Trung ương, tỉnh, thành phố)
Ngoài việc tham gia vào các cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước, phụ nữ còn tham gia vào mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các lĩnh vực ngành nghề kể cả những công việc trước đây chỉ dành cho nam giới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đồn kết tồn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Sự tham gia của phụ nữ vào Măt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị là cơ hội để phụ nữ góp phần vào q trình xây dựng pháp luật cũng chính là cơ hội để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hay nói khác đi đó cũng là q trình để các bên hiểu nhau và vận động sự ủng hộ lẫn nhau trong việc thiết lập một cơ chế, khn khổ mang tính pháp lý chung đối với xã hội. Bên cạnh đó, với chức năng vốn có của các tổ chức xã hội, cũng như theo kinh nghiệm của nhiều nước, việc tham gia của tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật rõ ràng là một sự giám sát khách quan, hữu hiệu đối với các quá trình trong quy trình lập pháp và các bên tham gia lập pháp - điều này cũng thể hiện xu hướng tất yếu của xã hội dân chủ hiện đại dù ở bất kỳ thể chế nào.
Khối Mặt trận và đoàn thể Trung Ương trừ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có 5/5 cấp trưởng của cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội đều là nam và chỉ có 4/21 cấp phó và 2 bí thư Trung ương Đoàn là nữ. Nữ uỷ viên Ban chấp hành MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội cấp trung ương có 327 người, chiếm 34,1%. Có 01 nữ Chủ tịch, chiếm 20%; 09 Phó Chủ tịch, chiếm 37,5% [25, 13].
Ngày nay phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bên cạnh đội ngũ lãnh đạo nữ trong khu vực chính trị và hành chính, đội ngũ nữ doanh nhân cũng là lực lượng có tiềm năng hết sức to lớn cần được khuyến khích và phát triển. Việt Nam được xếp vào nhóm 5 nước có tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương . Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp năm 2011 là 24,67%. Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 5,3%, trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 7,6%, trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 22,2% [25, tr,25].
Việc tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo tiếng nói đại diện, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nữ giới. Mặc dù Đảng, Nhà nước ta có quan tâm đặc biệt tới việc tăng cường tỷ lệ phụ nữ tham chính, tỷ lệ nữ tham gia vào quốc hội, hội đồng nhân dân còn thấp. Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam có cơ hội tham chính, quyền năng chính trị của họ được thúc đẩy bởi quy định thuận lợi của luật pháp, chính sách, tuy nhiên họ gặp khơng ít cản trở về thể chế, về quan niệm xã hội.