0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM HÀNG HẢI (Trang 26 -98 )

I. Khái quát chung về Công ty Bảo hiểm Dầu khí

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

Đội ngũ cán bộ: Công ty luôn chú trọng đến nhân tố con ngƣời, đào tạo đội ngũ cán bộ năng động và chuyên nghiệp, phát huy tinh thần đoàn kết trong tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Tổng số lao động: 330 ngƣời

- Số lao động có trình độ trên đại học: 15 ngƣời - Số lao động có trình độ đại học: 292 ngƣời

Cơ cấu tổ chức của công ty: Công ty Bảo hiểm Dầu khí sắp xếp mô hình tổ chức theo chức năng, nghĩa là mỗi phòng ban của công ty đƣợc xắp sếp theo công việc mà bộ phận đó có nghĩa vụ hoàn thành. Mỗi phòng ban đƣợc xắp sếp theo một công việc cụ thể, nhƣng thành một hệ thống nhất của công ty để hoàn thành mục tiêu chiến lƣợc công ty đã đề ra. Số phòng ban theo chức năng phụ thuộc vào quy mô công ty.

Dƣới đây là mô hình tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí:

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI QUẢN LÝ KHỐI KINH DOANH CÁC CHI NHÁNH VÀ ĐẠI LÝ CHUYÊN NGHIỆP VĂN PHÒNG P.TỔ CHỨC NHÂN SỰ P.KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ PHÒNG KẾ TOÁN P.GIÁM ĐỊNH - BỒI THƢỜNG P.TIN HỌC – THÔNG TIN P.BẢO HIỂM NĂNG LƢỢNG P.BẢO HIỂM HÀNG HẢI P.BẢO HIỂM KỸ THUẬT P.PHÁT TRIỂN KINH DOANH P. TÁI BẢO HIỂM P.ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH

CHI NHÁNH KV DUYÊN HẢI

CHI NHÁNH KV TÂY BẮC

CHI NHÁNH KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

CHI NHÁNH KHU VỰC ĐÔMG BẮC

CHI NHÁNH KHU VỰC ĐÀ NẴNG

CHI NHÁNH KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

CHI NHÁNH KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH

CHI NHÁNH KHU VỰC TÂY NAM

CHI NHÁNH KHU VỰC ĐÔNG NAM

CHI NHÁNH KHU VỰC ĐỒNG NAI

CÁC P.KD KHU VỰC VÀ ĐẠI LÝ CHUYÊN NGHIỆP

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Kinh doanh bảo hiểm:

 Bảo hiểm dầu khí.  Bảo hiểm hàng hóa.

 Bảo hiểm thân tàu và P&I .

 Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.  Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.

 Bảo hiểm trách nhiệm.  Bảo hiểm xe cơ giới.  Bảo hiểm con ngƣời.

 Các loại bảo hiểm phi nhân thọ khác.

- Hợp tác và tái bảo hiểm

 Việc bảo hiểm cho các công trình lớn trong các lĩnh vực dầu khí, hàng không, phí bảo hiểm do thị trƣờng quyết định. Vì vậy, Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam luôn quan tâm mở rộng, quan hệ hợp tác tốt với các nhà bảo hiểm và môi giới bảo hiểm quốc tế để có mức phí cạnh tranh nhất phục vụ khách hàng.

 Hiện nay năng lực của các công ty bảo hiểm trong nƣớc chƣa mạnh, thƣờng chỉ giữ đƣợc khoảng 5% - 7% của mỗi chƣơng trình bảo hiểm lớn thì việc mở rộng các chƣơng trình tái bảo hiểm cố định sẽ là điều kiện đảm bảo an toàn nhất cho khách hàng.

- Hoạt động đầu tư vốn:

 Với số vốn điều lệ, các quỹ dự phòng trên 800 tỷ đồng và các khoản tiền nhàn rỗi trong kinh doanh, Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã đầu tƣ hiệu quả vào các dự án lớn nhƣ: tàu chứa dầu, dự án phân phối khí thấp áp, các dự án đóng tàu và trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán…

- Dịch vụ khác:

 Hoạt động tƣ vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro;

 Thực hiện các dịch vụ giám định, điều tra. tính toán, phân phối tổn thất, đại lý giám định, giải quyết bồi thƣờng và đòi ngƣời thứ ba…

3. Tình hình kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

Công ty Bảo hiểm Dầu khí ra đời và hoạt động trong bối cảnh thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã trở nên sôi động, từ chỗ quy mô chƣa phát triển, đến nay đã có hơn 20 công ty bảo hiểm với thành phần đa dạng trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của nền kinh tế thị trƣờng.

Giai đoạn 5 năm đầu (1996 - 2000), Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với doanh thu bình quân 100 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nƣớc hàng năm trên 48 tỷ đồng và đạt trên 30 tỷ đồng lợi nhuận. Đây cũng là giai đoạn gây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ các bộ nhân viên có trình độ chuyên môn và tác phong làm việc chuyên nghiệp bài bản. Liên tục trong các năm 2001- 2005, Công ty đã phát huy lợi thế về thƣơng hiệu, năng lực tài chính và tính chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế để vƣơn lên dẫn đầu thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam ở lĩnh vực bảo hiểm năng lƣợng, xây dựng lắp đặt, tài sản, tham gia tích cực vào thị trƣờng bảo hiểm hàng hải, tranh thủ sự ủng hộ các nhà thầu Dầu khí, các chủ dự án để triển khai bảo hiểm cho các công trình trọng điểm của đất nƣớc. Công ty kinh doanh ổn định và hiệu quả đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp và cấp

đơn bảo hiểm cho 100% dự án dầu khí triển khai tại Việt Nam, làm tốt chƣơng trình tái tục bảo hiểm, đảm bảo an toàn tài sản của các đơn vị trong ngành nhƣ VSP, PV Gas, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu cho đội tàu PV Trans, PV Drilling, PTSC,… Công ty Bảo hiểm Dầu khí cũng thực hiện cung cấp dịch vụ cho các nhà thầu phụ dầu khi nƣớc ngoài nhƣ Global, Santaffe, Transocean, FPSO MV9…, từng bƣớc tham gia vào thị trƣờng bảo hiểm quốc tế, bảo vệ quyền lợi nƣớc chủ nhà thông qua đàm phán với khách hàng, môi giới, cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án Dầu khí lớn tại nƣớc ngoài, cấp đơn bảo hiểm chuẩn quốc tế. Nhờ đó doanh thu trong các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 lần lƣợt đạt 185,3 tỷ đồng, 497,9 tỷ đồng, 595 tỷ đồng, 610 tỷ đồng, 775,8 tỷ đồng, tổng số ngân sách nộp hơn 300 tỷ đồng, đời sống ngƣời lao động ngày càng đƣợc nâng cao. Ƣớc tính tổng số doanh thu giai đoạn 2001 - 2005 tăng 611% so với giai đoạn 1996 - 2000.

Hình 2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

2001 2002 2003 2004 2005

DT

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3: Biểu đồ nộp ngân sách nhà nước của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

2001 2002 2003 2004 2005

Nop ngan sach

Đơn vị : Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2001-2005 của Công ty Bảo hiểm Dầu khí)

Công tác bồi thƣờng cho khách hàng khi gặp rủi ro đƣợc Công ty tiến hành kịp thời, nhanh chóng, thỏa đáng, bảo đảm cho quyền lợi ngƣời tham gia bảo hiểm theo đúng quy cách của pháp luật. Hàng năm Công ty giải quyết hàng nghìn vụ bồi thƣờng tổn thất với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay Công ty đang xem xét bồi thƣờng các vụ tổn thất phát sinh ƣớc tính hơn 300 tỷ đồng. Trong năm 2005, có những vụ thiệt hại gấp nhiều lần phí bảo hiểm.

Kinh doanh có lãi, Công ty sử dụng các quỹ dự phòng và tiền kinh doanh nhàn rỗi khoảng 300 tỷ đồng/năm đầu tƣ trở lại cho những công trình có lợi nhuận cao của ngành dầu khí, đầu tƣ vào các hoạt động tài chính nhƣ đầu

tƣ kỳ phiếu, trái phiếu, kinh doanh chứng khoán, liên doanh liên kết… đem lại kết quả tốt, lợi nhuận từ đầu tƣ hàng năm đạt trên 20 tỷ đồng.

Những năm tới, thị trƣờng bảo hiểm sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trƣởng mạnh và sức cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trên cơ sở đánh giá về sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta và tiến độ triển khai các dự án của ngành dầu khí, Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục tiêu đạt mức doanh thu từ 800 đến 1200 tỷ đồng, tạo quỹ dự phòng và vốn kinh doanh ở mức 400 - 500 tỷ đồng. Riêng năm 2006 phấn đấu đạt mức doanh thu hơn 800 tỷ đồng và hơn 42 tỷ đồng lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nƣớc 72 tỷ đồng. Một số biện pháp để hoàn thành các chỉ tiêu đã đƣợc triển khai, đó là: phát triển mạnh mạng lƣới đại lý trên toàn quốc, kết hợp đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, nâng cao chất lƣợng bảo hiểm, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo hiểm toàn bộ hoạt động, tài sản và con ngƣời của toàn bộ ngành dầu khí; tăng cƣờng công tác đầu tƣ tài chính; kết hợp đầu tƣ khai thác bảo hiểm, tập trung vào các công trình có tỷ suất lợi nhuận cao; không ngừng củng cố, hoàn thiện bộ máy, hoàn thiện hệ thống tin học để nâng cao hiệu quả quản lý.

Nhằm thực hiện chiến lƣợc xây dựng Công ty Bảo hiểm Dầu khí thành một thƣơng hiệu mạnh trong tập đoàn Dầu khí, có quy mô hoạt động toàn cầu, đảm bảo an toàn cho ngành Dầu khí Việt Nam và tại các nƣớc mà Petro Vietnam sẽ đầu tƣ, đồng thời tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho Công ty Bảo hiểm Dầu khí trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã có quyết định về lộ trình tăng vốn điều lệ của Công ty Bảo hiểm Dầu khí lên 500 tỷ đồng vào năm 2006 và từ 1000 tỷ đồng đến 2000 tỷ đồng năm 2010. Với lộ trình tăng vốn điều lệ nhƣ trên sẽ đƣa Công ty Bảo hiểm Dầu khí trở thành Công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn chủ sở hữu lớn hàng đầu Việt Nam. Công ty sẽ

đa dạng hóa dịch vụ bảo hiểm, đi sâu vào phân tích rủi ro, nâng mức phí giữ lại phù hợp với vốn điều lệ và xây dựng chiến lƣợc đảm bảo doanh thu đạt 1000 tỷ năm 2006 và 2000tỷ năm 2010. Trong các năm 2006, 2007 Công ty sẽ tái đầu tƣ vào nền kinh tế mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng và đảm bảo nâng tỷ suất lợi nhuận của Công ty lên trên 15%/năm. Cùng với việc xây dựng Tổng công ty Dầu khí thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, Công ty Bảo hiểm Dầu khí sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng bảo hiểm, cam kết xây dựng Công ty theo định hƣớng nhà bảo hiểm chuyên nghiệp. Với phƣơng châm “ Trung thành - tận tụy với khách hàng”, Công ty Bảo hiểm Dầu khí đang ngày càng hoàn thiện hơn để đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Không ngừng mở rộng mạng lƣới hoạt động, tập trung vào các mạng lƣới chuyên nghiệp là giải pháp đƣợc Công ty lựa chọn để phát triển kinh doanh trên toàn quốc.

Với những thành quả đã đạt đƣợc, Công ty Bảo hiểm Dầu khí quyết tâm giữ vững vị trí đứng đầu thị trƣờng bảo hiểm trong các lĩnh vực quan trọng và phấn đấu trở thành một trong những Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, đuy trì tốc độ tăng trƣởng cao, nâng cao năng lực tái bảo hiểm, tăng cƣờng các quỹ dự phòng, tập trung vào lĩnh vực đầu tƣ tài chính để kinh doanh đạt hiệu quả cao, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc dân.

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG HẢI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ (GIAI ĐOẠN 2001 – 2005) HÀNG HẢI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ (GIAI ĐOẠN 2001 – 2005) 1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

1.1. Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí theo tiêu chuẩn ISO 9000 chuẩn ISO 9000

 Nhân viên khai thác có trách nhiệm thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về sản phẩm của Công ty Bảo hiểm Dầu khí nhằm giới thiệu các nghiệp vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kịp thời nắm bắt những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tƣ vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

 Khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm, Công ty sẽ cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng.  Khuyến cáo với khách hàng: hợp đồng bảo hiểm sẽ không có giá trị

nêu khách hàng cung cấp sai, hoặc kê khai thiếu những thông tin quan trọng về đối tƣợng bảo hiểm.

 Bƣớc 2: Đánh giá rủi ro.

 Thông qua số liệu thống kê và thực tiễn hoạt động của khách hàng, cán bộ khai thác tham mƣu cho lãnh đạo về khả năng triển khai dịch vụ, chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro.

 Căn cứ vào các thông tin đƣợc cung cấp cán bộ khai thác đánh giá rủi ro hoặc tƣ vấn rủi ro kịp thời cho khách hàng.

 Bƣớc 3: Tính toán hiệu quả, xác định phí, điều kiện chào phí.

 Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp, báo cáo đánh giá rủi ro, các số liệu thống kê và các chính sách khách hàng của Công ty, phòng kinh doanh xác định tỷ lệ phí phù hợp với đối tƣợng và các quy định của Công ty

 Bƣớc 4: Chuẩn bị hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm.

 Bƣớc 6: Đóng dấu, chuyển hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm lƣu nghiệp vụ.

 Bƣớc 7: Theo dõi thanh toán phí bảo hiểm, quản lý hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm.

1.2. Quy trình giải quyết khiếu nại, bồi thường theo tiêu chuẩn ISO 9000

 Bƣớc 1: Tiếp nhận thông tin về tổn thất.

 Tiếp nhận thông tin về tổn thất/sự cố từ khách hàng.

 Phòng Giám định Bồi thƣờng cập nhật thông tin thống kê vào sổ theo dõi giải quyết khiếu nại.

 Phòng kinh doanh cấp đơn lập „„Báo cáo số 1‟‟

 Bƣớc 2: Kiểm tra tổn thất thông báo lãnh đạo Công ty/Chi nhánh, thông báo tái bảo hiểm/đồng bảo hiểm (nếu có).

 Phòng kinh doanh cấp đơn lập „„Báo cáo số 1‟‟ gửi Công ty/Chi nhánh kèm theo hợp đồng, chứng từ có liên quan.

 Trên cơ sở „„ Báo cáo số 1‟‟ và chứng từ có liên quan Phòng Giám định Bồi thƣờng kiểm tra thời hạn, phạm vi bảo hiểm, mức bồi thƣờng, tính hợp lệ hợp pháp của giấy tờ…

 Gửi thông báo cho Phòng Tái bảo hiểm/Đồng bảo hiểm (nếu có).

 Bƣớc 3: Giám định.

 Trong trƣờng hợp có sự kiện bảo hiểm, Công ty/Chi nhánh gửi công văn cho khách hàng, ghi nhận thông báo tổn thất, thông báo khách hàng về việc giám định, yêu cầu thông tin bổ sung (nếu cần).  Trong trƣờng hợp không có sự kiện bảo hiểm, nếu khách hàng không

đồng ý thì có thể chỉ định Công ty giám định trách nhiệm nhƣ trƣờng hợp có sự kiện bảo hiểm. Có thể đàm phán với khách hàng về chi phí giám định trong trƣờng hợp tổn thất ngoài sự kiện bảo hiểm.

 Có thể giám định theo hai cách : tự giám định và thuê giám định độc lập.

 Bƣớc 4: Lập hồ sơ giải quyết khiếu nại.

 Bƣớc 5: Trình lãnh đạo phê duyệt hồ sơ khiếu nại.

 Bƣớc 6: Thanh toán/từ chối bồi thƣờng, thu đòi tái bảo hiểm/đồng bảo hiểm, thu từ ngƣời thứ 3, xử lý tài sản.

1.3. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

Trong 5 năm gần đây (2001 – 2005), nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trƣởng mạnh. GDP tăng lần lƣợt qua các năm là 6,89%, 7,08%, 7,34%, 7,69%, 8,4%; xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2005 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2001 (năm 2001: xuất khẩu đạt 15100 triệu USD, nhập khẩu đạt 16000 triệu USD; năm 2005: xuất khẩu đạt 32320 triệu USD, nhập khẩu đạt 36881 triệu USD). Đây cũng là giai đoạn thực hiện thành công kế hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005: đội ngũ tàu biển không ngừng phát triển, ngành công nghiệp đóng tàu vƣơn lên nhƣ một ngành kinh tế mũi nhọn. Nhƣ vậy, những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bảo hiểm hàng hải. Thị trƣờng bảo hiểm hàng hải trong 5 năm qua đã phát triển rất sôi động với sự tham gia của hơn 14 công ty kinh doanh bảo hiểm hàng hải doanh thu năm 2004: 871 tỷ, năm 2005: 966,3 tỷ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM HÀNG HẢI (Trang 26 -98 )

×