Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải (2001 – 2005)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải (Trang 40 - 44)

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hàng hải của Công

2.1.Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải (2001 – 2005)

1. Hoạt động kinh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

2.1.Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải (2001 – 2005)

Bảng 1: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải

STT Chỉ tiêu Năm

2001 2002 2003 2004 2005 1 DT thuần KD BH hàng hải 19,686 30,338 39,548 51,599 54,599 2 Chi phí KD BH hàng hải 17,348 23,825 30,386 35,342 39,872

3 Lợi nhuận gộp 2,338 6,513 9,162 16,257 14,727 4 Chi phí quản lý và bán hàng 1,728 1,858 2, 96 2,927 3,507 5 Tổng chi phí (2+4) 19,076 25,683 32582 38,269 43,379 6 Lợi nhuận thuần (3-5) 0,61 4,655 6,966 13,33 11,22 7 Lợi nhuận hoạt động tài chính 5,347 6,028 8,157 8,905 9,027 8 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế (6+7) 5,957 10,683 15,123 22,235 20,247 9 HQKT tính theo doanh thu (1/5) 1,032 1,181 1,214 1,348 1,259 10 HQKT tính theo lợi nhuận (10/5) 0,312 0,416 0,464 0,581 0467

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2001 là năm đầy khó khăn với thị trƣờng bảo hiểm nói chung và thị trƣờng bảo hiểm hàng hải nói riêng. Hàng loạt các tổn thất nghiêm trọng do thảm họa thiên tai, khủng bố 11/9 xảy ra đã làm thị trƣờng bảo hiểm quốc tế hầu nhƣ đóng băng. Điều này khiến rất nhiều công ty bảo hiểm rơi vào tình trạng khó khăn, để khắc phục tình trạng này các Hội liên tục tăng phí. Sự biến động về phí bảo hiểm dẫn đến doanh thu phí bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí giảm. Sự kiện khủng bố, thiên tai, khủng hoảng kinh tế khu vực ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế của các nƣớc khiến hoạt động đầu tƣ tài chính của Công ty không khả quan dẫn đến khoản thu từ hoạt động tài chính không cao. Nhƣng với bản lĩnh vững vàng Công ty đã từng bƣớc vƣợt qua khó khăn, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải đạt 19,686 tỷ đồng tăng 1,38 lần so với năm 2000. Với 1 đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp đã tạo đƣợc 1,032 đồng doanh thu thuần và 0,312 đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận Công ty đạt đƣợc vẫn chƣa cao (5,975 tỷ đồng), do chí phí kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty tăng cao (đặc biệt là chi phí bồi thƣờng).

Năm 2002 thị trƣờng bảo hiểm hoạt động sôi động hơn, điều này đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm . Doanh thu thuần và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí tăng mạnh so với năm 2001 (cứ 1 đồng chi phí bỏ ra tạo đƣợc 1,181 đồng doanh thu và 0,416 đồng lợi nhuận). Trong năm này Công ty đã thực hiện nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức: Ban giám đốc mới đã tổ chức lại mô hình tổ chức Công ty chặt chẽ hơn tạo sự ổn định một cách tƣơng đối để có thể kết hợp các hoạt động, các bộ phận trong Công ty làm việc có hiệu quả và đối phó đƣợc với sự biến động của môi trƣờng. Đồng thời Công ty áp dụng hệ thống tin học để nâng cao hiệu quả quản lý. Năm 2002 Công ty đƣa ra định hƣớng rõ ràng phải tận dụng tối đa lợi thế trong ngành Dầu khí, dựa vào nội lực trong ngành để vƣơn ra chiếm lĩnh thị trƣờng ngoài ngành.

Trong hai năm tiếp theo 2003, 2004 Công ty thực hiện quán triệt định hƣớng đã đề ra nên lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng hải vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng, tổng lợi nhuận năm 2004 tăng 14,47% so với năm 2003 và 19,28% so với năm 2002 đạt 14,008 tỷ đồng, hiệu quả kinh doanh hoạt động bảo hiểm hàng hải vẫn tiếp tục tăng (1 đồng chi phí đã đem lại cho công ty 1,214; 0,464 đồng doanh thu thuần và lợi nhuận).

Năm 2005 có rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung. Đó là liên tiếp 2 cơn bão số 7 và số 8 tàn phá vùng duyên hải phía Bắc và miền Trung, tai nạn đƣờng thủy, tàu biển, tàu sông, tàu cá tăng nhanh, dẫn đến chi phí bồi thƣờng tăng cao. Do vậy, năm 2005 hiệu quả kinh doanh giảm nhẹ so với 2004, một đồng chi phí chỉ tạo ra 1,259 đồng doanh thu thuần và 0,467 đồng lợi nhuận.

Qua bảng phân tích số liệu có thể thấy doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải liên tục tăng mạnh qua các năm (năm 2005 tăng gấp 2,77 lần năm 2001). Trong thời gian qua Công ty đã cấp nhiều đơn bảo

hiểm có giá trị lớn nhƣ: bảo hiểm đóng tàu UT 722 của Nga (24 triệu USD), bảo hiểm tàu Mimosa (2 triệu USD), bảo hiểm hàng hóa cho Vinafood…

Hình 6: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu thuần và chi phí của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2001 - 2005 của Công ty Bảo hiểm Dầu khí)

Tuy nhiên tổng chi phí của công ty rất cao, tốc độ tăng trƣởng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng trƣởng của chi phí. Chi phí bồi thƣờng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí kinh doanh bảo hiểm (khoảng 49%) do trong các năm qua xảy ra rất nhiều thiên tai… ảnh hƣởng xấu đến thị trƣờng bảo hiểm hàng hải nói chung đến Công ty Bảo hiểm Dầu khí nói riêng. Do trình độ và ý thức của nhân viên Công ty chƣa cao, do áp lực của cạnh tranh, nhân viên khai thác vẫn chạy theo doanh thu nên coi thƣờng công tác đánh giá rủi ro, dẫn đến chi bồi thƣờng cao. Là một Công ty mới thành lập kinh nghiệm quản lý còn chƣa vững nên chi phí quản lý và bán hàng vẫn cao do

phải mở rộng hệ thống đại lý, thu hút khách hàng. Để tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hải Công ty cần có biện pháp duy trì tốc độ tăng doanh thu và tiết kiệm tối đa chi phí.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải (Trang 40 - 44)