HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ SỰ THAM GIA CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ Ở THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Ths CTH sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 55 - 57)

TRỊ CỦA PHỤ NỮ Ở THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Có thể thấy rằng: người phụ nữ tham chính nói chung và làm cơng tác lãnh đạo, quản lý nói riêng sẽ gặp phải mốt số vấn đề như sau:

- Phụ nữ khi tham gia chính trị sẽ phải thực hiện vai trò kép, nghĩa vụ kép và tiêu chuẩn kép.

Vai trò kép: là người phụ nữ phải thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm con trong gia đình, đến khi tham gia vào hoạt động chính trị họ phải có trách nhiệm đối với xã hội với tổ chức.

Song song với việc thực hiện vai trị kép họ phải có nghĩa vụ kép. Tương ứng với mỗi vai trò là một trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định.

Tiêu chuẩn kép: là người phụ nữ vừa mang nét đẹp truyền thống hiền lành, chung thủy, công, dung, ngôn, hạnh… nhưng khi tham gia chính trị họ phải có những quyết định mang tính dứt khốt, thể hiện quyền uy, tham vọng phát triển…

Chính vì thế, Người phụ nữ phải vượt qua những sức ép về tâm lý, căng thẳng về thời gian và áp lực về cơng việc. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia chính trị của cán bộ nữ. Bản thân chị em luôn luôn cố gắng nhưng cũng rất cần sự chia sẻ để tránh được những tổn thương về tâm lý và tình cảm. Để hồn thành chức năng “kép” này, bên cạnh yếu tố sức khỏe, phụ nữ phải có kiến thức về gia đình, khả năng tổ chức cuộc sống gia đình, biết động viên, khích lệ chồng, con và các thành viên khác cùng tham gia chia sẻ cơng việc gia đình, bến sắp xếp cơng việc khoa học giữa gia đình và xã hội và phải có năng lực, trình độ nhất định. Phụ nữ chú trọng gia đình khó có thể kiểm sốt tốt cơng tác xã hội, khiến bản thân họ không tạo được uy tín, nguy cơ khơng thể vươn tới hoặc phải rời bỏ vị thế cao. Ngược lại, phụ nữ quá chú trọng cơng việc thì mối liên hệ với gia đình sẽ yếu dần, dễ dẫn tới xung đột hay đổ vỡ gia đình. Sự cân đối hài hịa giữa nghĩa vụ với gia đình và nghĩa vụ hoạt động chính trị - xã hội gây khó khăn cho người phụ nữ khi muốn “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

- Những định kiến về văn hóa - xã hội và vai trị giới truyền thống.

Tại Việt Nam nói chung và thành phố Vĩnh Long nói riêng, vẫn tồn tại định kiến liên quan đến khả năng tham chính và năng lực lãnh đạo của phụ nữ như việc cho rằng phụ nữ thiếu kiên quyết, dứt điểm trong việc ra quyết định;

hay quan niệm “nam trưởng, nữ phó” khiến phụ nữ ít được ủng hộ vào các vị trí lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó, quan niệm về vai trị giới truyền thống cho rằng, phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái, gắn chặt họ với thiên chức của người mẹ, người vợ, người con, khiến vị trí lãnh đạo trên chính trường của họ thường đứng sau nam giới. Thông thường, họ phải nỗ lực làm việc gấp đôi mới được thừa nhận.

- Rào cản về thể chế có ảnh hưởng khơng nhỏ tới khả năng tham chính của phụ nữ. Sự khác biệt trong độ tuổi nghỉ hưu giữa nam giới và phụ nữ đã

hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo cao cấp, hạn chế cơ hội quy hoạch, bổ nhiệm của phụ nữ. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng cịn thấp. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt cán bộ nữ trong một số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định và thực thi chính sách hạn chế.

- Một trong những hạn chế của đa phần phụ nữ là tính tự ti, chưa dám khẳng định vai trị của giới mình và chính bản thân mình trong xã hội, nhất là những vị trí lãnh đạo, quản lý. Mặc dù có ưu thế “chiếm một nửa xã hội”, có động lực phấn đấu rất lớn, tinh thần cống hiến cho xã hội rất cao, nhưng nhiều chị em phụ nữ chưa vượt qua được chính bản thân mình. Rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua và đánh mất cơ hội phấn đấu vươn lên chính đáng cho chính bản thân mình và giới mình.

Tóm lại mặc dù ln được Đảng và Nhà nước, các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ và bản thân phụ nữ cũng có sự cố gắng phấn đấu vươn lên trong q trình tham gia chính trị tuy nhiên thực tế có nhiều hạn chế và khó khăn nhất định Số lượng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tăng chậm, tỷ lệ còn thấp và thiếu tính bền vững. Cơ cấu chưa cân đối, phân bổ khơng đều và ít có sự biến động về vị trí cơng tác cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Ths CTH sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w