II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải của
1. Kiến nghị đối với Nhà nước
1.1. Hoàn thiện Luật kinh doanh bảo hiểm và áp dụng các chế tài
Hiện nay, trên thị trƣờng bảo hiểm hàng hải tình trạng phá giá bất hợp lý hay là tâm lý chạy theo doanh thu thuần túy, giảm phí vô tội vạ đã dẫn đến sự không công bằng và làm phƣơng hại đến lợi ích chung của toàn thị trƣờng. Tình trạng cạnh tranh không lạnh mạnh trên thị trƣờng làm ảnh hƣởng đến lợi ích không chỉ của các công ty bảo hiểm mà còn của các chủ tàu, khách hàng. Trên thực tế vì chạy theo doanh thu và giành đƣợc dịch vụ bằng bất cứ giá nào, nên không ít doanh nghiệp đã hạ mức phí bảo hiểm xuống quá thấp. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp này phá sản vì doanh thu là nguồn thu chính của doanh nghiệp, mức phí quá thấp sẽ không đủ bồi thƣờng cho khách hàng khi xảy ra tổn thất, đồng thời gây thiệt hại
cho khách hàng. Chính vì vậy mà Nhà nƣớc cần hoàn thiện hơn nữa Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản luật có liên quan khác nhằm tránh các khe hở không để các doanh nghiệp bảo hiểm thi nhau hạ phí để giành khách hàng. Bộ Tài chính - cơ quan chủ quản - cần có những biện pháp xử lý kiên quyết và các chế tài đối với các công ty bảo hiểm có những vi phạm. Những biện pháp ổn định thị trƣờng mà Nhà nƣớc áp dụng không chỉ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn bảo vệ quyền lợi của cả chủ tàu. Hiện nay, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đã và đang thực hiện vai trò điều tiết và định hƣớng thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, tiến hành một số biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng trên. Song để thị trƣờng vận động một cách hiệu quả nhất rất cần thiết phải có sự can thiệp cứng rắn của Nhà nƣớc thông qua hệ thống khung pháp lý phù hợp.
1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình gia nhập WTO
Việt Nam gia nhập WTO - điều này đã trở thành hiện thực. Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam từng bƣớc mở cửa hoàn toàn. Bên cạnh những thuận lợi thì việc gia nhập WTO sẽ mang đến rất nhiều khó khăn cho thị trƣờng bảo hiểm hàng hải còn non trẻ ở nƣớc ta.
Trƣớc những khó khăn đó, Nhà nƣớc cần nhanh chóng công bố những cam kết về lĩnh vực bảo hiểm khi gia nhập WTO. Từ đó đề ra lịch trình cụ thể về việc thực hiện cam kết. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo về lộ trình gia nhập WTO đối với bảo hiểm giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi thị trƣờng bảo hiểm mở cửa hoàn toàn.
Nhƣ chúng ta đã biết, hiện nay các công ty bảo hiểm Việt Nam vẫn chƣa có biện pháp để liên kết với nhau. Khi thị trƣờng bảo hiểm mở cửa, để có thể đứng vững và cạnh tranh đƣợcvới các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài các công ty bảo hiểm buộc phải liên kết với nhau, liên kết với các ngân hàng để tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có những giải pháp thúc
đẩy và tạo điều kiện để các công ty bảo hiểm và ngân hàng liên kết với nhau để tạo thành tập đoàn tài chính lớn mạnh.
1.3. Các biện pháp nhằm trẻ hóa đội tàu
Đội tàu biển Việt Nam với tuổi tàu tƣơng đối già và trang thiết bị lạc hậu là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn trên biển, đồng thời cũng là một trở ngại đối với sự phát triển của bảo hiểm tàu biển ở nƣớc ta.
Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để trẻ hóa và chuyên môn hóa đội tàu trong khi khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, nguồn vốn để tái đầu tƣ mua sắm tài sản cố định rất nhỏ bé. Trong khi đó để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay ngân hàng thƣờng không cho những doanh nghiệp nguồn vốn quá hạn hẹp, nên phải vay toàn bộ và thời gian trả kéo dài. Do đó rất ít ngân hàng cho vay, nếu có vay thì lãi suất cho vay cao, trong khi lợi suất kinh doanh của các công ty khai thác tàu không lớn nên phải mất rất nhiều năm họ mới có thể hoàn trả vốn vay. Do đó, chẳng mấy chủ tàu dám vay ngân hàng để đầu tƣ.
Khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam quá yếu kém và tự họ khó có thể khắc phục đƣợc vấn đề này trong ngày một ngày hai. Nhà nƣớc có thể tạo ra những "cú hích" bằng các chính sách hỗ trợ đầu tƣ để các công ty này có thêm điều kiện phát triển đội tàu. Cụ thể, Nhà nƣớc cần có chính sách bảo lãnh cho các công ty vận tải biển vay vốn của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc để mua tàu với lãi suất ƣu đãi. Nhà nƣớc ƣu tiên dành một phần vốn vay Chính phủ cho đội tàu nòng cốt vay để đầu tƣ tàu mới.
Chính phủ cũng cần nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp đóng tàu trong nƣớc để họ có thể tạo ra các sản phẩm chất lƣợng cao với mức giá hợp lý. Khi đó, các công ty tàu biển Việt Nam sẽ có thêm điều kiện để mua phƣơng tiện vận tải mới, trẻ hóa và hiện đại hóa đội tàu, đặc biệt là những con tàu cỡ nhỏ và trung bình phục vụ vận tải nội địa hoặc vận
tải các tuyến viễn dƣơng gần. Những con tàu mà trong nƣớc đã đóng đƣợc thì chúng ta không nên tiêu tốn ngoại tệ để nhập khẩu. Sự kiện hạ thủy tàu Mặt Trời với trọng tải 11.500 DWT hồi cuối tháng 10/2002 và đặc biệt vào tháng 6/2005 tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long đã hạ thủy thành công tàu hàng có tổng trọng tải là 53.000 DWT, đã chứng tỏ ngành đóng tàu Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp cho đội tàu quốc gia những con tàu tƣơng đối hiện đại với giá chỉ bằng 2/3 giá đặt đóng mới ở nƣớc ngoài.
Bên cạnh đó, các biện pháp kiên quyết chấn chỉnh những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, những doanh nghiệp đang quản lý những con tàu quá cũ đã hết khấu hao từ lâu cũng cần đƣợc thực hiện để trẻ hóa và hiện đại hóa đội tàu quốc gia. Những con tàu quá cũ gây mất an toàn cho cho con ngƣời, cho hàng hóa cũng nhƣ cho môi trƣờng biển. Mặt khác, việc tiếp tục sử dụng tàu cũ dẫn đến tình trạng cung vƣợt cầu. Một số chủ tàu không có cơ hội để phát triển, hiện đại hóa, trẻ hóa đội tàu của mình do những con tàu mới mua về với khấu hao cao hơn sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh về giá từ những con tàu cũ. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa, kiên quyết từ chối cấp phép hoạt động cho những con tàu quá cũ, không còn khả năng đi biển an toàn cũng nhƣ những con tàu không đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn. Đồng thời, thủ tục thanh lý những con tàu quá cũ cũng cần đƣợc đơn giản hóa để khuyến khích các chủ tàu phá dỡ những con tàu quá ọp ẹp, khai thác không đem lại hiệu quả kinh tế.
1.4. Dành thị phần vận tải cho đội tàu biển Việt Nam
Dành quyền vận chuyển cho đội tàu quốc gia là yếu tố quan trọng hàng đầu có tính chất sống còn trong phát triển đội tàu biển, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi năng lực cạnh tranh của đội tàu nƣớc ta còn rất hạn chế. Nhà nƣớc nên đƣa ra những quy định cụ thể về việc dành quyền vận tải cho đội tàu biển
Việt Nam chuyên chở một số mặt hàng xuất nhập khẩu nhƣ than, dầu thô, lƣơng thực, nông sản, đặc biệt là những lô hàng mua bằng nguồn tài chính của Chính phủ. Các chủ hàng mua hàng cho các công trình của Nhà nƣớc, hàng viện trợ, hàng mua bằng các nguồn vốn vay do Chính phủ bảo lãnh bắt buộc phải ký hợp đồng vận tải với các tàu quốc tịch Việt Nam.
Việc khuyến khích dành hàng cho đội tàu Việt Nam chuyên chở không chỉ đem lại quyền lợi kinh tế chung cho ngƣời xuất nhập khẩu, ngƣời vận tải Việt Nam mà còn có tác dụng thúc đẩy thị trƣờng bảo hiểm tàu biển phát triển.
1.5. Nâng cao kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước.
Theo nguyên lý số đông trong bảo hiểm, nếu doanh thu phí bảo hiểm trong nƣớc tăng (tức kim ngạch tham gia bảo hiểm trong nƣớc tăng), các tổn thất lớn sẽ không ảnh hƣởng quá nhiều đến kết quả kinh doanh của loại hình nghiệp vụ này nhƣ hiện nay. Kim ngạch tham gia bảo hiểm trong nƣớc tăng làm cho doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng, cũng có nghĩa là lƣợng phí bảo hiểm đƣợc giữ lại trong nƣớc nhiều hơn, đầu tƣ lại cho nền kinh tế tăng hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn cho ngƣời lao động. Kim ngạch tham gia bảo hiểm tăng còn tạo điều kiện cho ngƣời làm công tác bảo hiểm đƣợc cọ xát nhiều hơn và nâng cao trình độ cũng nhƣ kinh nghiệm bản thân, từ đó giúp cho ngành bảo hiểm trong nƣớc phát triển. Về phía các nhà ngoại thƣơng, việc tham gia bảo hiểm trong nƣớc còn có thuận lợi là trong trƣờng hợp có tranh chấp pháp lý, vụ việc đƣợc giải quyết theo luật pháp Việt Nam, doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải tốn kém chi phí và gặp phải những trở ngại do không thông thuộc luật pháp và ngôn ngữ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, việc thay đổi tập quán ngoại thƣơng ở Việt Nam cũng góp phần dành thị phần vận tải cho đội tàu biển Việt Nam. Từ đó đội tàu biển Việt Nam có điều kiện đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ hơn, theo đó bảo hiểm tàu biển có thêm nhiều cơ hội mở rộng khai thác hơn. Chính vì vậy rất cần thiết Nhà nƣớc có những
biện pháp khuyến khích để nâng cao kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nƣớc. Một trong những biện pháp khuyến khích tài chính mà Nhà nƣớc có thể thực hiện là ƣu tiên bảo lãnh cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi; tăng thuế quan đối với những lô hàng mua CIF/bán FOB hoặc giảm thuế quan cho những lô hàng mua FOB/bán CIF; đồng thời giảm một số loại phí, lệ phí cho các doanh nghiệp này. Khuyến khích các doanh nghiệp mua bán hàng hóa theo hƣớng nhƣ vậy cũng có nghĩa là đã giành đƣợc quyền mua bảo hiểm về tay các chủ hàng Việt Nam, làm tăng số lƣợng các hợp đồng bảo hiểm đƣợc thu xếp tại thị trƣờng bảo hiểm trong nƣớc.
1.6. Khuyến khích các chủ tàu tham gia bảo hiểm.
Trong điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, các công ty, các chủ tàu luôn phải tính đến bài toán kinh tế, làm sao tiết kiệm tối đa chi phí. Theo tính toán của họ, không mua bảo hiểm cho các con tàu tức là đã tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí. Hơn thế nữa, nhƣ đã trình bày trong Chƣơng II, do công tác tuyên truyền, quảng bá về lợi ích của bảo hiểm tàu biển đối với chủ tàu đ- ƣợc các công ty bảo hiểm triển khai chƣa tốt nên nhận thức của các chủ tàu về lợi ích và sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho con tàu chƣa cao.
Chính vì vậy, Nhà nƣớc nên có biện pháp khuyến khích các chủ tàu tham gia mua bảo hiểm tại thị trƣờng trong nƣớc thông qua các biện pháp nhƣ:
Hỗ trợ các công ty bảo hiểm trong việc tuyên truyền, quảng cáo về bảo hiểm tàu biển và lợi ích của nó đối với các chủ tàu.
Dành những ƣu tiên nhất định đối với các chủ tàu có tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt Nam khi đăng ký và đăng kiểm tàu, trong đấu thầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.v.v...
2. Các giải pháp đối với Công ty Bảo hiểm dầu khí
2.1. Tăng doanh thu và lợi nhuận
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, công tác quản lý doanh thu là hết sức quan trọng, bởi vì các nguồn thu là cơ sở hình thành quỹ tài chính bảo hiểm. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nguồn thu chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm, do đó quản lý doanh thu phải tập trung vào quản lý doanh thu phí bảo hiểm.
Để tăng doanh thu cần phải có những chính sách phát triển và chiến lƣợc Marketing phù hợp. Qua nghiên cứu thị trƣờng cũng nhƣ tình hình phát triển của công ty trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải có thể thấy rõ ràng Công ty Bảo hiểm Dầu khí đang ở giai đoạn tăng trƣởng. Do đó trong chiền lƣợc Marketing “4 P”, mục tiêu đầu tiên của Công ty là mở rộng địa điểm phân phối (place), thứ hai là chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm dịch vụ (product), thứ ba là tăng cƣờng truyền thông quảng cáo, quảng bá thƣơng hiệu, tổ chức gặp gỡ chăm sóc khách hàng (promotion), và cuối cùng là chính sách về giá cả (price). Ƣu tiên phát triển những mục tiêu quan trọng nhƣng cũng phải biết kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu.
2.1.1.Mở rộng kênh phân phối sản phẩm
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn bán sản phẩm cũng đều phải cần đến hệ thống phân phối, tức là cần đến các yếu tố con ngƣời và phƣơng tiện vật chất nhằm trao đổi thông tin và chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp, ngƣời bán sang ngƣời mua. Nhờ hệ thống phân phối, ngƣời mua có thể mua đƣợc sản phẩm, ngƣời bán có thể bán đƣợc sản phẩm của mình. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình nên hệ thống phân phối đơn giản hơn do đòi hỏi ít phƣơng tiện vật chất, mà chủ yếu là yếu tố con ngƣời.
Hệ thống phân phối các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng bao gồm: đại lý chuyên nghiệp, văn phòng bán bảo hiểm, môi giới,…
Hiện nay Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã có 10 chi nhánh và khoảng 35 văn phòng chi nhánh đại diện. Đối với một Công ty bảo hiểm số chi nhánh đại lý nhƣ vậy là quá ít (Bảo Việt hiện nay đã có chi nhánh đại lý ở 64 tỉnh thành phố và ở một số nƣớc). Với số chi nhánh và đại lý ít Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai phát triển sản phẩm và giám định tổn thất khi xảy ra các tai nạn. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp để không ngừng mở rộng kênh phân phối, để sản phẩm bảo hiểm đến đƣợc nhiều khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên mỗi khi đi giám định tổn thất. Đồng thời nếu hệ thống đại lý đƣợc mở rộng công ty sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí chi phí quản lý, chi phí lƣơng cho nhân viên, chi phí văn phòng… Bên cạnh đó Công ty có biện pháp quản lý hoạt động phân phối, để quy trình này diễn ra một cách chính xác và chuyên môn hóa cao, đảm bảo yêu cầu: “đúng hàng - đúng nơi - đúng thời gian - đạt chi phí tối thiểu”.
2.1.2.Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Tất cả sản phẩm bảo hiểm đều có đặc điểm chung là tính vô hình. Đặc điểm này làm cho khách hàng khó nhận thấy sự khác nhau giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Việc “kiểm nghiệm‟” chất lƣợng thực sự của một sản phẩm bảo hiểm chỉ xảy ra khi có các sự kiện bảo hiểm làm phát sinh trách nhiệm chi trả của công ty bảo hiểm. Chỉ đến lúc này khách hàng mới có thể so sánh đƣợc chất lƣợng của các sản phẩm bảo hiểm mà các doanh nghiệp cung cấp.
Để khắc phục vấn đề trên Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã sử dụng những biện pháp để nâng cao tính hữu hình của sản phẩm bảo hiểm hàng hải nhƣ: in ấn hợp đồng bảo hiểm trên giấy chất lƣợng, gắn kết sản phẩm với hình ảnh
quen thuộc của Công ty (Bảo hiểm Dầu khí – Ngọn lửa của niềm tin). Ngoài những biện pháp trên Công ty cần phải thực hiện thêm các biện pháp: sử dụng các nét minh họa đặc sắc để tăng tính hấp dẫn sản phẩm, thông qua những ngƣời thụ hƣởng quyền lợi bảo hiểm tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm.
Nhƣ chúng ta đã biết các sản phẩm bảo hiểm không đƣợc bảo hộ bản