Phân tích hiệu quả của hoạt động bán hàng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 63 - 66)

Từ bảng số liệu ta thấy, hiệu quả bán hàng của SRC biến động khá mạnh.

Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng của công ty

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch

2008/2007 2009/2008

Tỷ suất Lợi nhuận thuần/ Doanh thu

2,81 0,088 10,66 -2,72 10,57

Tỷ suất Lợi nhuận thuần/ Giá vốn

3,17 0,097 13,11 -3,07 13,01

Tỷ suất Lợi nhuận thuần/ Chi phí BH 97,03 3,31 436,45 -93,72 433,14 Tỷ lệ Chi phí BH/ Doanh thu 2,90 2,65 2,44 -0,25 -0,21 Tỷ suất các khoản giảm trừ/ Doanh thu

0,14 0,65 0,31 0,51 -0,34

+ Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,81%, tức là cứ mỗi 100 đồng doanh thu từ hoạt động bán hàng tạo ra 2,81 đồng lợi nhuận thuần từ bán hàng. Nhưng ở năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,087%. Với kết quả kinh doanh tốt của năm 2009, cứ mỗi 100 đồng doanh thu tiêu thụ tạo ra 10,62 đồng lợi nhuận thuần.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán

Năm 2008, với tình hình giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán của SRC đã giảm từ 3,17% xuống còn 0,097%, tức là cứ 100 đồng giá vốn bỏ ra thì công ty chỉ thu về được 0,097 đồng. Năm 2009, chỉ tiêu này đã tăng lên khá lớn ở mức 13,11%.

Bảng 2.19 cho ta thấy rất rõ hiệu quả sử dụng chi phí dành cho hoạt động bán hàng ở năm 2009 là 436,45% tức là cứ 100 đồng chi phí bán hàng tạo ra 436,45 đồng lợi nhuận thuần, trong khi đó tỷ suất này năm 2008 chỉ đạt 3,31%.

+ Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu

Đây là chỉ tiêu biến động ít nhất trong số những chỉ tiêu đã phân tích ở trên: giảm từ 2,89% vào năm 2007 xuống còn 2,63% vào năm 2008 và giảm tiếp xuống còn 2,43 vào năm 2009. Điều này là một dấu hiệu tốt vì mức chi phí phải tiêu tốn để tạo ra một đồng doanh thu đã giảm. Tuy nhiên, công ty cũng cần chú ý để việc giảm chi phí bán hàng này không làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ.

+ Tỷ suất các khoản giảm trừ trên doanh thu

Trong thời gian 3 năm phân tích thì năm 2008 có tỷ suất các khoản giảm trừ trên doanh thu lớn nhất (0,65%) tăng 0,51% so với năm 2007. Tức là để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần, công ty phải mất 0,65 đồng do giảm trừ từ tổng doanh thu bán hàng (bao gồm: chiết khấu thương mại; hàng bán bị trả lại; giảm giá hàng bán; các khoản thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng). Năm 2009, tỷ suất này giảm 0,34% xuống còn 0,31% tức là để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần, công ty phải mất đi 0,31 đồng do các khoản giảm trừ.

Có được hiệu quả bán hàng như trên là do sự biến động của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua (xem lại bảng 2.4).

Năm 2007, nền kinh tế tăng trưởng, ngành lắp ráp ô tô phát triển rất nhanh vì vậy việc bán các sản phẩm săm lốp cao su mang về cho SRC khoản doanh thu rất lớn (chiếm hơn 50% tỷ trọng tiêu thụ các mặt hàng). Tổng doanh thu bán hàng của năm 2007 đã tăng từ 486,68 tỷ đồng năm 2006 lên hơn 897 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp từ bán hàng là 102 tỷ đồng, kết quả kinh doanh năm 2007 là hơn 26 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2006 là 71,98% (lợi nhuận trước thuế của năm 2006 là 9.567 triệu đồng.

Trong năm 2008, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng của CTCP Cao su Sao Vàng đã tăng trưởng hơn 2,70% nhưng lợi nhuận gộp lại giảm hơn 11%, kéo theo đó lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 26.020 triệu đồng năm 2007 xuống còn 1.654 triệu đồng năm 2008 (giảm 93,64%).

Năm 2008, nền kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế Việt Nam suy thoái, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ hàng hóa (sức mua giảm). Đầu năm 2008, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, nhất là những sản phẩm liên quan đến dầu mỏ (dầu thô, than đen, hóa chất...) và cước vận chuyển cũng tăng làm tăng chi phí hoạt động của công ty. Trong khi giá thành sản xuất tăng, giá bán sản phẩm cũng tăng lên nhưng mức độ tăng lại nhỏ hơn so với mức độ tăng giá thành.

Theo báo cáo tài chính, doanh thu năm 2008 của SRC đạt hơn 926 tỷ đồng, tăng hơn 29 tỷ so với năm 2007. Tuy nhiên, trong khi doanh thu chỉ tăng trưởng 3,24% thì giá vốn hàng bán lại tăng tới 4,51%, bên cạnh đó các khoản giảm trừ tăng 381,73% (từ 1.237 triệu đồng năm 2007 lên 5.959 triệu đồng năm 2009) đã làm cho lợi nhuận gộp giảm từ 101,9 tỷ xuống còn gần 90,5 tỷ đồng.

Với cơ cấu nợ phải trả chiếm 74,29% tổng nguồn vốn và sự tăng cao của lãi suất vay ngân hàng (có thời điểm lên tới 20 – 24%), SRC phải chịu mức chi phí tài chính khá lớn (hơn 47 tỷ đồng) trong đó chi phí lãi vay là gần 41 tỷ đồng. Sự sụt giảm của lợi nhuận gộp cùng với sự tăng chi phí tài chính là nguyên chính làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2008 của công ty chỉ đạt hơn 1,65 tỷ đồng, giảm gần 25 tỷ so với năm 2007. Lại thêm, kể từ năm 2008, CTCP Cao su Sao Vàng bắt đầu phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên tổng lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn lại 883 triệu đồng.

Bước sang năm 2009, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến và dần phục hồi. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước như: lãi suất vay ưu đãi (6 – 8%), hỗ trợ 5% thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng lốp ô tô; cùng với đó là giá mua nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh (đầu năm 2009, giá cao su tự nhiên giảm 2/5 so với giá của năm 2008), giá các vật tư hàng hóa khác đều giảm, đã làm giảm đi đáng kể giá thành đơn vị sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ của công ty tăng mạnh và giá bán sản phẩm giảm không đáng kể đã làm cho doanh thu bán hàng tăng 18,37% so với năm 2008 lên mức hơn 1.096 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 126,53% lên gần 205 tỷ đồng, cùng với sự giảm đáng kể của chi phí hoạt động đặc biệt là chi phí lãi vay đã đem lại mức lợi nhuận trước thuế là hơn 117 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w