Quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải (Trang 88 - 98)

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải của

2. Các giải pháp đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí

2.5. Quản trị nguồn nhân lực

Có thể dễ thấy rằng, sự thành bại của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng đều chịu ảnh hƣởng rất lớn từ chất lƣợng nguồn nhân lực mà doanh nghiệp đó sở hữu. Để có đƣợc và duy trì một đội ngũ nhân viên có năng lực cao, Công ty Bảo hiểm Dầu khí cần thiết phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản hơn. Cụ thể là các chính sách sau:

 Đào tạo kỹ năng chuyên môn: nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải tƣơng đối phức tạp và chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, vì vậy các cán bộ bảo hiểm không chỉ cần có sự hiểu biết chuyên sâu về tàu

biển và về hàng hóa vận chuyển, những kiến thức chung về bảo hiểm mà còn phải nắm chắc những vấn đề liên quan đến luật pháp, tập quán quốc tế. Bên cạnh trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ, do đặc thù của nghiệp vụ này là phụ thuộc rất nhiều vào thị trƣờng quốc tế nên việc đào tạo, liên tục nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ bảo hiểm là một yêu cầu cấp thiết. Các cán bộ giám định luôn phải đƣợc cập nhật những kiến thức, kỹ thuật mới nhất đƣợc áp dụng trong ngành hàng hải để có thể giám định một cách nhanh chóng, chính xác - vừa tránh không bị trục lợi bảo hiểm nhƣng đồng thời cũng để bồi thƣờng thỏa đáng cho khách hàng.

 Đào tạo về kỹ năng marketing bảo hiểm, kỹ năng giao tiếp với khách hàng: các cán bộ khai thác cần đƣợc đào tạo về những kỹ năng này một cách bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Trên thực tế, có những trƣờng hợp cán bộ khai thác có trình độ chuyên môn giỏi song không biết cách thể hiện trƣớc khách hàng, làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cũng nhƣ giảm chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, xây dựng một phong cách marketing giao tiếp trong khai thác và thực hiện dịch vụ bảo hiểm là rất quan trọng.

 Cần có chế độ khuyến khích, động viên thích đáng dành cho cán bộ nhân viên để có thể tăng thêm tinh thần trách nhiệm, lòng say mê nhiệt tình trong công việc cũng nhƣ có thể khai thác đƣợc tối đa chất xám của đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó cũng phải thƣờng xuyên giáo dục tƣ cách, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tăng cƣờng biện pháp giám sát thanh tra trong công tác giám định bồi thƣờng.

 Các chế độ khuyến khích có thể thực hiện bằng hình thức nâng cao mức khen thƣởng về mặt tài chính cho cá nhân có thành tích xuất sắc.

Ngoài ra có thể có chế độ gợi mở những cơ hội thăng tiến cho những cá nhân tích cực trong việc nâng cao trình độ thông qua việc hoàn thành xuất sắc các khóa đào tạo chuyên môn, có năng lực cao v.v. .

KẾT LUẬN

Việt Nam gia nhập WTO thị trƣờng bảo hiểm hàng hải sẽ rất sôi động, cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển thì việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hải nói chung và Công ty Bảo hiểm Dầu khí nói riêng.

Thông qua luận văn “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải”, ngƣời viết đã trình bày những lý thuyết chung về hiệu quả kinh doanh, bảo hiểm hàng hải và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải. Trên cơ sở lý thuyết đó tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí giai đoạn 2001 - 2005. Trong 5 năm qua hiệu quả kinh doanh của Công ty khá cao, trở thành Công ty bảo hiểm hàng hải có uy tín hàng đầu trên thị trƣờng bảo hiểm hàng hải Việt Nam: lợi nhuận, doanh thu phí bảo hiểm liên tục tăng mạnh qua các năm, Công ty cũng đã quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn và lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc Công ty Bảo hiểm Dầu khí vẫn gặp phải một số khó khăn nhƣ là: chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải còn rất cao (đặc biệt là chi phí bồi thƣờng, chi phí bán hàng..), mạng lƣới đại lý, môi giới chƣa rộng khắp, doanh thu tròng ngành Dầu khí chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu ngoài ngành vẫn chƣa cao…

Sau khi đã nêu lên những vấn đề tổng quan về hiệu quả kinh doanh, phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí (giai đoạn 2001 – 2002), ngƣời viết đã đƣa ra một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện cho Công ty Bảo hiểm Dầu khí nói riêng và thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam nói chung trong việc phát

triển và mở rộng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng trình bày một số giải pháp giúp Công ty Bảo hiểm Dầu khí nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải, trở thành Công ty bảo hiểm có uy tín và đứng đầu trên thị trƣờng bảo hiểm hàng hải . Trong khóa luận này, dựa trên thực tiễn kinh doanh của Công ty và cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, ngƣời viết đã tìm ra những vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hàng hải. Hy vọng rằng, với những đóng góp nhỏ trên cùng sự năng động, bề dày kinh nghiệm Công ty Bảo hiểm Dầu khí sẽ trở thành Công ty có uy tín và đứng đầu trên thị trƣờng bảo hiểm hàng hải Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Bảo hiểm Dầu khí (2001), Báo cáo thường niên năm 2001.

2. Công ty Bảo hiểm Dầu khí (2002), Báo cáo thường niên năm 2002.

3. Công ty Bảo hiểm Dầu khí (2003), Báo cáo thường niên năm 2003. 4. Công ty Bảo hiểm Dầu khí (2004), Báo cáo thường niên năm 2004.

5. Công ty Bảo hiểm Dầu khí (2005), Báo cáo thường niên năm 2005. 6. Công ty Bảo hiểm Dầu khí (2005), Tập san Ngọn lửa số 1, 2 năm 2005.

7. Hoàng Văn Bình (2004),Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Chủ biên: PGS.TS Hoàng Văn Châu (2002), Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. TS. Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. PGS.TS Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

11. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2002), Bản tin hiệp hội năm 2002, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2003), Bản tin hiệp hội năm 2003, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2004), Bản tin hiệp hội năm 2004, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

14. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2005), Bản tin hiệp hội năm 2005, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

15. Trƣơng Mộc Lâm (2005), Thị trường bảo hiểm Việt Nam những hạn chế và triển vọng, Tạp chí Diến đàn doanh nghiệp tháng 12/2005 chuyên san về bảo hiểm của Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam.

16. Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

17. Https://mail.pvi.com.vn

18. Http://pvi.com.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU : ... 3

Chương I: Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh ... 6

I. Khái quát về hiệu quả kinh doanh ... 6

1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh ... 6

2. Phân loại hiệu quả kinh doanh ... 7

2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân ... 7

2.2. Hiệu quả của chi phí tổng hợp và bộ phận ... 8

2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh ... 9

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ... 10

3.1. Môi trường pháp lý và các chính sách của Nhà nước ... 11

3.2. Tổ chức quản lý và kinh doanh ... 12

3.3. Nguồn nhân lực ... 13

3.4. Vốn kinh doanh ... 15

3.5. Chất lượng của nguyên vật liệu và hàng hoá, dịch vụ ... 15

3.6. Thị trường và môi trường cạnh tranh ... 16

II. Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải ... 16

1. Bảo hiểm hàng hải ... 16

1.1. Khái niệm ... 16

1.2. Phân loại bảo hiểm hàng hải ... 17

2. Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải ... 19

2.1. Khái niệm ... 19

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải ... 20

2.2.1. Chỉ tiêu chung ... 20

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn ... 22

2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động ... 23

Chương II : Thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí (giai đoạn 2001 – 2005) ... 25

I. Khái quát chung về Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 25

1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 25

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 26

3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ... 28

4. Tình hình kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 29

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí (giai đoạn 2001 – 2005) ... 33

1. Hoạt động kinh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 33

1.1. Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí theo tiêu chuẩn ISO 9000 ... 33

1.2. Quy trình giải quyết khiếu nại, bồi thường theo tiêu chuẩn ISO 9000 ... 35

1.3. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí 36 2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí ( 2001 – 2005) ... 39

2.1. Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải (2001 – 2005) .. 39

2.2. Hiệu quả kinh doanh từng khâu trong bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 42

2.2.1. Hiệu quả kinh doanh khâu khai thác bảo hiểm hàng hải ... 42

2.2.2. Hiệu quả khâu bồi thường... 50

2.2.3. Hiệu quả kinh doanh khâu đề phòng hạn chế tổn thất ... 55

2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn ... 56

2.3. Hiệu quả sử dụng lao động ... 59

Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 62

I. Mục tiêu phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí giai đoạn

2006 – 2010 ... 62

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí (2006 - 2010) ... 64

1. Kiến nghị đối với Nhà nước ... 65

1.1. Hoàn thiện Luật kinh doanh bảo hiểm và áp dụng các chế tài ... 66

1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm trong qúa trình giai nhập WTO ... 67

1.3. Các biện pháp nhằm trẻ hoá đội tàu ... 67

1.4. Dành thị phần vận tải cho đội tàu biển Việt Nam ... 69

1.5. Nâng cao kim ngạch hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước . 70 1.6. Khuyến khích các chủ tàu tham gia bảo hiểm ... 71

2. Các giải pháp đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí ... 71

2.1.1. Mở rộng kênh phân phối sản phẩm ... 72

2.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ... 73

2.1.3. Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh ... 74

2.1.4. Chính sách giá cả ... 77

2.2. Quản lý chi phí ... 78

2.2.1. Chi phí quản lý và bán hàng ... 79

2.2.2. Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất ... 79

2.2.3. Chi phí bồi thường ... 81

2.3. Quản lý sử dụng vốn... 83

2.4. Cải cách thủ tục hành chính và minh bạch tài chính ... 84

2.5. Quản trị nguồn nhân lực ... 84

Kết luận ... 86

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)