ương, cấp tỉnh, cấp thành phố)
Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ ngày càng tích cực, chủ động thực hiện quyền cơng dân, tham gia các hình thức dân chủ trực tiếp ở cộng đồng mà biểu hiện cụ thể đó là quyền bầu cử và ứng cử. Đây là một trong những quyền chính trị bao gồm quyền đề cử, bỏ phiếu và được bầu vào các cơ quan đại diện. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức trung Ương tỷ lệ nữ đi bầu ở tất cả các cấp đều trên 90%.
Về sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội, Việt Nam đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân
cử, từ con số 3% nữ đại biểu Quốc hội tham gia khóa I đã tăng đến 21,77% ở khóa VII, 18% ở khóa VIII, 18,84% ở khóa IX, 26,20% ở khóa X, 24,4% ở khóa XIII, khóa XIV là 26,72% (tăng 2,3% so với nhiệm kỳ trước) đặc biệt có Chủ tịch Quốc hội là nữ. Đây là một tín hiệu đáng mừng khẳng định vai trị, uy tín ngày càng cao của phụ nữ trong Quốc hội và trong cử tri.
Hiện nay số đại biểu nữ giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên: có 3 nữ là Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có 01 Chủ tịch Quốc hội, 02 Chủ nhiệm Ủy ban; có 03 Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, 02 Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội và 72 nữ là uỷ viên các Uỷ ban, Hội đồng.
Bảng 1.4: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ bầu cử
Khoá Nữ đại biểu Tổng số ĐB Tỷ lệ nữ
Khoá VIII (1987-1992) 88 496 17,74% Khoá IX (1992-1997) 73 395 18,48% Khoá X (1997-2002) 118 450 26,22% Khoá XI (2002-2007) 136 498 27,31% Khoá XII (2007-2011) 127 493 25,76% Khoá XIII (2011-2016) 123 500 24,40% Khóa XIV (2016-2021) 494 132 26,72% Nguồn: [27, tr.32]
Với sự gia tăng số lượng nữ là đại biểu Quốc hội qua các nhiệm kỳ có ý nghĩa chính trị và xã hội hết sức to lớn. Phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế và năng lực của mình, tham gia tích cực vào các hoạt động của Quốc hội, đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bảng 1.5: Tỷ lệ đại biểu nam nữ trong ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch 1 0 1 0 0 1
Phó chủ tịch 3 1 2 2 3 1
Ủy viên 11 2 10 2 11 2
Tỷ lệ % 83,3 16,7 76,5 23,5 84,6 15,4
Nguồn: [27, tr.48]
Tại địa phương tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã qua các nhiệm kỳ cũng từng bước phát triển. Số lượng nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các nhiệm kỳ 1994 - 1999, 1999 - 2004 và nhiệm kỳ 2004 - 2009 (và được kéo dài đến 2011 theo Nghị quyết của Quốc hội) đều tăng so với các nhiệm kỳ trước.Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 -2021 các cấp đều tăng so với nhiệm kỳ trước (2011 - 2016). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 1997-2002 là 26,2%, nhiệm kỳ 2002- 2007 là 27,3%, nhiệm kỳ 2007-2011 là 25,8% (cao thứ 31 trên thế giới), nhiệm kỳ 2011-2016 là 24,4% (cao thứ 2 trong khu vực và thứ 43 trên thế giới). Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV (2016 - 2021), tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt 26,72%. Trong nhiệm kỳ này, lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ. 1/4 Phó chủ tịch Quốc hội là nữ, chiếm 25%. Tỷ lệ nữ đại biểu là Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội và tương đương chiếm 23,1%; Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội và tương đương là 14,3%.
Bảng 1.6: Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp
Đơn vị tính: %
Khóa Cấp tỉnh Nữ đại biểuCấp huyện Cấp xã
Khóa XII( 2004 - 2011) 23,8 23,2 20,1
Khố XIII (2011-2016) 25,17 24,62 21,71
Khóa XIV ( 2016-2021) 26,54 27,85 26,7
Nguồn: [27, tr.41]
Qua các bảng số liệu cho thấy tuy phụ nữ chiếm tới 51,5% dân số Việt Nam và 48% lực lượng lao động trong xã hội nhưng đại diện nữ giới tại Quốc hội chỉ đạt 26,8%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 cấp tỉnh đạt 26,54% (tăng 1,37%); cấp huyện đạt 27,85% (tăng 3,23%) và cấp
xã đạt 26,59% (tăng 4,88%). Với các tỷ lệ này không đạt chỉ tiêu mà Hiến pháp 2013, Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X "Về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã đưa ra chỉ tiêu: phấn đấu đến năm 2020, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 cũng xác định phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là trên 35%.
Trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo song với số lượng hạn chế so với tiềm năng vốn có của nữ giới. Phần đơng phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị chỉ là những người tuân thủ và thi hành chính sách, chủ trương, pháp luật nhà nước.
Trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp, hiện nay, ở cấp trung ương có 01 nữ Phó chủ tịch nước; 01 nữ bộ trưởng và tương đương 4,8%; 14 nữ thứ trưởng 7,9%. Ở cấp tỉnh có 1/63 tỉnh/thành có nữ chủ tịch UBND, chiếm 1,6%, nữ Phó Chủ tịch UBND chiếm 8,3%. Nữ Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương chiếm 12,2%. Ở cấp huyện, nữ Chủ tịch UBND là 3,6% (giảm 1,65% so với nhiệm kỳ trước); Phó Chủ tịch UBND là 12,5% (tăng 0,4% so với nhiệm kỳ trước). Ở cấp xã, nữ Chủ tịch UBND là 5,1%, Phó Chủ tịch UBND là 13,6%.
Bảng 1.7: Tỷ lệ nữ là lãnh đạo chủ chốt trong UBND cấp tỉnh, huyện, xã Đơn vị tính: % Chức danh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 2004- 2011 2011- 2016 2016- 2021 2004- 2011 2011- 2016 2016- 2021 2004- 2011 2011- 2016 2016- 2021 Chủ tịch 1,56 4,76 1,59 3,92 6,00 3,62 4,09 5,76 5,1 Phó chủ tịch 26,5 19,05 8,3 19,64 14,09 12,5 10,61 13,06 13,6 Nguồn: [25 tr.34, 27, tr.43]
Với tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan quản lý nhà nước như trên, có thể thấy, vai trị ra quyết định và chỉ đạo thực hiện của phụ nữ ở các cơ quan hành pháp các cấp cịn hạn chế.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó rõ rệt nhất là định kiến giới vẫn tồn tại trong xã hội. Quan niệm cho rằng nam giới độc lập, mạnh mẽ, có năng lực và ra quyết định tốt hơn, khả năng thu thập thơng tin, phân tích xử lý, chất vấn và trả lời chất vấn, chịu áp lực tốt hơn nữ giới trong vai trò đại biểu HĐND; trong khi phụ nữ gắn với việc sinh đẻ, chăm sóc con cái, gia đình, ít có thời gian cho cơng việc và khả năng xử lý tình huống cơng việc kém hơn nam giới. Định kiến giới cũng ảnh hưởng đến cách nhìn của người ra quyết định đối với việc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong bộ máy, dẫn đến việc cán bộ nữ ít nằm trong quy hoạch đội ngũ lãnh đạo kế cận. Chịu áp lực làm việc nhà, do vậy phụ nữ khơng có thời gian để mở rộng các mối quan hệ xã hội để làm tốt vai trò lãnh đạo cũng như đại biểu HĐND. Bên cạnh đó, một số quy định khác biệt giữa nam và nữ như độ tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mặt khác, phụ nữ hiện nay phải gánh "kép" nhiều "cơ cấu" đại diện theo các tiêu chí về dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi, người tự ứng cử, giới. Việc này
khiến ứng viên nữ kém cạnh tranh hơn so với những người chỉ phải đáp ứng một tiêu chí, đặc biệt nếu người đó giữ chức vụ lãnh đạo cao hơn và là nam giới. Sự thiếu vắng các đại diện nữ trong Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy ban Bầu cử các cấp tại địa phương phần nào ảnh hưởng tới việc lựa chọn đối tượng ứng cử. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc tham gia chính trường của phụ nữ chưa được cân nhắc, quan tâm trong q trình tổ chức bầu cử.
Tóm lại, cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã đóng góp tích cực vào việc lãnh đạo, quản lý đất nước, ngành, địa phương. Nữ cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu giỏi việc nước, đảm việc nhà, tích cực nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ, trau dồi bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, tự khẳng định mình ở từng vị trí cơng tác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là số lượng cán bộ nữ tham gia ở ba khối và bốn cấp cịn ít và thấp thiếu tính bền vững và chưa đạt chỉ tiêu đề ra.