* Đặc điểm kinh tế thành phố Vĩnh Long
Với vị trí địa lý là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của Tỉnh, thành phố Vĩnh Long có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, Vĩnh Long có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với mức bình quân chung của vùng và cả nước.
Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao
động, giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ.
Bảng 2.1: Cơ cấu Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
ĐVT: %
Năm 2010 Năm 2016
Tổng số 100 100
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,62 3,34 - Khu vực công nghiệp, xây dựng 32,6 30,87 - Khu vực thương mại, dịch vụ 61,78 65,79
Nguồn: [7, tr.45]
Thu ngân sách năm 2016 đạt 335 tỷ 505 triệu đồng, đạt 114,16% kế hoạch, hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp, diện mạo thành phô ngày càng thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm xuống còn 548 hộ, chiếm tỷ lệ 1,39% so tổng số hộ dân [67, tr.33].
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, thành phố Vĩnh Long đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế về tiềm năng. Đồng thời, tập trung đầu tư tương đối hồn chỉnh mạng lưới giao thơng, kết nối các tuyến giao thông quốc gia, giao thơng liên vùng nhằm tối ưu hóa trong khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống dân cư.
Thành phố Vĩnh Long đã nghiên cứu, vận dụng xây dựng các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư riêng của địa phương trong khuôn khổ pháp luật cho phép ở các ngành kinh tế, như: chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nghề và
làng nghề tại khu vực nông thôn,…. Thực hiện đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào tính minh bạch của chính quyền, củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân đối với các thiết chế pháp lý, nâng cao hiệu quả các quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp, người lao động.
* Đặc điểm xã hội thành phố Vĩnh Long
Theo số liệu thống kê dân số trung bình thành phố Vĩnh Long năm 2016 là 142.761 người, trong đó nữ chiếm 51,8% (73.960 người). Mật độ dân số đạt 2.985 người/km2, là một trong những địa phương có mật độ dân số cao nhất Tỉnh [7, tr.44].
Dân số Vĩnh Long là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ khá cao (gần 55%). Dân số thành thị chiếm 76,26% dân số của thành phố. Tỷ trọng này tăng theo từng năm (năm 2010 chiếm khoảng 75,65%). Một trong những nguyên nhân chủ yếu là thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp ngày càng giảm, khơng có nhiều việc làm phi nơng nghiệp được tạo ra ở nông thôn giúp người dân kiếm thêm thu nhập và giao thông thuận lợi cho việc đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc ở thành phố nên nhiều lao động dần chuyển lên thành phố.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 là 97.484 người, chiếm khoảng 68,28% dân số tồn tỉnh, trong đó lao động nữ chiếm 49%. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 25.530 người, Xét về trình độ lao động, tỷ lệ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật đạt trên 50% và lao động qua đào tạo đạt 32,13% [7, tr.47].
Cùng với phát triển kinh tế, thành phố Vĩnh Long quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo đời sống cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, đã tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tuy nhiên, thành phố Vĩnh Long có diện tích đất hẹp, người đơng, trình độ dân trí có sự chênh lệch đáng kể giữa vùng nơng thơn, thành thị, thành phần dân
cư, giới và nhóm tuổi; kết cấu hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Thu nhập bình qn đầu người cịn thấp so với bình quân của cả nước và khu vực ĐBSCL (năm 2016, Vĩnh Long đạt 38,75 triệu đồng/người/năm, so với cả nước khoảng 50 triệu đồng/người/năm) [7, 49].