Tình hình nguồn lực

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 26 - 83)

2.1.3.1. Tình hình lao động

Lao động là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp. Sự thay đổi của lực lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hình thành và phát triển, với bề dày hoạt động hơn 50 năm, việc tuyển dụng và đào tạo lao động, góp phần tạo việc làm cho xã hội được CTCP Cao su Sao Vàng hết sức coi trọng. Song thực tế với tình hình kinh doanh biến động không ngừng, lực lượng lao động của công ty luôn có sự thay đổi cho phù hợp với phương hướng hoạt động, tạo đà cho sự phát triển của công ty.

Tình hình lao động của công ty trong 3 năm từ 2007 – 2009 được thể hiện trong bảng 2.1. Qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy, số lao động nam chiếm phần lớn trong tổng số lao động của công ty và tập trung tại các xí nghiệp, các xưởng sản xuất. Đây là yêu cầu tất yếu do hoạt động chính của SRC là sản xuất sản phẩm săm lốp cao su nên nhu cầu về công nhân nam làm việc trong các dây chuyền sản xuất là rất lớn.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty

(Đơn vị: Người)

Chỉ tiêu SốNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

lượng trọngTỷ (%) Số lượng trọngTỷ (%) Số lượng trọngTỷ (%) 2008/2007 2009/2008 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 1.576 100,00 1.635 100,00 1.549 100,00 59 3,74 -86 -5,26 1. Phân theo giới tính

Nam 1.201 76,21 1.204 73,64 1.137 73,40 3 0,25 -67 -5,56

Nữ 375 23,79 431 26,36 412 26,60 56 14,93 -19 -4,41

2. Phân theo trình độ

Đại học và trên đại học 222 14,08 262 16,00 277 17,88 40 18,02 15 5,73

Cao đẳng 252 15,97 265 16,21 253 16,33 13 5,16 -12 -5,99

Trung cấp và nghề 1.102 69,95 1.108 67,79 1.019 65,79 6 0,54 -89 -8,03

Tổng số lao động tăng lên năm 2008 so với năm 2007 là 59 người tương ứng 3,74%. Đây là điều tất yếu do mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Năm 2007, toàn công ty có tất cả 1.576 lao động trong đó số lao động nam là 1.201 người chiếm 76,21% và lao động nữ là 375 người chiếm 23,79%. Đến năm 2008, số lượng lao động của công ty là 1.635 người, với 1.204 lao động nam (73,64%) và 431 lao động nữ (26,36%).

Lực lượng lao động năm 2009 giảm 86 người tương đương 5,26% so với 2008. Cụ thể, số lượng lao động năm 2009 là 1.549 người trong đó có 1.137 lao động nam chiếm tỷ lệ 73,40% và 412 lao động nữ chiếm tỷ lệ 26,60% trong tổng số lao động toàn công ty. Có sự thay đổi như vậy là do sự sắp xếp lại bộ máy quản lý và tổ chức lại sản xuất của công ty trong năm 2009. Để điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược phát triển của công ty, số lượng lao động đã giảm đi 86 người, tương ứng với 5,26%.

Cơ cấu trình độ lao động cũng thay đổi theo hướng ngày càng tăng về chất lượng. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học trong tổng số lao động của công ty tăng dần qua từng năm: năm 2007 tỷ lệ này là 14,08%, năm 2008 là 16,00% và năm 2009 là 17,88%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng có tăng từ 15,97% năm 2007 đến 16,33% năm 2008 và giảm nhẹ xuống 16,20% năm 2009. Lực lượng lao động có trình độ trung cấp và nghề của SRC chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động theo trình độ, họ chủ yếu làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy sản xuất. Lao động có trình độ trung cấp và nghề ngày càng giảm: từ chỗ chiếm 69,95% vào năm 2007 thì đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 65,79%. Điều này cho thấy SRC đang quyết tâm xây dựng đội ngũ lao động ngày càng hợp lý hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

2.1.3.2. Tình hình nguồn vốn

Qua bảng 2.2 ta thấy rằng CTCP Cao su Sao Vàng có nguồn vốn lớn và tăng trưởng qua từng năm từ 2007 – 2009. Mức tăng nguồn vốn năm 2008 so với 2007 là 18,03% tương ứng với số tiền là 85.317 triệu đồng, năm 2009 so với 2008 là 4,20% tương ứng với 23.430 triệu đồng.

Nhìn chung, tình hình vốn của công ty có sự biến động khá lớn đó là do năm 2008 vừa qua, nền kinh tế của cả thế giới phải gánh chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Không nằm ngoài xu thế đó, tình hình tài chính của SRC cũng

gặp rất nhiều khó khăn. Sang năm 2009, nền kinh tế nước nhà đang dần hồi phục cùng với sự trợ giúp rất lớn từ Đảng và Nhà nước, công ty đã nhanh chóng bước ra khỏi những khó khăn và tăng trưởng.

Xét theo nguồn hình thành vốn:

Tình trạng thiếu vốn kinh doanh vẫn luôn là vấn đề nan giải với nhiều công ty, vấn đề làm sao để sử dụng hiệu quả những đồng vốn đi vay và trả nợ đúng hạn vẫn luôn là bài toán khó đối với nhiều nhà quản lý. Trong năm 2008, nợ phải trả của SRC tăng 31,16% tương ứng 98.564 triệu đồng (từ con số 316.287 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,86% tổng nguồn vốn trong năm 2007 tăng lên thành 414.851 triệu đồng tương ứng 74,29% vào năm 2008). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (làm tăng chi phí tài chính, giảm lợi nhuận). Bước sang năm 2009, với những chiến lược kinh doanh hợp lý khoản nợ phải trả đã giảm đáng kể so với 2008: giảm 17,87% tương ứng 74.139 triệu đồng.

Cùng với sự biến động của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của SRC cũng không ổn định: năm 2008 so với 2007 giảm 13.247 triệu đồng tương đương 8,45%, năm 2009 so với 2008 tăng 97.569 triệu đồng tương đương 67,98%. Sở dĩ có sự biến động lớn như vậy là do sự bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận kinh doanh. Năm 2009, do hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nên vốn chủ sở hữu được bổ sung một lượng rất lớn. Điều này góp phần củng cố lòng tin của các cổ đông và cán bộ công nhân viên toàn công ty.

Xét theo đặc điểm vốn:

Qua 3 năm, vốn lưu động của công ty không ngừng tăng lên, nhất là trong năm 2009: năm 2008 so với 2007 tăng 17.88% tương ứng 44.107 triệu đồng, năm 2009 so với 2008 tăng 21,07% tương ứng 61.293 triệu đồng. Sự thay đổi này là nhằm phục vụ cho nhu cầu đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng của công ty sau 1 năm khủng hoảng kinh tế. Việc tăng tỷ trọng vốn lưu động đã làm giảm tỷ trọng vốn cố định. Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồng thời nhưng vốn lưu động lại chiếm tỷ trọng cao hơn vốn cố định trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Đây là chiến lược đầu tư mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất của ban lãnh đạo công ty.

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Giá trịNăm 2007Tỷ Năm 2008 Năm 2009 So sánh

trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn 473.069 100,00 558.386 100,00 581.81 6 100,00 85.317 18,03 23.430 4,20 1. Phân theo nguồn hình

thành

Nợ phải trả 316.287 66,86 414.851 74,29 340.712 58,56 98.564 31,16 -74.139 -17,87 Vốn chủ sở hữu 156.782 33,14 143.535 25,71 241.104 41,44 -13.247 -8,45 97.569 67,98

2. Phân theo đặc điểm vốn

Vốn cố định 226.326 47,84 267.536 47,91 229.673 39,47 41.210 18,21 -37.863 -14,15 Vốn lưu động 246.743 52,16 290.850 52,09 352.143 60,53 44.107 17,88 61.293 21,07

2.1.4. Đặc điểm về sản phẩm của công ty

Hoạt động chính của CTCP Cao su Sao Vàng là sản xuất các loại săm lốp cao su cho xe ô tô, xe máy, xe đạp… Sản phẩm của công ty rất đa dạng, có những tính năng đặc biệt phù hợp với điều kiện đường xá, đặc điểm sử dụng và thời tiết của Việt Nam, phù hợp cho nhiều loại phương tiện khác nhau như săm lốp xe đạp, xe máy, săm lốp yếm ô tô, máy bay và các sản phẩm cao su kỹ thuật khác. Chính sự đa dạng về sản phẩm này, đã giúp công ty có khả năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về các sản phẩm liên quan đến cao su trên thị trường.

Bảng 2.3: Các sản phẩm của CTCP Cao su Sao Vàng

STT Tên sản phẩm Ví dụ

1 Lốp xe đạp ( 34 loại ) L650 đỏ; 540 Đ/T; 680 đen… 2 Săm xe đạp ( 27 loại ) S650 KV-Nđỏ; 540 KV; 540EV… 3 Lốp xe máy( 44 loại ) HR1; HF1; WVR; WVF…

4 Săm xe máy( 13 loại) 2.25/2.50-17 TR4; 2.75/3.00-16 TR4… 5 Lốp tuốt lúa 5.00-12 CD; 4.00-10CD; 5.00-12 CD… 6 Lốp ô tô vành ≤16 5.50-1314PRSV717; 6.00-14 14PR SV730... 7 Lốp ô tô vành 18,20 7.50-1816PRSV651; 10.00-20 20PR SV617 8 Lốp ô tô đắp 10.00-20 sv617; 11.00-20 SV 617…

9 Săm ô tô S6.00-14 TR13A; 11.00-20 TR78A…

10 Yếm ô tô Y9.00/10.00-20; 12.00-24…

11 Lốp máy bay TU-134, IL18, MIC21 12 Săm máy bay

13 Yếm máy bay

14 Các sp cao su kỹ thuật Băng tải cao su, ống cao su…

(Nguồn: Phòng Tiếp thị bán hàng)

Không những đa dạng hóa về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, CTCP Cao su Sao Vàng còn cố gắng không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng, tự hào với khẩu hiệu : “Lốp Việt vì lợi ích người Việt”. Với ưu điểm vượt trội của các sản phẩm mang thương hiệu SRC là: không bị rộp, chịu được tải nặng, chịu nhiệt tốt, độ chịu đựng mài mòn cao, lớp bố chắc chắn không co giãn làm tăng

tính ổn định và an toàn của xe khi chạy, kể cả chạy với tốc độ cao. Đặc biệt, với hệ thống thiết bị đo chiều dày màng cao su được nhập về từ Mỹ, phòng lưu hóa hiện đại được nhập về từ Nhật Bản, máy định hình lưu hóa lốp ô tô, máy kiểm tra độ bền lốp theo tiêu chuẩn Nhật Bản và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, công ty không chỉ nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm mà còn rút ngắn được thời gian lưu hóa sản phẩm từ 6 đến 20 phút, làm cho vòng quay năng suất nhanh hơn, tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất để góp phần hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

2.1.5. Đặc điểm về thị trường của công ty

Thị trường của CTCP Cao su Sao Vàng bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước (như Campuchia, Lào, các nước Châu Phi, Nga ..), nhưng chủ yếu là tập trung vào thị trường nội địa. Theo ước tính, tại thị trường nội địa, với trên 15 triệu xe gắn máy, 10 triệu xe đạp, gần 500 nghìn xe ô tô, cộng với lợi thế về nguồn nguyên liệu cao su, Việt Nam hiện đang được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của ngành sản xuất săm lốp. Từ năm 2000 đến nay, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia sản xuất, kinh doanh mặt hàng săm lốp tại Việt Nam. Tính đến nay, thị trường săm lốp Việt Nam đã có gần 20 nhãn hiệu. Trong đó có phân nửa là nhãn hiệu săm lốp nước ngoài như Yokohama, Inoue (Nhật Bản), Kenda, Shinfa (Đài Loan), Veloce, Camel (Thái Lan), Kumho… Sự có mặt của các nhãn hiệu nước ngoài đã giúp cho thị trường săm lốp ngày càng trở nên phong phú, sôi động.

Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự tràn ngập sản phẩm của những thương hiệu ngoại nhập, nhiều doanh nghiệp sản xuất săm lốp cao su, đặc biệt là CTCP Cao su Sao Vàng, tỏ ra rất quyết tâm khi mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với tổng số vốn đầu tư 250 tỷ đồng, từ năm 2002 đến nay, các xí nghiệp, nhà máy của SRC đã được trang bị những dây chuyền sản xuất săm lốp vào loại tiên tiến nhất.

2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Nhìn vào bảng 2.4 dưới đây, ta có thể dễ dàng thấy được doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng của SRC tăng qua từng năm. Nếu như doanh thu thần năm 2007 đạt

gần 896 tỷ đồng, năm 2008 là hơn 920 tỷ đồng (tăng 2,72%) thì ở năm 2009, doanh thu thần đã tăng một cách mạnh mẽ ở mức 18,77%, lên mức 1.093 tỷ đồng.

Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, khoản mục giá vốn hàng bán của công ty trong 3 năm qua cũng tăng dần. Đây là kết quả tất yếu do sự biến động của thị trường (2008) và việc mở rộng quy mô sản xuất (2009). Giá vốn hàng bán của SRC năm 2008 so với năm 2007 tăng 4,51% tương ứng gần 36 tỷ đồng, năm 2009 so với năm 2008 tăng hơn 7% tương ứng hơn 58 tỷ đồng.

Năm 2008, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với sự khủng hoảng nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Không nằm ngoài xu thế đó, SRC cũng đã phải trải qua một năm 2008 đầy khó khăn với sự biến động mạnh của lãi suất, tỷ giá, giá nguyên vật liệu…dẫn đến sự tăng mạnh của các khoản chi phí, cùng với sự sụt giảm về sức mua đã làm lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng. Nếu ở năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hơn 25 tỷ đồng, tổng lợi nhuận thu được là hơn 26 tỷ đồng thì lợi nhuận năm 2008 giảm xuống còn 1,65 tỷ đồng, và năm 2008 cũng là năm SRC bắt đầu phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên tổng lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn lại 0,883 tỷ đồng.

Năm 2009, nền kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng, cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, lợi nhuận của SRC tăng trưởng với con số ấn tượng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là gần 116,5 tỷ đồng tăng 115,66 tỷ tương ứng 14.314,6% so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt xấp xỉ 102,5 tỷ đồng (tăng 11.504,64% so với năm 2008).

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của công ty (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu từ bán hàng 897.154 926.251 1.096.404 29.097 3,24 170.153 18,37 Các khoản giảm trừ 1.237 5.959 3.375 4.722 381,73 -2.584 -43,36

Doanh thu thuần từ bán hàng 895.917 920.292 1.093.029 24.376 2,72 172.737 18,77

Giá vốn hàng bán 794.004 829.814 888.072 35.811 4,51 58.258 7,02

Lợi nhuận gộp từ bán hàng 101.913 90.478 204.957 -11.435 -11,22 114.479 126,53

Doanh thu HĐTC 680 1.014 1.430 334 49,12 416 41,03

Chi phí tài chính 26.417 47.077 27.775 20.660 78,21 -19.302 -41,00

Chi phí bán hàng 25.948 24.381 26.686 -1.566 -6,04 2.305 9,45

Chi phí quản lý doanh nghiệp 25.050 19.225 35.456 -5.825 -23,25 16.231 84,43

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 25.177 808 116.470 -24.369 -96,79 115.662 14.314,60

Lợi nhuận khác 843 845 826 2 0,002 -19 -0,02

Lợi nhuận trước thuế 26.020 1.654 117.296 -24.366 -93,64 115.642 6.991,66

Tổng lợi nhuận sau thuế 26.020 883 102.469 -25.137 -96,61 101.586 11.504,64

2.2. Phân tích tình hình bán hàng của CTCP Cao su Sao Vàng2.2.1. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài công ty 2.2.1. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài công ty 2.2.1.1. Môi trường kinh tế

Trong năm 2007, tuy có nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh gây ra nhưng nền kinh tế nước ta đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%). Kết quả này báo hiệu một viễn cảnh tốt đẹp của nền kinh tế nước nhà năm 2008.

Bước sang năm 2008, một biến cố xảy ra trên thị trường tín dụng bất động sản của Mỹ đã khởi đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, những cơn sốt giá lương thực và

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 26 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w