3.1. PHƯƠNG HƯỚNG
Bình đẳng giới trong chính trị có vai trị quan trọng trong sự phát triển của cơng tác bình đẳng giới cũng như của tiến trình dân chủ. Để tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ cần phát huy sức mạnh của hệ thống xã hội, của hệ thống chính trị mà đặc biệt là những người lãnh đạo cấp cao. Riêng đối với từng phụ nữ, năng lực làm chủ kiến thức, bản lĩnh chính trị và có ý chí quyết tâm trưởng thành chính là những yếu tố cần thiết để họ được tiếp tục chú ý, quan tâm, dìu dắt trong con đường tham chính.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm công tác phụ nữ, chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ nữ đã ban hành rất nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích phát huy năng lực, tỷ lệ nữ tham gia chính trị. Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng đã được xác định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị cụ thể: "Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới" [9, tr.23].
Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đề ra 3 chỉ tiêu: (1) phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. (2) phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% số
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. (3) phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có từ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đặc biệt, trong Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014, về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị yêu cầu: Phấn đấu đạt tỉ lệ cấp ủy viên nữ không dưới 15% và cần có cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp ủy.
Trên cơ sở Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị; Tỉnh ủy Vĩnh Long đã xây dựng Chương trình hành động số 12-CTr/TU Ban Thường vụ Thành ủy Vĩnh Long đã xây dựng Chương trình hành động số 21- CTr/TU, ngày 28/02/2008 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể liên quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản về công tác phụ nữ phù hợp với điều kiện của thành phố.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Vĩnh Long đã và đang tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực toàn xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo nền tảng đạt đơ thị loại II trước năm 2020. Trong đó đề ra các mục tiêu cu thể như sau: phấn đấu đến 2020 tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch cấp ủy đạt 20% trở lên.
Hiện nay trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực tạo nhiều vận hội mới, nhưng cạnh tranh cũng gay gắt hơn nên những thách thức sẽ càng lớn
đối với phụ nữ. Phụ nữ có xuất phát điểm thấp hơn, nhiều cản trở hơn nên nguy cơ bị loại ra khỏi môi trường cạnh tranh là lớn hơn. Trong thời gian tới, đất nước ta ngày càng hội nhập mạnh mẽ hơn với nền kinh tế, khoa học, công nghệ thế giới mà đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nữ giới khơng những phải tích cực nâng cao kiến thức, kỹ năng mà cịn phải rèn cho mình ý chí quyết tâm cao; bởi lẽ, nếu mỗi người dân nói chung, và phụ nữ nói riêng ở vị trí xuất phát thấp hơn, ít thời gian và cơ hội đầu tư, học tập hơn thì nguy cơ bị loại khỏi mơi trường hội nhập sẽ không tránh khỏi. Hội nhập đòi hỏi phụ nữ phải năng động, bản lĩnh, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế. Trao quyền là quan trọng nhưng phụ nữ cần chuẩn bị tâm thế, năng lực để đón nhận và thực hiện quyền năng chính trị được trao một cách hiệu quả nhất.
Sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước địi hỏi sự phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, sự tham gia chủ động, tích cực của cả nam và nữ nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới và hồn thiện hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn 2006- 2020. Phát huy tiềm năng to lớn của lực lượng phụ nữ, nguồn lực quan trọng của đất nước là yêu cầu tất yếu, khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.
Với những chính sách, quy định trên đã tạo điều kiện và cơ hội để đội ngũ cán bộ nữ nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt, đáp ứng tiêu chuẩn của từng vị trí cơng tác, nhạy bén, năng động, sáng tạo, từng bước vươn lên, phát huy trí tuệ và sức lao động của bản thân; đồng thời là công cụ để tăng cường sự tham gia của cán bộ nữ, phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, tham gia các cơ quan dân cử. Từ đó, vai trị, vị thế của cán bộ nữ được nâng lên và có
những đóng góp quan trọng vào mục tiêu bình đẳng giới; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.