các điều kiện tham gia chính trị của phụ nữ thành phố Vĩnh Long
Tổng số phụ nữ thành phố Vĩnh Long chiếm 51,8% dân số, trong đó số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 56. 514 người chiếm 39,58% dân số [7, tr.34].
Phụ nữ thành phố cũng mang nét chung của người phụ nữ Việt Nam về đặc điểm cần cù, đảm đang, chịu thương chịu khó hết lịng chăm lo gia đình nhưng cũng có những nét riêng như sau:
+ Phụ nữ thành phố Vĩnh Long giàu truyền thống cách mạng và nghị lực phấn đấu:
Kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ thành phố ln có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ quê hương đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, phụ nữ thành phố luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cần cù, chịu thương chịu khó, hết lịng chăm lo cho gia đình nhưng cũng vừa hịa quyện với phong cách hiện đại theo phương châm “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” sẳn sàng đương đầu với mọi khó khăn ln có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Trong những năm qua phu nữ thành phố ln có những đóng góp tích cực xây dựng thành phố Vĩnh Long giàu đẹp, văn minh, sáng tạo.
+ Trình độ của phụ nữ giữa nơng thơn là thành thị cịn khá chênh lệch:
Dù thành phố là địa bàn trung tâm của tỉnh nhưng đa số phụ nữ thuộc khu vực nơng thơn có đời sống tinh thần cịn hạn chế, ít có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội. Hơn nữa, tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới dù đã được hạn chế nhưng từng lúc, từng
nơi vẫn diễn ra trong đời sống; lao động nữ chưa qua đào tạo và thất nghiệp vẫn còn nhiều, tệ nạn xã hội vẫn tồn tại. Đất nông nghiệp dần thu hẹp, việc chuyển đổi nghề nghiệp là bài tốn khó, đời sống phụ nữ ngày càng khó khăn hơn. Mong muốn của phụ nữ khu vực nơng thơn là các cấp chính quyền cần quan tâm mở các làng nghề thủ công để giải quyết việc làm, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa luật bình đẳng giới và luật phịng chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế hơn nữa tình trạng bạo lực và bất bình đẳng giới trong gia đình, phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội, đặc biệt là vai trò của Hội phụ nữ đối với công tác phụ nữ ở khu vực này.
+ Vai trò của phụ nữ thành phố Vĩnh Long:
Phụ nữ tham gia vào tất cả ngành nghề, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đóng góp to lớn vào thành tựu sản xuất, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của thành phố. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của thành phố hoạt động và phát triển. Qua đó, trình độ nhận thức về mọi mặt của phụ nữ được nâng lên rõ rệt, xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, ni dạy con tốt, nhiều chị em đạt thành tích trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… được đề bạt giữ nhiều vị trí quan trọng trong lãnh đạo và quản lý, góp phần quan trọng nâng tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo các cấp ngày càng cao. Với đặc thù là công chức, viên chức, phụ nữ phải cố gắng rất nhiều để vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà. Đặc biệt, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức đã đặt phụ nữ đứng trước nhiều cơ hội và khơng ít khó khăn; điều đó đã làm cho người phụ nữ không ngừng nỗ lực, phấn đấu vượt qua thách thức. Mong muốn của phụ nữ trí thức và cơng chức hiện nay là mức lương được cải thiện đảm bảo cơ bản nhu cầu cuộc sống; có sự ủng hộ của gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo đơn vị để cán bộ phụ nữ được học tập nâng cao trình độ, hồn
thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước; nâng cao vị thế, hịa nhập với xu thế hội.
Công tác đào tạo nghề đối với phụ nữ, thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các chính sách hỗ trợ về vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ được quan tâm. Hàng năm Hội phụ nữ thành phố và phường xã được cấp vận động và quản lý nguồn vốn gần 60 tỷ đồng hỗ trợ cho 10.099 phụ nữ vay để phát triển kinh tế, trong đó có 376 hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ. Kết quả trong 10 năm đã có 927 lượt hộ thốt nghèo, trong đó 388 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp đỡ thốt nghèo. Song song đó, cơng tác đào tạo nghề đối với phụ nữ cũng được quan tâm đặc biệt và trên thực tế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2007 đến nay, tồn thành phố đã tổ chức dạy nghề cho 3.964 lao động nữ, tạo việc làm mới và giới thiệu việc làm cho hơn 14.843 lượt phụ nữ [27, tr.34]. Nhiều chương trình xã hội được thực hiện có hiệu quả như: giảm nghèo, dân số - KHHGĐ, nước sạch, vệ sinh mơi trường... đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng của phụ nữ trong gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo tồn thành phố hàng năm trên 0,5%. Với những chỉ số trên cho thấy phụ nữ thành phố Vĩnh Long ngày càng tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, làm chủ bản thân góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Lực lượng lao động nữ không ngừng học tập, nâng cao tay nghề, năng động, sáng tạo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Tuy cịn nhiều khó khăn trong cuộc sống và điều kiện cơng tác nhưng đại đa số chị em đã phát huy tốt vai trị của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngồi xã hội, nhiều chị em đã phấn đấu trở thành những người quản lý giỏi, góp phần tích cực cùng với chính quyền địa phương đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Trong thương mại - dịch vụ, nữ tiểu thương được rèn luyện, trưởng thành trong cơ chế thị trường. Thành phố Vĩnh Long có 28 doanh nghiệp và
cơng ty (trong đó có 04 phụ nữ làm chủ và 09 phụ nữ giữ chức vụ phó giám đốc trở lên), góp nhiều thành tích trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp - cơng ty nói riêng và kinh tế thành phố nói chung [58, tr.23].
Lao động nữ trong ngành Giáo dục và đào tạo chiếm hơn 65% tổng số giáo viên. Chị em phụ nữ có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo ở các cấp học, bậc học và các loại hình học tập như phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, THPT của thành phố, đã hình thành xã hội học tập, góp phần nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển thành phố đều có đóng góp khơng nhỏ của chị em.
Lao động nữ trong ngành y tế chiếm tỷ lệ 61,9%, chị em luôn cố gắng phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, rèn luyện y đức, tâm huyết với nghề, chị em đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, nâng tuổi thọ cho người dân, đặc biệt là đối với các chương trình y tế Quốc gia, hoạt động y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình, phịng chống suy dinh dưỡng, khơng sinh con thứ 3,... góp phần đáng kể cho việc bình ổn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,76%, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 100%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cịn 10,05% [58, tr.34].
Bên cạnh đó, hiện nay việc tham gia chính trị của phụ nữ có một số điều kiện thuận lợi như sau: hiện nay Việt Nam có khung pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới tương đối vững chắc, trong đó có các quy định thúc đẩy bình đẳng giới về mặt chính trị cụ thể: Điều 26 Hiến pháp 2013 nêu rõ, cơng dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt; nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, phát huy vai trị của mình trong xã hội. Điều 11 Luật bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020 coi việc nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ là mục tiêu hàng đầu. Mục tiêu 1 của Chiến lược
nêu rõ: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị với các chỉ tiêu như: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. Trước đó, Nghị quyết 11/NQ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 cũng nhấn mạnh rằng, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt từ 35% đến 40% [9, tr.17].
Việt Nam đã ký nhiều cơng ước quốc tế như Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Tuyên bố thiên niên kỷ, v.v, cam kết ủng hộ phụ nữ tham chính và nỗ lực giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Việt Nam tích cực tham gia Cương lĩnh hành động Bắc Kinh với 12 lĩnh vực quan tâm, trong đó có vấn đề ra quyết định và cơ chế thể chế, bên cạnh các lĩnh vực quan tâm khác như nghèo đói, giáo dục và đào tạo, sức khỏe, bạo lực, xung đột vũ trang, kinh tế, quyền con người, truyền thông, môi trường và trẻ em gái.
Gần đây nhất, Việt Nam ký kết tham gia Chương trình nghị sự thế giới về phát triển bền vững, trong đó có Mục tiêu 5: Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trên tồn cầu, trong đó có chỉ tiêu đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ, hiệu quả, bình đẳng các cơ hội lãnh đạo và ra quyết định.
Như vậy, việc tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo tiếng nói đại diện, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nữ giới. Mặc dù Đảng, Nhà nước ta có quan tâm đặc biệt tới việc tăng cường tỷ lệ phụ nữ tham chính, tỷ lệ nữ tham gia vào quốc hội, hội đồng nhân dân cịn thấp. Trên thực tế, phụ nữ thành phố có cơ hội tham chính, quyền năng chính trị của họ được thúc đẩy bởi quy định thuận lợi của luật pháp, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và tạo nhiều kiện thuận lợi.
Với những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, cùng với sự phát triển của phong trào phụ nữ thành phố đã tạo những điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị nói chung và tạo nền tảng thế và lực trên con đường tham gia lãnh đạo quản lý nói riêng.
Đặc biệt với những đức tính dịu dàng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phụ nữ thành cơng trong q trình tham gia chính trị nói chung và lãnh đạo quản lý nói riêng. Trong q trình lãnh đạo, quản lý phụ nữ thường được đánh giá là dân chủ hơn và có xu hướng quan hệ cá nhân tốt hơn so với lãnh đạo là nam. Phụ nữ thường nhẹ nhàng, dễ đồng cảm, chia sẻ và hợp tác trong khi nam giới thường có xu hướng độc quyền trong lãnh đạo.
Theo các cơng trình nghiên cứu thì phụ nữ làm lãnh đạo quản lý thường có điểm mạnh, nổi trội: “có trình độ năng lực, phẩm chất chính trị rõ ràng, tinh thần trách nhiệm cao, nhân hậu, dịu dàng, công tâm, tinh tế, thẳng thắn trung thực và khiêm tốn. Đa số họ ít đam mê quyền lực.Sự quyết đốn của phụ nữ thường gây ít ảnh hưởng hơn so với đàn ông khi giải quyết cùng sự việc”.
Tóm lại, trên đây là những đặc điểm cơ bản và những điều kiện thuận lợi, tạo động lực cho phụ nữ tham gia chính trị. Thời gian qua phụ nữ thành phố đã đạt được thành tựu nhất định sau.