chính trị của phụ nữ ở thành phố Vĩnh Long hiện nay
Quá trình hội nhập quốc tế của nước ta nói chung và thành phố Vĩnh Long nói riêng ngày càng sâu rộng, có nhiều điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư nước ngồi, trong nước. Thành phố Vĩnh Long có vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh, có điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2010 - 2015 là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát huy trong giai đoạn 2015-2020. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng cả về thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp đô thị; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mới và mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông đô thị... làm cho bộ mặt thành phố ngày càng đổi mới, tạo đà phát triển thành phố lên đô thị loại II vào năm 2020. Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hộ sẽ tạo ra các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện của lao động nữ. Với sự tham gia đơng đảo của phụ nữ trong lực lượng lao động thì việc phát triển lãnh đạo nữ là yêu cầu hết sức cấp thiết. Lãnh đạo nữ có vai trị rất quan trọng là đại diện cho lực lượng lao động nữ, góp tiếng nói vào q trình hoạch định chính sách bảo vệ lợi ích của phụ nữ, đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ.
Việc trao quyền cho phụ nữ để họ tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế trên tất cả các lĩnh vực và ở tất cả các cấp độ của hoạt động kinh tế là thiết yếu bởi vì nó giúp ích trong xây dựng nền kinh tế vững mạnh;
Với điều kiện kinh tế - xã hội ổn định, tri thức, học vấn được nâng cao, người phụ nữ sẽ quan tâm nhiều hơn đến đời sống chính trị. Chỉ khi người phụ nữ giải phóng khỏi áp lực gia đình, có thu nhập có điều kiện nâng cao về mọi mặt thì khi ấy người phụ nữ mới tự tin trong vai trò cương vị lãnh đạo và tham gia vào các hoạt động xã hội khác.
Xu hướng chung là sự tham chính của phụ nữ thành phố có tăng lên, song khoảng cách giới về số là chất lượng trong tham chính cịn tồn tại (tỷ lệ phụ nữ tham chính chưa tương xứng với khả năng trình độ phụ nữ, số phụ nữ ở các vị trí chủ chốt cịn hạn chế, sự hẫng hụt đội ngũ kế thừa vẫn cịn nguy cơ xảy ra); tiếng nói của phụ nữ được tơn trọng và cân nhắc, song việc lắng nghe và tính đến khi ra quyết định cịn hạn chế; phụ nữ tham chính có nhiều đóng góp trong triển khai chính sách của Nhà nước; quan tâm và đóng góp giải quyết nhiều vấn đề của cộng đồng (xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, giáo dục, bảo vệ nhóm dễ tổn thương, bình đẳng giới), thúc đẩy phụ nữ tham chính tại địa phương, cải thiện dịch vụ cơng. Rào cản chính khơng phải do bất cập về năng lực hay động cơ, mà là các yếu tố về điều kiện gia đình, quan niệm về vai trị giới khiến phụ nữ bị hạn chế. Trong khi đó, các chính sách (về độ tuổi, chỉ tiêu, quy trình quy hoạch…) do khơng tính đến các điều kiện đặc thù này lại làm cho tình hình trở nên ít thuận lợi hơn. Các hạn chế về mặt tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp và năng lực thực hiện của bộ máy tham gia vào việc tăng cường phụ nữ tham chính rất đáng kể: mặc dù nhiều chính sách và kế hoạch được đưa ra, song năng lực thực hiện của chưa đủ mạnh cả về nhân lực lẫn cơ chế phối hợp. Do đó các giải pháp đề ra cần chú trọng đến nhóm rào cản này nhiều hơn.
Mặc dù các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đã có nhiều đổi mới, quy định rõ những chỉ tiêu, mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ nữ, song một số quy định cịn chung chung, chưa được cụ thể hóa, chưa đồng bộ, thống nhất với yêu cầu của Nghị quyết số 11: "thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm"; và quy định của Luật Bình đẳng giới, dẫn đến hạn chế cơ hội thăng tiến và đóng góp của phụ nữ.
Trong các văn bản hướng dẫn về cơ cấu nhân sự trước các kỳ bầu cử đã nêu được chỉ tiêu tỉ lệ nữ cần đạt được, song thiếu quy định về tỉ lệ nữ ứng cử
viên, tỉ lệ nữ trong quy hoạch, vì vậy rất khó đạt được chỉ tiêu đề ra do tỉ lệ nữ ứng cử viên, tỉ lệ nữ trong quy hoạch thấp hơn, bằng hoặc chỉ cao hơn chút ít so với chỉ tiêu cần đạt được.
Các văn bản quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử… chưa đề cập đến biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Đó là "Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam"; chưa xác định các giải pháp cụ thể để có thể đạt chỉ tiêu đề ra trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc lồng ghép giới.
Trong thực tế, tỉ lệ cán bộ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tỉ lệ nữ trong quy hoạch, được bổ nhiệm, được giới thiệu ứng cử vẫn còn rất thấp.
Tỷ lệ tham gia cân bằng giữa nam và nữ sẽ tạo ra sự công bằng - nền tảng xã hội cho bình đẳng giới. Cơng bằng tạo nên sự bình đẳng và bình đẳng cũng tạo nên sự cơng bằng trong việc đánh giá vai trị của nam giới và phụ nữ trong xây dựng và phát triển đất nước nói chung và thành phố Vĩnh Long nói riêng. Chính vì vậy tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia chính trị là mục tiêu quan trọng trong tiến trình thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Long.
Như vậy, việc tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo tiếng nói đại diện, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nữ giới. Mặc dù Thành ủy, Ủy ban thành phố có quan tâm đặc biệt tới việc tăng cường tỷ lệ phụ nữ tham chính, tỷ lệ nữ tham gia vào quốc hội, hội đồng nhân dân cịn thấp. Trên thực tế, phụ nữ có cơ hội tham chính, quyền năng chính trị của họ được thúc đẩy bởi quy định thuận lợi của luật pháp, chính sách, tuy nhiên họ gặp khơng ít cản trở về thể chế, về quan niệm xã hội.
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả đã khái lược thực trạng tham gia chính trị của phụ nữ thành phố Vĩnh Long trong các cấp ủy Đảng, chinh quyền và Mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội.
Nhìn chung, sự tham gia chính trị của phụ nữ thành phố Vĩnh Long trong các cấp ủy Đảng, chính quyền và Mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với nam giới, chủ yếu đảm nhận cấp phó, lĩnh vực văn hóa xã hội khơng có tính ra quyết định nhất là các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Cơng tác quy hoạch, đề bạt bố trí cán bộ nữ mang mang nặng tính cơ cấu, chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng và chính quyền.
Bên cạnh đó để tham gia chính trị phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn vượt qua những rào cản về định kiến giới, gánh trách nhiệm kép, nghĩa vụ kép, sức ép tâm lý rất lớn từ gia đình và xã hội khi muốn hồn thành tất cả các vai trị của mình.
Sự hạn chế phụ nữ khi tham gia chính trị, dặc biệt là đảm nhận các vị trí quan trọng khiến cho cơng tác hoạch định các chính trị sách chủ trương thiếu tiếng nói của phụ nữ, ảnh hưởng đến chiến lược bình đẳng giới trên nhiều mặt.
Trong chương 2 từ thực trạng phụ nữ tham gia chính trị tác giả đã phân tích các hạn chế, nguyên nhân và nêu lên các vấn đề đặt ra và tiếp tục đề xuất các giải pháp ở chương 3.