II. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hàng hải của Công
1. Hoạt động kinh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí
2.2.2. Hiệu quả khâu bồi thường
Bồi thƣờng và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải. Bởi vì, khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền cho sản phẩm bảo hiểm và Công ty cam kết bồi thƣờng hoặc trả tiền đầy đủ cho khách hàng khi tổn thất xảy ra. Khi tổn thất xảy ra khách hàng thƣờng bị thiệt hại nặng nề về tài sản, có nguy cơ phá sản khó khôi phục lại hoạt động kinh doanh… Chính thời điểm này năng lực, tính hiệu quả, tính nhân đạo, tính xã hội của công ty bảo hiểm đƣợc thể hiện. Hiệu quả kinh tế xã hội của các công ty bảo hiểm thể hiện rõ nét qua khâu bồi thƣờng, giúp khách hàng khôi phục lại khả năng kinh doanh có nghĩa công ty đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển,... Trong năm 2001 – 2005 Công ty Bảo hiểm Dầu khí cố gắng hoàn thành tốt việc chi trả bồi thƣờng, thực hiện tốt khâu bồi thƣờng giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh tế cá biệt đồng thời nâng cao hiệu quả xã hội.
Bảng 4: Tỷ lệ bồi thường của công ty
Năm Doanh thu phí BH gốc Số tiền bồi thƣờng Tỷ lệ bồi thƣờng Hàng hóa Tàu thủy P & I Hàng hóa Tàu thủy P & I Hàng hóa Tàu thủy P & I 2001 13031 19208 9650 5622 53670 450 43,14% 279,41% 4,66% 2002 30884 60704 27487 9765 15400 391 31,62% 25,37% 1,42% 2003 28273 87333 33147 7985 3780 547 28,24% 4,33% 1,65% 2004 23940 102704 51923 12443 9315 4797 51,98% 9,07% 9,24% 2005 23946 107814 53959 6937 71954 11830 28,97% 66,74% 21,92% Tổng 120074 377763 176166 42752 154119 18015 35,60% 40,80% 10,23% Đơn vị: Triệu đồng
Tàu thủy trong giai đoạn quả chủ yếu bị tổn thất do: đâm va, chìm tàu.v.v…, trong năm 2001 có nhiều vụ tổn thất lớn ví dụ nhƣ vụ tàu Duyên Phát 01 bị lật tại cảng Singapore ngày 5/1/2001 với số tiền bồi thƣờng tổn
thất vật chất tàu là 400.000USD và gần 1,4 triệu USD bồi thƣờng trách nhiệm hàng hóa trên tàu và trách nhiệm với các bên liên quan, tàu Đại Long bị đâm va vật thể ngầm dƣới nƣớc thiệt hại khoảng 400.000 USD... Tỷ lệ bồi thƣờng trung bình của bảo hiểm thân tàu trong giai đoạn 2001 - 2005 là 40,8% tuy vẫn cao nhƣng đã có cải thiện rõ rệt so với giai đoạn 1996 - 2000 (53,2%). Đối với nghiệp vụ bảo hiểm P&I trong 5 năm qua, tỷ lệ bồi thƣờng trung bình là 10,23% trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ lệ này tƣơng đối thấp.
Tình hình tổn thất hàng hóa trong 5 năm trở lại đây vẫn tiếp tục đƣợc cải thiện, tổn thất lớn tuy vẫn xảy ra nhƣng không quá lớn nhƣ những năm trƣớc và tỷ lệ bồi thƣờng bảo hiểm hàng hóa trong năm 2005 là 35,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ tổn thất của mặt hàng gạo xuất khẩu đi IRAQ vẫn diễn ra theo chiều hƣớng gia tăng và đặc biệt là mặt hàng nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc đƣợc nhập khẩu ngày một nhiều nhƣng tình hình tổn thất mặt hàng này cũng lớn và xảy ra thƣờng xuyên.
Qua bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ bồi thƣờng của bảo hiểm hàng hóa khá cao (năm 2004: 51,98%, năm 2005 : 28,97%), bảo hiểm thân tàu và P&I tỷ lệ bồi thƣờng năm 2003 và 2004 tƣơng đối thấp nhƣng đến năm 2005 tỷ lệ này tăng cao (bảo hiểm thân tàu là 66,4%, bảo hiểm P&I: 21,92%). Nhìn chung tỷ lệ bồi thƣờng của Công ty còn cao là do: trong 5 năm qua đã xảy ra rất nhiều thiên tai, lũ lụt…, bên cạnh đó là đội ngũ nhân viên vẫn còn chạy theo doanh thu coi thƣờng công tác kiểm tra giám định trƣớc khi bán bảo hiểm.
Bảng 5: Hiệu quả xã hội khâu bồi thường
Năm KH đƣợc bồi thƣờng Tổng chi phí HQ xã hội
2001 59 19,076 3.09 2002 50 25,683 1,95 2003 46 35,282 1,30 2004 53 38,269 1,38 2005 69 43,279 1,59 Đơn vị: Tỷ đồng
Với 1 tỷ đồng chi phí bỏ ra công ty đã giúp giải quyết, khắc phục hậu quả cho 13 khách hàng (năm 2003), 14 khách hàng năm (2004), 16 khách hàng (năm 2005). Với số tiền bồi thƣờng lên tới hàng tỷ đồng Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã giúp rất nhiều khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định hoạt động kinh doanh, tạo tâm lý an tâm cho khách hàng trong hoạt động kinh tế. Công ty Bảo hiểm Dầu khí đặc biệt chú trọng công tác giải quyết bồi thƣờng, vì đối với hoạt động bảo hiểm việc giải quyết bồi thƣờng có tính chất quyết định đến uy tín của Công ty trên thị trƣờng. Trong công tác giải quyết bồi thƣờng Công ty luôn đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng. Dƣới đây là một số vụ bồi thƣờng điển hình của Công ty:
Tổn thất tàu Sao Mai do đâm va: 1.328.361USD
Tổn thất tàu Bạch Đằng Giang: 10.000.000.000 VNĐ
Tổn thất tàu Mimosa : 2.000.000 USD
Hàng hóa của VietsoPetro trên tàu Duyên phát (tổn thất toàn bộ): 6.209.251.979 VND
Hàng hóa của VietsoPetro trên tàu Thanh Đa (tổn thất toàn bộ): 5.432.446.956 VND
Hàng gạo của Vinafood đi Iraq: 10.039.270.580VND
Hàng gạo của Vinafood đi Cuba: 8.074.341.192VND
Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả khâu bồi thường
Trong các năm qua một loạt các sự kiện thiên tai xảy ra đã dẫn đến thiệt hại trầm trọng cho các công ty bảo hiểm. Riêng năm 2005 sau một loạt cơn bão xảy ra, tổn thất của ngành bảo hiểm lên tới 100 tỷ USD con số này vƣợt trên mức tổng lợi nhuận của ngành bảo hiểm toàn cầu. Trong nƣớc cũng phải gánh chịu thiệt hại nặng nề của những cơn bão năm số 7 số 8 năm 2005 hàng trăm tàu thuyền đánh cá bị hƣ hỏng, chìm đắm.
Đội tàu biển Việt Nam đa số là tàu già, thiếu trang thiết bị hoặc các trang thiết bị đƣợc lắp đặt không hoàn hảo, không an toàn, đội tàu Việt Nam bị sếp vào danh sách đỏ (đứng tốp 10 từ dƣới lên) thuộc diện bị kiểm tra 100% tại các cảng biển quốc tế nên dễ bị kiểm tra và phát hiện vì không đảm bảo an toàn hàng hải và an ninh cảng biển, dễ bị bắt giữ phát sinh trách nhiệm P&I. Đồng thời với chất lƣợng nhƣ vậy tàu rất dễ bị tổn thất dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ bồi thƣờng của Công ty.
Trong bảo hiểm hàng hóa, chƣa nhạy bén trong việc lựa chọn mặt hàng bảo hiểm và đƣa ra các điều kiện không tƣơng xứng. Cụ thể là điều kiện bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm rộng, mức miễn thƣờng lại thấp trong khi đó một số mặt hàng bảo hiểm lại có tiền sử tổn thất cao, ví dụ nhƣ mặt hàng thức ăn chăn nuôi gia súc có tỷ lệ bồi thƣờng ở mức rất cao (tỷ lệ bồi thƣờng trên 200%).
Do sự thiếu năng lực trình độ chuyên môn, và chạy theo doanh thu một số cán bộ công nhân viên cấp đơn bảo hiểm cho những đối tƣợng bảo hiểm kém chất lƣợng không đủ năng lực bảo hiểm dẫn đến tổn thất lớn cho công ty.
Hành vi trục lợi bảo hiểm: Một số chủ bảo hiểm có tàu và hàng hóa kém chất lƣợng mua bảo hiểm với mức phí cao cố tình gian dối, lừa đảo gây ra các tai nạn, đánh đắm chìm tàu để lấy một khoản bồi thƣờng lớn. Hành vi này đôi khi cũng có sự tham gia của nhân viên bảo hiểm Công ty.
Khi xảy ra tổn thất ở nƣớc ngoài, do công ty mới thành lập, mạng lƣới đại lý chƣa rộng khắp, kinh nghiệm chƣa cao, chi phí thấp, nhân viên giám định chƣa phối hợp tốt với bảo hiểm nƣớc ngoài để có những giám định quyết định kịp thời dẫn đến tổn thất gia tăng và gây bất lợi cho chủ tàu.
Khâu bồi thƣờng giải quyết còn chƣa tốt thủ tục rƣờm rà, gây khó khăn cho khách hàng.