2.2.3.1. Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo khối lượng của công ty
Bán hàng là khâu cuối trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Thông qua hoạt động bán hàng, hàng hóa được tiêu thụ, hoàn thành quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm. Chỉ khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng (hoặc người mua chấp nhận thanh toán) thì hàng hóa mới coi như đã được tiêu thụ. Để đánh giá tình hình bán hàng của SRC, trước hết cần phân tích chỉ tiêu khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ được thể hiện dưới hai hình thức là hiện vật và giá trị. Qua bảng số liệu 2.14, 2.15 cho ta thấy khối lượng hàng hóa bán ra của công ty tăng dần trong 3 năm qua nhưng không đồng đều đối với tất cả các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh.
Năm 2008, tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng là 916.498 triệu đồng tăng 35.215 triệu đồng tương ứng 4% so với năm 2007. Trong đó, tính theo đơn vị hiện vật thì tăng mạnh nhất là các sản phẩm cao su kỹ thuật (tăng 54,50%), tiếp đến là săm máy
bay, lốp máy bay, săm ô tô và yếm ô tô cũng tăng nhẹ. Trái ngược với sự giảm khối lượng tiêu thụ về mặt hiện vật, doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng đều tăng, ngoại trừ sản phẩm lốp xe máy. Có lẽ nguyên nhân chính của sự trái ngược này đó là do giá bán sản phẩm trên thị trường tăng. Năm 2008, số lượng lốp xe máy bán ra giảm so với 2007 là hơn 246 nghìn chiếc, kéo theo doanh thu giảm đi 4.148 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng còn lại tỷ lệ tăng doanh thu tiêu thụ từng mặt hàng là rất cao, lên tới 44,04% đối với sản phẩm lốp máy bay, 38,21% đối với sản phẩm cao su kỹ thuật, 35,66% đối với sản phẩm săm ô tô...
Năm 2009 có mức tăng mạnh nhất. Tổng doanh thu tăng 19,52% tương ứng 178.931 triệu đồng so với năm 2008. Trong năm 2009, giá các sản phẩm cao su hầu như không tăng vì vậy, việc tăng số lượng sản phẩm được tiêu thụ sẽ làm cho doanh thu tăng, và ngược lại, khi sản phẩm tiêu thụ được ít hơn thì chắc chắn doanh thu sẽ giảm. Cụ thể, các mặt hàng săm, lốp xe máy và lốp máy bay giảm đã làm doanh thu tiêu thụ của chúng giảm theo (doanh thu từ bán lốp xe máy giảm 30,86% tương ứng 24.255 triệu đồng; doanh thu từ bán lốp máy bay giảm 34,74% tương ứng 1.819 triệu đồng). Tổng doanh thu có thể tăng lên là do việc tăng mạnh khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng còn lại:
+ Lốp ô tô tăng mạnh nhất trong năm 2009 với mức tăng 183.068 triệu đồng tương ứng 36,25%.
+ Sản phẩm cao su kỹ thuật tăng 32,85% hay 7.664 triệu đồng.
+ Săm và yếm ô tô, săm xe đạp cũng có tỷ lệ tăng khá cao lần lượt là 26,29%, 28,79% và 15,62%.
+ Lượng bán ra của sản phẩm lốp xe đạp tăng ít nhất trong năm 2009, chỉ tăng hơn 3% tương ứng 3.810 triệu đồng.
Bảng 2.14: Tình hình tiêu thụ hàng hóa (về mặt hiện vật) từng mặt hàng (ĐVT: Chiếc) Mặt hàng 2007 2008 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số lượng Tỷ lệ (%) S ố lượng Tỷ lệ (%) Lốp xe đạp 5.032.340 4.730.731 4.767.315 -301.609 -5,99 36.584 0,77 Săm xe đạp 5.415.239 4.728.549 5.342.592 -686.690 -12,68 614.043 12,99 Lốp xe máy 1.256.236 1.009.513 668.369 -246.723 -19,64 -341.144 -33,79 Săm xe máy 5.403.154 4.744.618 4.632.890 -658.536 -12,19 -111.728 -2,35 Lốp ô tô 398.332 337.370 427.410 -60.962 -15,3 90.040 26,69 Săm ô tô 278.419 293.808 344.115 15.389 5,53 50.307 17,12 Yếm ô tô 156.067 157.027 187.388 960 0,62 30.361 19,33 Lốp máy bay 1.100 1.161 792 61 5,55 -369 -31,78
Săm máy bay 1.100 1.177 776 77 7 -401 -34,07
SP cao su kỹ thuật 1.474.424 2.278.002 1.908.557 803.578 54,50 -375.445 -16,48 (Nguồn: Báo cáo nhanh tình hình tiêu thụ)
Bảng 2.15: Tình hình tiêu thụ hàng hóa (về giá trị) từng mặt hàng
(ĐVT: Triệu đồng)
Mặt hàng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Lốp xe đạp 100.491 111.895 115.705 11.404 11,35 3.810 3,40 Săm xe đạp 44.670 47.495 54.915 2.825 6,32 7.420 15,62 Lốp xe máy 82.752 78.604 54.389 -4.148 -5,01 -24.255 -30,86 Săm xe máy 98.872 103.160 94.992 4.288 4,34 -8.168 -7,92 Lốp ô tô 502.572 504.957 688.025 2.385 0,47 183.068 36,25 Săm ô tô 25.553 34.665 43.777 9.112 35,66 9.112 26,29 Yếm ô tô 5.860 7.159 9.220 1.299 22,17 2.061 28,79 Lốp máy bay 3.635 5.236 3.417 1.601 44,04 -1.819 -34,74
Săm máy bay
SP cao su kỹ thuật 16.878 23.327 30.991 8.449 38,21 7.664 32,85
Tổng cộng 881.283 916.498 1.095.429 35.215 4,00 178.931 19,52
2.2.3.2. Tỷ trọng từng mặt hàng tiêu thụ
Tỷ trọng từng mặt hàng tiêu thụ trong 3 năm 2007 – 2009 của CTCP Cao su Sao Vàng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.16: Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng tiêu thụ của công ty
Mặt hàng 2007 2008 2009 Giá trị (Tr.đ) trọngTỷ (%) Giá trị (Tr.đ) trọngTỷ (%) Giá trị (Tr.đ) trọngTỷ (%) Lốp xe đạp 100.491 11,40 111.895 12,21 115.705 10,56 Săm xe đạp 44.670 5,07 47.495 5,18 54.915 5,01 Lốp xe máy 82.752 9,39 78.604 8,58 54.349 4,96 Săm xe máy 98.872 11,22 103.160 11,26 94.992 8,67 Lốp ô tô 502.572 57,03 504.957 55,10 688.025 62,81 Săm ô tô 25.553 2,90 34.665 3,78 43.777 4,00 Yếm ô tô 5.860 0,66 7.159 0,78 9.220 0,84 Lốp máy bay 3.635 0,41 5.236 0,57 3.417 0,31
Săm máy bay SP cao su kỹ thuật
16.878 1,92 23.327 2,55 30.990 2,83
Tổng cộng 881.283 100,00 916.498 100,00 1.095.429 100,00
Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, khối lượng tiêu thụ mặt hàng lốp ô tô chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu qua cả 3 năm:
+ Năm 2007 doanh thu từ bán sản phẩm lốp ô tô là 502.572 triệu đồng, chiếm 57,03% tổng doanh thu cả năm
+ Năm 2008, khối lượng tiêu thụ mặt hàng này lớn hơn năm 2007 là 504.957 triệu đồng, nhưng tỷ trọng có thấp hơn 1 chút, chiếm 55,10% tổng doanh thu bán hàng. + Ở năm 2009, chiếm tỷ trọng lớn nhất 62,81%, mang về cho công ty 688.025 triệu đồng doanh thu
Những mặt hàng có sự tăng (giảm) tỷ trọng doanh thu tương đối ổn định trong giai đoạn 2007 – 2009 là: lốp xe máy (giảm dần); săm ô tô, yếm ô tô, các sản phẩm cao su kỹ thuật (tăng dần qua các năm). Còn những mặt hàng còn lại có xu hướng tăng ở năm 2008 nhưng giảm ở năm 2009. Trong đó:
+ Doanh thu từ bán lốp xe đạp chiếm tỷ trọng 11,40% tổng doanh thu của năm 2007, tăng lên 12,21% vào năm 2008 và giảm xuống còn 10,56% và năm 2009.
+ Sản phẩm săm xe đạp có tỷ trọng tương đối ổn định qua các năm, nó tăng nhẹ vào 2008 và giảm nhẹ vào 2009.
+ Sản phẩm săm xe máy mang về cho công ty 11,26% doanh thu vào năm 2008 (tăng không đáng kể so với năm 2007) nhưng lại giảm khá nhiều vào năm 2009, chỉ còn 8,67%.
+ Tương tự, doanh thu của mặt hàng lốp xe máy cũng giảm mạnh từ 8,58% trong năm 2008 xuống còn 4,96% năm 2009...
2.2.3.3. Phân tích sự biến động của doanh thu tiêu thụ
Bảng 2.17: Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ của công ty
2007 2008 2009 Số lượng (chiếc) Giá bán(nghìn đồng) Doanh thu (Tr.đ) Số lượng (chiếc) Giá bán(nghìn đồng) Doanh thu (Tr.đ) Số lượng (chiếc) Giá bán(nghìn đồng) Doanh thu (Tr.đ) Lốp xe đạp 5.032.340 19,97 100.491 4.730.731 23,65 111.895 4.767.315 24,27 115.705 Săm xe đạp 5.415.239 8,25 44.670 4.728.549 10,04 47.495 5.342.592 10,28 54.915 Lốp xe máy 1.256.236 65,87 82.752 1.009.513 77,86 78.604 668.369 81,32 54.389 Săm xe máy 5.403.154 18,30 98.872 4.744.618 21,74 103.160 4.632.890 20,50 94.992 Lốp ô tô 398.332 1.261,69 502.572 337.370 1.351,24 504.957 427.410 1.609,75 688.025 Săm ô tô 278.419 91,78 25.553 293.808 117,98 34.665 344.115 127,22 43.777 Yếm ô tô 156.067 37,55 5.860 157.027 45,59 7.159 187.388 49,20 9.220 Lốp máy bay 1.100 3.304,45 3.635 1.161 4.509,59 5.236 792 4.314,54 3.417
Săm máy bay 1.100 1.177 776
SP cao su kỹ thuật 1.474424 11,45 16.878 2.278.002 10,24 23.327 1.908.557 16,29 30.991
Tổng cộng 881.283 916.498 1.095.429
Qua bảng số liệu 2.17, tôi đã sử dụng phương pháp chỉ số nhân tố để phân tích mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố giá bán (P) và sản lượng (Q) đối với doanh thu tiêu thụ và thu được kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 2.18: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu tiêu thụ Chỉ số
Nhân tố
2008/2007 2009/2008
Số tuyệt đối
(Tr.đ) Số tươngđối (%) Số tuyệt đối(Tr.đ) Số tươngđối (%)
1. Giá bán (P) 141.254 16,03 126.555 13,81
2. Sản lượng (Q) -106.039 -12,03 52.376 5,71
Tăng giảm doanh thu 35.215 4,00 178.931 19,52
+ Sự biến động của doanh thu tiêu thụ năm 2008 so với năm 2007:
Doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng 35.215 triệu đồng tương ứng 4,00% là do ảnh hưởng của hai nhân tố giá bán và số lượng hàng hóa bán ra như sau:
- Do giá bán các mặt hàng năm 2008 thay đổi làm cho doanh thu tăng 141.254 triệu đồng tương ứng tăng 16,03%.
- Do sản lượng năm 2008 thay đổi làm doanh thu giảm 106.039 triệu đồng tương ứng giảm 12,03%.
Nhìn chung hầu hết giá bán tất cả các mặt hàng đều tăng (chỉ riêng giá các sản phẩm cao su kỹ thuật giảm xuống), nhưng khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2008 lại giảm xuống đáng kể. Vì vậy, dù nhân tố giá tăng làm doanh thu tăng lên thêm 141.254 triệu đồng nhưng thiệt hại về doanh thu do sản lượng cũng không nhỏ vì vậy doanh thu năm 2008 chỉ tăng so với năm 2007 là 4,00%.
+ Sự biến động của doanh thu tiêu thụ năm 2009 so với năm 2008:
Doanh thu tiêu thụ năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 178.931 triệu đồng tương ứng tăng 19,52% là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Giá bán sản phẩm năm 2009 thay đổi làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 126.555 triệu đồng tương ứng 13,81%.
- Khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2009 thay đổi làm doanh thu tiêu thụ tăng 52.376 triệu đồng tương ứng 5,71%.
Đa số các mặt hàng kinh doanh năm 2009 đều có giá cả tăng (trừ sản phẩm săm xe máy và lốp máy bay) đã làm tăng phần lớn doanh thu. Ngoài ra, cơ cấu từng mặt hàng tiêu thụ trong năm thay đổi cũng làm doanh thu tăng hơn 5,00%.
2.2.3.4. Phân tích hiệu quả của hoạt động bán hàng
Từ bảng số liệu ta thấy, hiệu quả bán hàng của SRC biến động khá mạnh.
Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng của công ty
(ĐVT: %)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch
2008/2007 2009/2008
Tỷ suất Lợi nhuận thuần/ Doanh thu
2,81 0,088 10,66 -2,72 10,57
Tỷ suất Lợi nhuận thuần/ Giá vốn
3,17 0,097 13,11 -3,07 13,01
Tỷ suất Lợi nhuận thuần/ Chi phí BH 97,03 3,31 436,45 -93,72 433,14 Tỷ lệ Chi phí BH/ Doanh thu 2,90 2,65 2,44 -0,25 -0,21 Tỷ suất các khoản giảm trừ/ Doanh thu
0,14 0,65 0,31 0,51 -0,34
+ Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,81%, tức là cứ mỗi 100 đồng doanh thu từ hoạt động bán hàng tạo ra 2,81 đồng lợi nhuận thuần từ bán hàng. Nhưng ở năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,087%. Với kết quả kinh doanh tốt của năm 2009, cứ mỗi 100 đồng doanh thu tiêu thụ tạo ra 10,62 đồng lợi nhuận thuần.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán
Năm 2008, với tình hình giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán của SRC đã giảm từ 3,17% xuống còn 0,097%, tức là cứ 100 đồng giá vốn bỏ ra thì công ty chỉ thu về được 0,097 đồng. Năm 2009, chỉ tiêu này đã tăng lên khá lớn ở mức 13,11%.
Bảng 2.19 cho ta thấy rất rõ hiệu quả sử dụng chi phí dành cho hoạt động bán hàng ở năm 2009 là 436,45% tức là cứ 100 đồng chi phí bán hàng tạo ra 436,45 đồng lợi nhuận thuần, trong khi đó tỷ suất này năm 2008 chỉ đạt 3,31%.
+ Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu
Đây là chỉ tiêu biến động ít nhất trong số những chỉ tiêu đã phân tích ở trên: giảm từ 2,89% vào năm 2007 xuống còn 2,63% vào năm 2008 và giảm tiếp xuống còn 2,43 vào năm 2009. Điều này là một dấu hiệu tốt vì mức chi phí phải tiêu tốn để tạo ra một đồng doanh thu đã giảm. Tuy nhiên, công ty cũng cần chú ý để việc giảm chi phí bán hàng này không làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ.
+ Tỷ suất các khoản giảm trừ trên doanh thu
Trong thời gian 3 năm phân tích thì năm 2008 có tỷ suất các khoản giảm trừ trên doanh thu lớn nhất (0,65%) tăng 0,51% so với năm 2007. Tức là để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần, công ty phải mất 0,65 đồng do giảm trừ từ tổng doanh thu bán hàng (bao gồm: chiết khấu thương mại; hàng bán bị trả lại; giảm giá hàng bán; các khoản thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng). Năm 2009, tỷ suất này giảm 0,34% xuống còn 0,31% tức là để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần, công ty phải mất đi 0,31 đồng do các khoản giảm trừ.
Có được hiệu quả bán hàng như trên là do sự biến động của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua (xem lại bảng 2.4).
Năm 2007, nền kinh tế tăng trưởng, ngành lắp ráp ô tô phát triển rất nhanh vì vậy việc bán các sản phẩm săm lốp cao su mang về cho SRC khoản doanh thu rất lớn (chiếm hơn 50% tỷ trọng tiêu thụ các mặt hàng). Tổng doanh thu bán hàng của năm 2007 đã tăng từ 486,68 tỷ đồng năm 2006 lên hơn 897 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp từ bán hàng là 102 tỷ đồng, kết quả kinh doanh năm 2007 là hơn 26 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2006 là 71,98% (lợi nhuận trước thuế của năm 2006 là 9.567 triệu đồng.
Trong năm 2008, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng của CTCP Cao su Sao Vàng đã tăng trưởng hơn 2,70% nhưng lợi nhuận gộp lại giảm hơn 11%, kéo theo đó lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 26.020 triệu đồng năm 2007 xuống còn 1.654 triệu đồng năm 2008 (giảm 93,64%).
Năm 2008, nền kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế Việt Nam suy thoái, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ hàng hóa (sức mua giảm). Đầu năm 2008, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, nhất là những sản phẩm liên quan đến dầu mỏ (dầu thô, than đen, hóa chất...) và cước vận chuyển cũng tăng làm tăng chi phí hoạt động của công ty. Trong khi giá thành sản xuất tăng, giá bán sản phẩm cũng tăng lên nhưng mức độ tăng lại nhỏ hơn so với mức độ tăng giá thành.
Theo báo cáo tài chính, doanh thu năm 2008 của SRC đạt hơn 926 tỷ đồng, tăng hơn 29 tỷ so với năm 2007. Tuy nhiên, trong khi doanh thu chỉ tăng trưởng 3,24% thì giá vốn hàng bán lại tăng tới 4,51%, bên cạnh đó các khoản giảm trừ tăng 381,73% (từ 1.237 triệu đồng năm 2007 lên 5.959 triệu đồng năm 2009) đã làm cho lợi nhuận gộp giảm từ 101,9 tỷ xuống còn gần 90,5 tỷ đồng.
Với cơ cấu nợ phải trả chiếm 74,29% tổng nguồn vốn và sự tăng cao của lãi suất vay ngân hàng (có thời điểm lên tới 20 – 24%), SRC phải chịu mức chi phí tài chính khá lớn (hơn 47 tỷ đồng) trong đó chi phí lãi vay là gần 41 tỷ đồng. Sự sụt giảm của lợi nhuận gộp cùng với sự tăng chi phí tài chính là nguyên chính làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2008 của công ty chỉ đạt hơn 1,65 tỷ đồng, giảm gần 25 tỷ so với năm 2007. Lại thêm, kể từ năm 2008, CTCP Cao su Sao Vàng bắt đầu phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên tổng lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn lại 883 triệu đồng.
Bước sang năm 2009, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến và dần phục hồi. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước như: lãi suất vay ưu đãi (6 – 8%), hỗ trợ 5% thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng lốp ô tô; cùng với đó là giá mua nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh (đầu năm 2009, giá cao su tự nhiên giảm 2/5 so với giá của năm 2008), giá các vật tư hàng hóa khác đều giảm, đã làm giảm đi đáng kể giá thành đơn vị sản phẩm của công ty.