Một là Nâng cao nhận thức về giới và quyền chính trị của phụ nữ, lợi ích của phụ nữ tham gia chính trị và lãnh đạo đối với cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các ban ngành, đồn thể các cấp cũng như phụ nữ và nam giới trong cộng đồng nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi về mọi mặt để phụ nữ tự tin, khẳng định năng lực từng vị trí, cương vị và tính quyết định trong cơng tác lãnh đạo, quản lý, điều hành được tốt hơn.
Hai là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, nâng cao vai trò hiệu quả hoạt động của với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, bố trí cán bộ nữ có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội về tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ.
Ba là, Quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác cán bộ nữ, tiếp tục chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ chương, chính sách của Đại hội XI của Thành ủy, Kế hoạch hành động quốc gia về Bình đẳng giới (2016-2020).
Nâng cao nhận thức cho các cấp, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý.
Cần triển khai đầy đủ và hiệu quả cơng tác cán bộ (trong đó có cán bộ nữ) của Ban Tổ chức Thành ủy và Phịng Nội vụ; nghiêm túc rà sốt lại công tác quy hoạch cán bộ nữ, đánh giá tổng thể số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ nữ.
Ba là nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố cần:
- Nâng cao năng lực, kỹ năng tham gia ý kiến, phản biện xã hội, quá trình soạn thảo và thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ, gia đình và bình đẳng giới.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại diện Hội phụ nữ trong các cấp ủy, cơ quan dân cử, ban chỉ đạo.
- Chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách về cơng tác cán bộ nữ theo chức năng của HLHPN, phù hợp với từng cấp.
- Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và các cơ quan tổ chức các hoạt động thực hiện tốt công tác tuyên truyền về công tác phụ nữ và bình đẳng giới như Luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ, Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới, Cơng ước CEDAW, dưới hình thức đa dạng hóa.
Bốn là, đưa các chỉ tiêu về bình đẳng giới đã được Nghị quyết 11 của
Bộ Chính trị khóa X xác định vào q trình hoạch định và thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước một cách nghiêm túc và quyết liệt hơn. Có chế tài mạnh hơn đối với các tập thể, cá nhân có thẩm quyền khơng thực hiện các nhiệm vụ chính trị này và khơng chấp hành Luật Bình đẳng giới.
Năm là, tăng cường cơng tác giám sát phản biện xã hội, tập trung vào những vấn đề liên quan đến thực thi chính sách cho phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia xây dựng phát triển xã hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Dựa trên những thành tựu tham gia chính trị của phụ nữ cũng như những nguyên nhân hạn chê của sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố Vĩnh Long để từ đó học viên rút ra những vấn đề cần được đặt ra và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ cụ thể:
Theo đó Đảng và Nhà nước cần xây dựng hệ thống hoàn thiện các chủ trương, đường lối chính sách để đảm bảo bình đẳng giới, trong đó đặc biệt quan tâm đến cơng tác tạo nguồn cán bộ nữ.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi tích cực nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc nhằm chuyển hóa thành hành vi, thái độ ứng xử bình đẳng công bằng với nữ giới, nâng cao vị thế của phụ nữ.
Nâng cao nhận thức, năng lực của cán bộ nữ, giúp họ tự khẳng định bản thân, giá trị của mình, tăng cường lịng tự tin, tự trọng và tự phấn đấu vươn lên của phụ nữ, xóa bỏ những định kiến xem thường, trói buộc người phụ nữ.
Tóm lại cơng tác phát triển phụ nữ là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và tồn dân nhằm xóa bỏ bất bình đẳng trong xã hội, phát triển phụ nữ là phát triển xã hội.
Bình đẳng giới trong chính trị có vai trị quan trọng trong sự phát triển của cơng tác bình đẳng giới cũng như của tiến trình dân chủ. Để tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ cần phát huy sức mạnh của hệ thống xã hội, của hệ thống chính trị mà đặc biệt là những người lãnh đạo cấp cao. Riêng đối với từng phụ nữ, năng lực làm chủ kiến thức, bản lĩnh chính trị và có ý chí quyết tâm trưởng thành chính là những yếu tố cần thiết để họ được tiếp tục chú ý, quan tâm, dìu dắt trong con đường tham chính.
Sự tham gia chính trị của phụ nữ là thước đo cơ bản về vai trị phụ nữ trong nền chính trị hiện đại. Với sự quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi của Đảng và Nhà nước nên việc phụ nữ tham gia chính trị nói chung đặc biệt lĩnh vực lãnh đạo quản lý đã đạt những thành tựu nhất định đóng góp nhất định vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngày càng tăng cường vị thế của phụ nữ trong xã hội.Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc tham gia chính trị của phụ nữ. Chính vì thế tác giả tiến hành nghiên cứu sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố Vĩnh Long để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ nói chung và tham gia lãnh đạo quản lý nói riêng.
Một số kết quả cơ bản mà luận văn đạt được:
Từ cơ sở lý luận về quyền của phụ nữ đặc biệt là quyền chính trị của phụ nữ theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền chính trị của phụ nữ và thực trạng phụ nữ tham gia chính trị trong các cấp ủy Đảng, cơ quan chính quyền, Mặt trận tổ quốc các cấp (từ Trung ương, Tỉnh, huyện) và của Thành phố Vĩnh Long để tìm ra những hạn chế nhất định và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Đó là phụ nữ khi tham gia chính trị sẽ gặp những khó khăn nhất định gồm:
- Phụ nữ khi tham gia chính trị sẽ phải thực hiện vai trị kép, nghĩa vụ kép và tiêu chuẩn kép.
- Những định kiến về văn hóa - xã hội và vai trị giới truyền thống. - Rào cản về thể chế có ảnh hưởng khơng nhỏ tới khả năng tham chính của phụ nữ.
Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo nhiều điều kiện thuận lợi ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển công tác cán bộ nữ tuy nhiên thực tế thực trạng phụ nữ tham gia chính trị cịn rất hạn chế. Áp lực gia đình, áp lực xã hội khiến nhiều cán bộ nữ giảm sút ý chí phấn đấu, không tự ý thức rèn luyện nổ lực vươn lên.
Về phần thực trạng phụ nữ tham gia chính trị tại thành phố Vĩnh Long: nhìn chung tỷ lệ nữ tham gia chính trị trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc còn thấp chưa tương xứng với số lượng, năng lực của phụ nữ. Mặc dù co nhiều ưu điểm vuột trội về trình độ chun mơn nghiệp vụ, có văn hóa lãnh đạo quản lý, tinh thần trách nhiệm cao, nhân hậu, dịu dàng, tinh tế…
Tù đó tác giả đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia chính trị của phụ nữ trong các cấp ủy Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc có thể tóm tắt như sau:
Đảng và Nhà nước cần xây dựng một hệ thống hồn thiện chủ trương, chính sách để đảm bảo bình đẳng giới trong đó chú trọng về tạo nguồn cán bộ nữ, công tác quy hoạch để điều động, bổ nhiệm cần có tính chiến lược khoa học.
Nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng về vai trị, vị trí của phụ nữ, khắc phục dần và loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Khuyến khích động viên khơi gợi sự phấn đấu, ý chí vươn lên của phụ nữ nhằm làm chủ bản thân, làm chủ gia đình và xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước và địa phương.
Trong khuôn khổ luân văn mặc dù có đầu tư thời gian nhưng luận văn chỉ dừng lại ở việc nhiên cứu khái quát các vấn đề cần phân tích sâu sắc làm rõ sẽ được thực hiện ở những cơng trình nghiên cứu cao hơn.