Phụ nữ tham gia trong các cấp chính quyền ở thành phố Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Ths CTH sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 51 - 54)

ở thành phố Vĩnh Long

Trong các bản Hiến pháp nước ta đã thể hiện rõ quan điểm “bình đẳng và ưu tiên” đối với các quyền của phụ nữ. Cụ thể đó là các quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong cơng việc, trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trong đời sống gia đình và ưu tiên trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu...tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện khả năng của mình với việc đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đồng thời tránh rủi ro trong nghề nghiệp, trong cuộc sống gia đình và xã hội.

Cùng với nam giới, việc tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ hội để phụ nữ thành phố lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, những người đủ tiêu chuẩn, không phân biệt nữ, nam xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Phụ nữ thực hiện quyền bầu cử của mình là trực tiếp phát huy quyền dân chủ trong xây dựng Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Việc tham gia bầu cử đó vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chính bản thân phụ nữ.

Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021 vừa qua, thành phố Vĩnh Long có tổng số 53.319 nữ trong tổng số 100.965 cử tri tham gia bỏ phiếu. Kết quả tỷ lệ % cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với cử tri trong danh sách: 99,95 %, trong đó tỷ lệ nữ cử tri

tham gia bỏ phiếu đạt 99.96 %. Qua đó cho thấy nhận thức cao của phụ nữ trong việc thể hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân [65, tr.45] .

Thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021, việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử, thành phố Vĩnh Long ln bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ. Tuy nhiên kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội có 2 đại biểu nữ trúng cử trong tổng số 3 đại biểu được phân bổ về đạt tỷ lệ 66,66%, số lượng nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân thành phố và cấp xã trúng cử thấp so với số lượng được giới thiệu. Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ có 1 đại biểu nữ trong tổng số 5 đại biểu nữ được giới thiệu ứng cử. HĐND thành phố có 7 đại biểu nữ trúng cử trong tổng số 24 nữ được giới thiệu [65, tr.34].

Bảng 2.4: Kết quả bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 Số đại biểu tham gia ứng cử Số người được giới thiệu Số nữ được giới thiệu Tỷ lệ % Số đại biểu ấn định Số đại biểu nữ trúng cử Tỷ lệ % Quốc hội 5 3 60 3 2 66,66 HĐND tỉnh 12 5 41.66 7 1 14,28 HĐND thành phố 58 24 41,37 34 7 20,58 HĐND cấp xã 487 220 45,17 290 79 27,24 Nguồn: [65, tr.33]

Với sự tin tưởng và quan tâm của Đảng và Chính quyền cùng với sự phấn đấu của bản thân, phụ nữ thành phố Vĩnh Long từng bước khẳng định định vị thế và năng lực của mình ngày càng được tin tưởng để giao nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Tỷ lệ nữ trúng cử HĐND cấp thành phố đạt tỷ lệ 26,47% (9 đại biểu trong tổng số 34 đại biểu trúng cử) so với nhiệm kỳ 2005 - 2010 tăng 8,27% (tăng 06 đại biểu). Tỷ lệ nữ trúng cử HĐND cấp xã, phường 74/292 đại biểu, chiếm tỷ lệ 25,3% so với nhiệm kỳ 2005 - 2010 giảm 16,4% (giảm 18 đại biểu). Cán bộ nữ tham gia BTV Đảng ủy phường, xã 08/58 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,7%. Đặc biệt cả 02 nhiệm kỳ, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố là nữ.

Ở xã-phường: đại biểu Hội đồng Nhân dân có 79/290 nữ, chiếm tỷ lệ 27,24% (trong đó có 05đ/c giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân, chiếm tỷ lệ 6,33%). Trong các ban của HĐND thành phố đa phần nữ chỉ là thành viên và tỷ lệ rất thấp chỉ có 1 nữ tham gia ban kinh tế, ban pháp chế khơng có nữ [65, tr.23].

Nhìn chung, số cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên một số lĩnh vực được nâng lên, nhiệm kỳ 2010 - 2015, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý cấp thành phố là 14/62 người, đạt 22,58%; cấp xã 15/64 người đạt 23,44% (gồm Bí thư và Phó Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND và HĐND). Hiện nay có 18 nữ lãnh đạo các phòng ban và đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố trong đó có chỉ có 3 đồng chí là trưởng phịng, ban cịn lại là cấp phó. Ở cấp xã có 3 đồng chí là Chủ tịch UBND ( trong tổng số 11 đồng chí là chủ tịch UBND phường xã) và 5 đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban Nhân nhân phường-xã (trong tổng số 14 đồng chí là phó chủ tịch UBND phường xã). Có 105 nữ cán bộ, cơng chức, viên chức tham gia công tác tại các cơ quan đơn vị trực thuộc UBND thành phố đạt tỷ lệ 32,3%. Tóm lại nữ cán bộ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó, tham mưu khơng có tính ra quyết định, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị [65, tr.37].

Như vậy thực trạng chung là các nữ cán bộ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý vẫn nặng mang tính cơ cấu, chưa được sự quan tâm đúng mức của Đảng, chính quyền và nhân dân để đề bạt, tin tưởng giao những

trọng trách quan trọng giúp phụ nữ tự tin, nổ lực trên con đường tham gia chính trị của mình.

Một phần của tài liệu Ths CTH sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w