Nhóm giải pháp đẩy mạnh tham gia của phụ nữ trong các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu Ths CTH sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 70 - 72)

nữ trong các cấp chính quyền

Để đạt được mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mà trước hết là giải pháp cải thiện chính sách và thay đổi nhận thức về vai trò của phụ nữ.

Một là, Tiếp tục nâng cao nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới, cũng như quyền của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Đối tượng cần chú trọng nâng cao nhận thức về giới và quyền của phụ nữ là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Cần nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị của cán bộ và cơng tác cán bộ trong điều kiện bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước; phải xác định rõ công tác cán bộ là trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Hai là, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, chú trọng phát hiện nguồn, tạo điều kiện để cán bộ nữ tiềm năng được đào tạo, bồi dưỡng đủ năng lực và trình độ tham gia lãnh đạo, quản lý. Vấn đề tạo nguồn và quy hoạch cán bộ nữ cần được quan tâm một cách thực chất và đi vào chiều sâu. Rất khó có một đội ngũ cán bộ nữ tốt nếu phụ nữ không được đưa vào danh sách quy hoạch và đào tạo. Điều này đòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ các cấp Đảng. Thực tế hiện nay ở các địa phương còn thiếu nguồn cán bộ nữ có năng lực, trình độ để có thể đảm nhiệm tốt được cơng việc được giao. Đồng thời, cần có chính sách đãi ngộ cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với cán bộ nữ cấp cơ sở.

Về chính sách, cần phải xem xét loại bỏ những chính sách phân biệt đối xử với phụ nữ, đặc biệt là giới hạn tuổi và chỉ tiêu đối với phụ nữ trong tuyển dụng, đề cử bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo. Đồng thời cần mở rộng và tăng quyền lựa chọn cho phụ nữ một cách hợp lý nhằm phát huy tiềm năng, sức lực của nữ giới vào sự phát triển bền vững của xã hội. Hoàn thiện khung pháp lý

về cơng bằng và bình đẳng giới trên cơ sở xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát cụ thể, kết hợp với tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bộ luật bình đẳng giới, đổi mới hệ thống pháp luật, chú trọng tính dân chủ và cơng bằng cho người phụ nữ. Hồn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thích đáng dưới dạng luật định nhằm giúp phụ nữ giảm thiểu gánh nặng gia đình trong khi tham chính. Thực hiện tốt chính sách dành riêng các vị trí chính trị cho phụ nữ, đặc biệt trong các cuộc bầu cử Quốc hội. Đây là “một cách tiếp cận để làm tăng sự hiện diện của phụ nữ trong chính quyền địa phương và trung ương”, là chiến lược có thể tạo cho phụ nữ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong Quốc hội, nhất là trong các vấn đề thuộc mối quan tâm của phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong các cơ quan chính quyền cấp cao nhằm củng cố tính hợp pháp dân chủ của các cơ quan dân cử.

Ba là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ nữ, đặc biệt đối với cán bộ nữ cấp cơ sở giúp nữ cán bộ lãnh đạo quản lý tự tin bản lĩnh vững vàng trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý. Chú trọng những nội dung liên quan đến các kỹ năng lãnh đạo như xây dựng và trình bày báo cáo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và kỹ năng lồng ghép giới vào kế hoạch chương trình hoạt động. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học phù hợp với đối tượng đào tạo là cán bộ nữ. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với đặc điểm đối tượng. Đồng thời thực hiện tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo quy định của Trung ương và của địa phương để kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng.

Bốn là, cần bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ một cách hợp lý; xác định ngành, lĩnh vực phù hợp, phát huy thế mạnh của cán bộ nữ và những chức danh lãnh đạo, quản lý cần có cán bộ nữ. Đối với những cán bộ nữ xuất sắc thì có thể đề bạt vượt cấp. Phát huy vai trị của người đứng đầu trong việc định hướng cơng tác cán bộ nữ. Việc tạo dựng lòng tự tin cho cán bộ nữ là

điều hết sức cần thiết. Điều này có thể đạt được nhờ vào vai trị của các nữ cán bộ có kinh nghiệm. Các cán bộ nữ có kinh nghiệm khơng chỉ giúp cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý lần đầu có được những kỹ năng mà cịn là nguồn động viên, ủng hộ về mặt tinh thần hết sức quan trọng.

Năm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ yếu tuyên truyền nguyên tắc công bằng, bình đẳng giới trở thành lẽ sống của mọi người trong xã hội cũng như trong việc bảo vệ lợi ích chính trị của người phụ nữ. Ủng hộ truyền thơng tham gia vào quá trình tuyên truyền bình đẳng giới trong chính trị bằng việc cộng tác nhiều hơn với các lãnh đạo nữ nhằm nêu quan điểm của phụ nữ đối với các vấn đề chính trị thời sự; đồng thời khuyến khích truyền thơng tìm kiếm và giới thiệu các quan điểm của phụ nữ đối với các vấn đề một cách bình đẳng và cơng bằng. Thu hút thanh niên vào các phong trào về bình đẳng giới, ủng hộ quyền của phụ nữ trong chính trị.

Sáu là, phát triển các hoạt động dịch vụ gia đình có chất lượng nhằm hỗ trợ cán bộ nữ được bình đẳng hơn về cơ hội, tham gia và thăng tiến trên con đường chức nghiệp. Giúp phụ nữ giảm bớt trách nhiệm vai trị gia đình để pát triển sự nghiệp làm chủ kinh tế bản thân, xây dựng gia đình xã hội.

Bảy là, kiện tồn hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới các cấp với tổ chức phối hợp liên ngành vì sự tiến bộ của phụ nữ, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu, chính thức phân cơng một số cơ quan của có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác phụ nữ.

Một phần của tài liệu Ths CTH sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w