Nghĩa bảo vệ quyền con người của quy định về nguyên tắc suy đốn vơ tội theo Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Luan van bao ve quyen con nguoi qua nguyen tac suy doan vo toi (Trang 80 - 83)

54 Hoàng Thị Kim Quế (2015), “Nguyên tắc cơ bản và công thức hiến định của mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (5), tr.3.

2.2.2. nghĩa bảo vệ quyền con người của quy định về nguyên tắc suy đốn vơ tội theo Hiến pháp năm

đốn vơ tội theo Hiến pháp năm 2013

Thứ nhất: Nguyên tắc suy đốn vơ tội là bảo đảm pháp lý cho việc bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội

. Với việc quy định ngun tắc suy đốn vơ tội trong Hiến pháp đã thể hiện suy đốn vơ tội là một ngun tắc hiến định, là kim chỉ nam cho các quy định pháp luật khác mà không đơn thuần chỉ là một nguyên tắc trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Đó là một ngun tắc tiến bộ, thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và bảo vệ quyền lợi của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tố tụng khơng chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đốn theo hướng ngược lại. Là nguyên tắc hiến định, nguyên tắc suy đốn khơng phạm tội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong khoa học luật tố tụng hình sự. Đối với hoạt động xét xử khơng có kim chỉ nam nào tin cậy hơn ngoài việc thừa nhận và hiểu một cách đúng đắn ngun tắc suy đốn khơng phạm tội.

Nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội có tính chất bao quát các quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Do đó, khi những nội dung đó được quy định thành nguyên tắc chính thức trong Hiến pháp sẽ tạo ra những điều kiện có ý nghĩa tích cực để thực hiện các quyền của người bị buộc tội nhằm đưa những người này từ trạng thái bị động và thế yếu sang trạng thái chủ động để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngun tắc này quyết định và chi phối tồn bộ tính chất hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và các lĩnh vực khác trong xã hội, tính nhân đạo của nguyên tắc này là nó phản ánh được giá trị và địa vị của con người trong xã hội công dân. Thứ hai: Bảo đảm

an tồn pháp lý cho cơng dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xác lập nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.

Hoạt động tố tụng hình sự là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến các quyền thiết thực nhất của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội như quyền sống, quyền tự do thân thể, quyền tự do tài sản, quyền tự do cư trú... Việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để xác định sự thật khách quan của vụ án với yêu cầu nhanh chóng và không bỏ lọt tội phạm cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạo ra nguy cơ lớn xâm hại các quyền tự do cá nhân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

lợi ích chung của xã hội và các quyền tự do cá nhân của con người. Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm hai nhiệm vụ: Bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía cơng quyền. Suy đốn vơ tội đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự giữa một bên là Nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố, xét xử được hậu thuẫn bằng quyền lực Nhà nước với một bên yếu thế hơn là người bị buộc tội. Ngun tắc suy đốn vơ tội bảo vệ quyền của người bị buộc tội, nghĩa vụ của bên buộc tội và thể hiện giá trị của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người. Một người luôn vô tội khi Nhà nước không chỉ ra được những bằng chứng chống lại điều này và chứng minh được họ có tội.

Trong mối quan hệ với các ngun tắc khác, suy đốn vơ tội giúp người bị buộc tội khơng hồn tồn rơi vào thế bị động, buộc tội một chiều. Nguyên tắc suy đốn khơng phạm tội là nền tảng cho những bảo đảm pháp lý về quyền bảo chữa của người bị buộc tội. Nói cách khác, ngun tắc suy đốn khơng phạm tội có mối quan hệ qua lại mật thiết với quyền bảo chữa của người bị buộc tội. Quyền bào chữa của người bị buộc tội chỉ có thể được thực hiện một cách đầy đủ và hiện thực nếu tn thủ ngun tắc suy đốn vơ tội. Vi phạm quyền bảo chữa của người bị buộc tội luôn là vi phạm nguyên tắc suy đốn vơ tội ở mức độ nhất định. Và ngược

lại, vi phạm ngun tắc suy đốn khơng phạm tội tất yếu dẫn đến vi phạm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Bởi vì nếu đã bị coi là có tội ngay từ khi chưa xét xử thì việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội khơng cịn ý nghĩa. Vì vậy, Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định rõ quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, người khác bào chữa của những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Thứ ba: Giúp những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng loại trừ định kiến, kết tội một chiều đối với người bị buộc tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử

Việc ghi nhận nguyên tắc suy đốn vơ tội nhằm khắc phục sự định kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng, của người tiến hành tố tụng đối với người bị bắt, người bị giữ, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo. Trong thực tế, do sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của các yếu tố khách quan, chủ quan nên các quyết định tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng có thể khơng khách quan, tồn diện và đầy đủ. Bên cạnh đó, một bộ phận những người tiến hành tố tụng bị hạn chế về trình độ nghiệp vụ, năng lực cơng tác hoặc do bị tha hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị... nên các quyết định của họ trong một số vụ án là khơng đúng pháp luật. Vì vậy, việc người bị buộc tội khơng bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, là phương tiện pháp lý quan trọng chống lại những vị phạm có thể xảy ra đối với họ trong tố tụng hình sự. Ngun tắc suy đốn vơ tội cũng đặt ra u cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm.

Chứng minh trong tố tụng hình sự là hoạt động phức tạp; tội phạm không chỉ là những hành vi khách quan, những hậu quả thực tế mà còn phản ánh yếu tố tâm lý của người phạm tội. Mọi sai lầm trong chứng minh nhiều khi có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của con người. Do đó, nếu chỉ chứng minh theo hướng suy đốn có tội thì rất dễ dẫn đến việc coi tố tụng hình sự chỉ đơn thuần là việc bắt người và ra bản án kết tội kèm theo những hình phạt cụ thể. Việc định kiến người bị buộc tội là

người có tội là hết sức nguy hiểm. Nó đồng nhất người bị tình nghi, bị can, bị cáo là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hồn tồn vơ tội. Khi đó, dù thực hiện chế định về bồi thường oan sai đi nữa thì cũng khơng thể bù đắp được tồn bộ hậu quả, đặc biệt trong trường hợp một người bị tuyên hình phạt tử hình, đã chấp hành mà bản án đó là oan sai thì hậu quả khơng thể khắc phục được.

Ngun tắc suy đốn khơng phạm tội có tác dụng định hướng cho những người tiến hành tố tụng trong quan hệ với người bị buộc tội. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, dù chứng cứ thu thập trong vụ án chắc chắn đến đâu, dù niềm tin của những người tiến hành tố tụng về lỗi của người bị buộc tội thế nào thì họ vẫn phải có nghĩa vụ làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Nguyên tắc này thể hiện thái độ trân trọng tới số phận con người, hạn chế sai lầm trong hoạt động tư pháp, làm oan người không phạm tội.

Một phần của tài liệu Luan van bao ve quyen con nguoi qua nguyen tac suy doan vo toi (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w