Viện ngôn ngữ học (03), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.214.

Một phần của tài liệu Luan van bao ve quyen con nguoi qua nguyen tac suy doan vo toi (Trang 28 - 35)

Khái niệm cơ chế bảo vệ quyền con người (cơ chế nhân quyền/human rights mechanism) thường được dùng để chỉ bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, thủ tục có liên quan được thiết lập để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Với mỗi cách tiếp cận khác nhau ta sẽ có sự phân loại các cơ chế bảo vệ quyền con người khác nhau. Chẳng hạn: từ dấu hiệu quyền lực nhà nước có cơ chế nhà nước và cơ chế xã hội..., nghiên cứu từ góc độ tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, có các cơ chế lập hiến, lập pháp; cơ chế hành pháp; cơ chế tư pháp. Với cách tiếp cận của luận văn, nhìn nhận dưới góc độ luật hiến pháp với nội dung quan trọng là việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thì cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua ngun tắc suy đốn vơ tội bao gồm: 1.2.3.1. Cơ chế bảo vệ quyền con người trong hoạt động lập hiến, lập pháp Thứ nhất: Bảo vệ quyền con người bằng việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong xu thế hội nhập, trách nhiệm bảo đảm quyền con người còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia cụ thể trong hợp tác, tham gia ký kết và thừa nhận các thủ tục pháp lý quốc tế bảo đảm quyền tự do của cá nhân cơng dân. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc có tính đến hồn cảnh của mỗi nước để bảo đảm cho người dân được thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất. Do khác biệt về hồn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa... nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi quốc gia có thể khác nhau. Việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một yêu cầu cần thiết và khách quan.

Từ sau khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm 1977, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các công ước nhân quyền và hệ thống nhân quyền của Liên hợp quốc. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của những công ước nhân quyền cơ bản và quan trọng của quốc tế, đó là: Cơng ước quốc tế về xóa bỏ các

hình thức phân biệt chủng tộc (Việt Nam gia nhập ngày 9/6/1981); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ngày (Việt Nam phê chuẩn ngày 24/12/1982); Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Việt Nam gia nhập ngày 27/11/1981); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982); Công ước về quyền trẻ em (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990), Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới trở thành thành viên của Công ước này; Công ước về quyền của người khuyết tật (Việt Nam phê chuẩn ngày 28/11/2015); Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người Việt Nam phê chuẩn ngày 28/11/2015).

Việc ký kết, phê chuẩn các Công ước trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chính sách nhân đạo nhất quán của Nhà nước ta cũng như thể hiện sự quyết tâm duy trì nền tảng pháp lý vững chắc trong bảo vệ quyền con người. Thứ hai: Vai trị của Quốc hội

Khi nói về hoạt động lập hiến, lập pháp với tính chất là một cơ chế bảo vệ quyền con người thì trước hết phải nói đến Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra với các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước. Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều sửa đổi nhằm đảm bảo thực hiện tốt sứ mạng của Quốc hội trước công dân, bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Với vai trị quan trọng của mình trong việc lập hiến và lập pháp, Quốc hội là cơ quan đại diện và lắng nghe ý kiến nguyện vọng và đóng góp của nhân dân để cụ thể hóa vào các văn bản pháp luật.

Hoạt động lập hiến xác lập các nguyên tắc hiến định để bảo vệ quyền con người thể hiện ở một số ngun tắc như: Quyền con người, quyền cơng dân về

chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm; ngun tắc bình đẳng trước pháp luật,... đặc biệt Hiến pháp năm 2013 bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân nhằm khẳng định không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền con người, ngoại trừ các trường hợp cần thiết do luật định.

Trong số các nguyên tắc hiến định bảo vệ quyền con người thì nguyên tắc suy đốn vơ tội là ngun tắc quan trọng, bảo vệ những quyền quan trọng nhất của con người, đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Thứ ba: Ban hành các đạo luật nhằm thể chế hóa những quy phạm hiến định, quy định cụ thể trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ quyền con người.

Những quy định của Hiến pháp là những tư tưởng chủ đạo, cốt lõi để cụ thể hóa vào các văn bản pháp luật. Vì vậy, bảo vệ quyền con người cịn gắn với trách nhiệm của Quốc hội trong việc ban hành luật cụ thể hóa quyền để tạo ra hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và công bằng. Trách nhiệm của Nhà nước là ghi nhận kịp thời và đầy đủ về mặt pháp lý cũng như không thể tùy tiện cắt xén hay hạn chế các quyền con người. Với vị trí là nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật quốc gia, Hiến pháp là căn cứ để Quốc hội xây dựng và ban hành các đạo luật liên quan cụ thể hóa việc thực thi quyền con người. Quyền con người, quyền công dân liên quan trực tiếp đến quyền lực nhà nước, thể hiện bằng pháp luật. Các quyền con người phải được ghi nhận đầy đủ và đồng bộ trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, phải thể chế hóa quyền con người trong Hiến pháp và pháp luật, đây được coi là một trong những cơ chế quan trọng nhất trong bảo vệ quyền con người.

1.2.3.2. Cơ chế bảo vệ quyền con người trong hoạt động hành pháp

Thứ nhất: Xác định vai trò của hệ thống các cơ quan thực hiện quyền hành pháp.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thông qua cơ quan chấp hành là Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra để bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật trong các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương.

Với vị trí như vậy nên nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ là một trong những ưu tiên hàng đầu, bảo đảm cho Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan cơng quyền có nhiệm vụ cao nhất là phục vụ nhân dân, thực hiện và phát triển quyền con người, nâng cao các giá trị quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các hoạt động của cơ quan hành chính cơng quyền đều trực tiếp tác động tới quyền và lợi ích của cơng dân, tới việc bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người ở Việt Nam. Đổi mới hệ thống cơ quan hành pháp, cải cách hành chính nhà nước là yêu cầu cơ bản và cấp bách, bảo đảm hệ thống cơ quan hành chính cơng quyền là hệ thống tổ chức bộ máy của dân, do dân và vì dân, là cơng cụ hữu hiệu bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Thứ hai: Hệ thống cơ quan hành pháp đóng vai trị thực hiện các nội dung về quyền con người trên thực tế

Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người được đặt ra là những đảm bảo được ghi nhận trong pháp luật phải được thực hiện bằng trách nhiệm chủ động, tích cực của cơ quan nhà nước. Bởi vì, ghi nhận và bảo vệ mang ý nghĩa thụ động, tức là ghi nhận trong luật pháp và bảo vệ khi có vi phạm là cần thiết, nhưng để bảo vệ và thực hiện có hiệu quả thì cần sự chủ động, tích cực từ phía các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước. Thơng qua chính phủ, hệ thống cơ quan nhà nước được điều phối thích hợp, có sự tương tác với nhau và tương tác với cơ

quan phi chính phủ, khu vực tư nhân và đối tác khác tạo thành khối đoàn kết, phối hợp với nhau để bảo vệ quyền con người.

Hàng loạt điều khoản sửa đổi trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa tăng cường cơ chế bảo vệ nhân quyền, trong đó tiêu biểu là các Điều 94, Điều 96 đã ấn định nhiệm vụ của Chính phủ là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quy định này gắn liền trách nhiệm của các cơ quan hành pháp trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì trước đó ở Việt Nam, trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của các cơ quan này chưa được xác định rõ mà vai trò bảo vệ, thúc đẩy quyền con người thường chỉ được gắn với cơ quan lập pháp là Quốc hội. 1.2.3.3. Cơ chế bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp Thứ nhất: Xác định vai trò, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người

Bảo vệ quyền con người là dùng những cơ chế thực hiện nó một cách cơng khai, trong những hình thức mạnh mẽ nhất. Bên cạnh việc ghi nhận quyền con người như trên, cần có sự bảo vệ nhằm tránh sự vi phạm quyền con người mà việc bảo vệ khả thi nhất phải bằng một cơ quan xét xử độc lập, chuyên trách để hạn chế khả năng vi phạm quyền con người. Mặt khác, vì chủ thể vi phạm có thể là những cơ quan, cá nhân có quyền lực nhà nước cho nên cơ quan bảo vệ phải có tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Cơ chế bảo vệ khơng chỉ mang tính thụ động, ngăn chặn vi phạm quyền con người mà còn là cơ chế bảo vệ một cách chủ động.

Thơng qua hoạt động xét xử, Tịa án nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền tài sản, quyền nhân thân và các quyền, tự do cơ bản của con người. Tịa án là biểu hiện điển hình nhất của cơng lý, cơng bằng xã hội, dân chủ, công khai, thể hiện trực tiếp quyền lực nhà nước trong việc độc lập áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, Tịa án là nơi thể hiện tập trung nhất tinh thần thượng tôn pháp luật, nội dung cốt lõi của nhà nước pháp quyền. Hiến

pháp năm 2013, tại Điều 102 ấn định nhiệm vụ mới của Tịa án nhân dân là bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hiến pháp năm 2013 tại Điều 107 ấn định nhiệm vụ mới của Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thứ hai: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự

Lĩnh vực tố tụng hình sự khơng phổ biến, khơng rộng lớn, khơng diễn ra hàng ngày hàng giờ như các lĩnh vực hành chính, kinh tế, mơi trường... nhưng có thể nói trong tố tụng hình sự, quyền con người dễ bị xâm phạm và bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất vì hoạt động tố tụng hình sự liên quan trực tiếp đến quyền được sống, quyền tự do và các quyền khác của mỗi cá nhân. Trong lĩnh vực này, việc xác lập và thực hiện vị trí, vai trị của các cơ quan tiến hành tố tụng, thẩm quyền của các chủ thể tiến hành tố tụng là nội dung quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện các quyền của các chủ thể tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội.

Xác lập vị trí, vai trị của hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền lập pháp, quyền tư pháp là quan trọng nhưng việc kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước không lạm quyền, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng góp phần bảo vệ quyền người. Bởi: tổ chức quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước, suy cho cùng, cũng để bảo vệ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân.21

21 http://vnclp.gov.vn/c/cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_detail.aspx?ItemID=210, ngày truy cập 23/7/2016 23/7/2016

Ngoài ra, theo cách tiếp cận từ dấu hiệu quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người còn được thực hiện theo các cơ chế như cơ chế nhà nước, cơ chế xã hội...trong đó cơ chế xã hội là một cơ chế hiệu quả, phong phú. Theo đó, bảo vệ quyền con người có thể được thực hiện thông qua cơ chế hoạt động của các cơ chế, thiết chế, tổ chức xã hội khác với sự đa dạng của các tổ chức tự nguyện. Điều này rất cần thiết đối với việc bảo vệ quyền con người bởi ngồi tính chất chính trị thì quyền con người cịn mang ý nghĩa xã hội, văn hóa nên cơ chế bảo đảm quyền con người cũng phải được bảo đảm bằng những cơ chế rộng rãi tương ứng.

Ở nhiều quốc gia, có nhiều cơ quan được thiết lập để đảm bảo rằng các đạo luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người phải được thực thi một cách hiệu quả. Ở Việt Nam, Viện nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập với chức năng chính là nghiên cứu lý luận và pháp luật về quyền con người nhằm phục vụ cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ... Nhằm nâng cao nhận thức xã hội và đào tạo bồi dưỡng quyền con người cho cộng đồng dân cư, ở Việt Nam có hai Trung tâm nghiên cứu về quyền con người đó là Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân được thành lập năm 2007 trực thuộc khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu quyền con người trực thuộc Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh”22.

Việc phát triển quyền con người gắn liền với vấn đề giải phóng con người, gắn liền với sự phát triển của xã hội, với tiến bộ xã hội. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quyền con người, đó là nhận thức của con người đối với những quyền của mình. Khi con người ý thức đầy đủ, sâu sắc về các quyền con người thì họ sẽ đấu tranh cho các quyền đó. Do đó, bên cạnh việc tự ý thức của

22 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Quyền con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam,Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.43-45.

Một phần của tài liệu Luan van bao ve quyen con nguoi qua nguyen tac suy doan vo toi (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w