo đảm ngun tắc suy đốn vơ tội, pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới đều có quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền con người đối với người bị buộc tội.
Với những nghiên cứu so sánh trên có thể thấy, việc ghi nhận nguyên tắc suy đốn vơ tội là xu hướng tiến bộ của pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới, còn việc ghi nhận những nội dung nào, ở văn bản pháp lý nào là phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng quốc gia.
Việt Nam là quốc gia có hệ thống pháp luật thuộc hệ thống pháp luật thành văn, với vai trị và vị trí trụ cột của hệ thống văn bản pháp luật thì nguyên tắc suy đốn vơ tội cần được ghi nhận và đảm bảo những yêu cầu sau:
- Ghi nhận một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung nguyên tắc suy đốn vơ tội phù hợp với tiêu chuẩn đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
- Ghi nhận trong đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất - Hiến pháp. Cùng với đó là cụ thể hóa trong các Bộ luật, luật và văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm
tính đồng bộ, thống nhất trong tồn bộ hệ thống pháp luật. Theo đó việc cụ thể hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự - văn bản pháp lý quan trọng nhất trong lĩnh vực tố tụng hình sự là nội dung đặc biệt quan trọng, những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự phải phù hợp và cụ thể hóa được nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp về nguyên tắc suy đoán vơ tội. Bởi, với vai trị là đạo luật gốc, đạo luật tổng quát, Hiến pháp khơng thể cụ thể hóa tất cả các nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội mà chỉ ghi nhận những nội dung cốt lõi của nguyên tắc để từ đó các văn bản pháp luật khác cụ thể hóa nguyên tắc hiến định ấy thành những quy định chi tiết, đầy đủ để triển khai thực hiện trên thực tế.
Kết luận chương 1
Quyền con người là thành tựu của quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ trong lịch sử nhân loại, đến nay các quyền, tự do cơ bản của con người được thừa nhận là giá trị chung của con người trên toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia, bảo vệ quyền con người được xem là mối quan tâm hàng đầu, được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Hiện nay, nguyên tắc suy đốn vơ tội đã phát triển thành một ngun tắc với nội dung phong phú, mang tính nhân đạo sâu sắc, là một bảo đảm pháp lý cần thiết trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người bị buộc tội. Nguyên tắc này thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước đối với số phận pháp lý cũng như quyền con người nói chung.
Việc nghiên cứu về quyền con người, nội dung, các cơ chế bảo vệ quyền con người cũng như những vấn đề lý luận của nguyên tắc suy đốn vơ tội, những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về quyền suy đốn vơ tội của người bị buộc tội đã tạo cơ sở cho việc nghiên cứu pháp luật thực định của Việt Nam trong việc quy định ngun tắc suy đốn vơ tội, thơng qua đó đưa ra những vấn đề cần phải hồn thiện cả về pháp luật và thực tiễn nhằm hướng tới mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
Chương 2