2.2.1. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài công ty 2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Trong năm 2007, tuy có nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh gây ra nhưng nền kinh tế nước ta đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%). Kết quả này báo hiệu một viễn cảnh tốt đẹp của nền kinh tế nước nhà năm 2008.
Bước sang năm 2008, một biến cố xảy ra trên thị trường tín dụng bất động sản của Mỹ đã khởi đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm… lạm phát gia tăng đẩy mặt bằng lãi suất ngân hàng lên cao và có thời điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%/năm. Với tình hình trên, khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là khối tư nhân đã gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thu hẹp quy mô và giãn sản xuất, cắt giảm nhân công là những giải pháp phổ biến tại nhiều đơn vị kinh tế.
Đứng trước những khó khăn đó, Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu khá kịp thời, trọng tâm kích cầu là đầu tư và tiêu dùng, tạo “cú hích” cho nền kinh tế đang trong tình trạng suy giảm, đem lại những kết quả tích cực bước đầu.
Kinh tế thế giới bước sang 2009 với nhiều lo âu và thấp thỏm, lạm phát, giá hàng hóa, vật tư tiếp tục tăng cao, giá dầu ở mức 149 USD/thùng và đã từng được tiên đoán có thể vượt 200 USD/thùng. Đứng trước tình hình đó, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và Chính phủ, hệ thống kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường, cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm và bắt đầu tăng trưởng.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo ngày 31-12-2009, kinh tế Việt Nam năm 2009 đạt mức tăng trưởng 5,32%, đứng vào hàng các nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008 nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch.
Với những thành công đã đạt được trong năm 2009, một lần nữa cho thấy tiềm lực phát triển của nền kinh tế nước nhà trong tương lai, góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Trong những năm gần đây quan hệ ngoại giao giữa nước ta và các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới có nhiều chuyển biến tích cực. Vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế (thành viên WTO, lần đầu tiên được bầu là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc...) đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tràn vào các thị trường xưa nay vốn nổi tiếng là khó tính như: Mỹ, Nhật, EU... Việt Nam đã dần có tiếng nói trên các bàn đàm phán quốc tế. Sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã làm cho nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi, điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp.
Quốc hội đã và đang tiến hành chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế quốc gia và tạo sự phù hợp với hệ thống thông lệ quốc tế.
Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm và chỉ đạo kiên quyết. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính tại những lĩnh vực có nhiều bức xúc trong xã hội như: đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, thủ tục hải quan, thu thuế, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp ... cũng đã có những bước tiến mới, ngày càng được nhân dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ.
2.2.1.3. Môi trường khoa học – công nghệ
Khoa học công nghệ là yếu tố có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc cung ứng những sản phẩm mới, tiên tiến, phù hợp với xu thế tiêu dùng ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp thiết. Mặt khác, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn làm thay đổi
nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ khách hàng như: giao dịch, mua bán, đặt hàng, thanh toán, vận chuyển, giao nhận... Do đó, việc theo dõi và nắm bắt những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học – công nghệ là vấn đề cấp thiết và cần được ưu tiên hàng đầu hiện nay.
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên
Ngày nay, bảo vệ môi trường đang là vấn đề bức thiết nhất đối với toàn thế giới đặc biệt là các nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển và đang phát triển. Thiên tai, dịch bệnh diễn ra thường xuyên do tác động tiêu cực vào môi trường của con người. Ở Việt Nam, vấn đề môi trường cũng đang ở trong tình trạng báo động. Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, sự phá hủy môi trường một cách cố ý đã hủy hoại nặng nề môi trường sống của chúng ta. Lượng khí thải ô nhiễm tăng cao, tình trạng thải bừa bãi các chất thải độc hại của các nhà máy sản xuất ra môi trường, hạn hán, lụt lội, động đất, dịch bệnh... chưa bao giờ được nói nhiều như lúc này. Tất cả là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường.
2.2.1.5. Môi trường văn hóa – xã hội
Sự thay đổi về kinh tế, chính trị có tác động rất lớn đến sự thay đổi của môi trường văn hóa – xã hội. Sự chuyển biến tích cực trong vấn đề ngoại giao, sự du nhập của nền khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới vào Việt Nam đã và đang tạo ra luồng sinh khí mới cho các hoạt động văn hóa xã hội trong nước. Chúng diễn ra mạnh mẽ, phong phú và tác động sâu sắc đến nhận thức, nhu cầu, hành vi của con người nói chung, hành vi tiêu dùng cá nhân nói riêng. Điều này tạo ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong việc tìm hiểu, nắm bắt và dự doán xu hướng tiêu dùng, nhu cầu, thị hiếu... của khách hàng.
2.2.1.6. Nhà cung cấp
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, việc đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất là vấn đề cực kỳ quan trọng. Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những nhà cung cấp phù hợp, đảm bảo nguồn nguyên liệu đồng thời giúp giảm giá thành sản xuất cho công ty.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc cung ứng vật tư, CTCP Cao su Sao Vàng đã chú trọng tổ chức thực hiện hoạt động thu mua, dự trữ đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất một cách hiệu quả. Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất, được công ty trực tiếp thu mua từ các nhà máy chế biến cao su trong nước như: Công ty TNHH Sao Mai Anh, DRC, CASUMINA… và nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài các loại cao su tổng hợp. Đối với nguyên liệu là cao su tự nhiên, công ty đã tiến hành thu mua số lượng lớn trực tiếp từ người dân vào đúng thời kỳ thu hoạch. Nhờ đó, công ty vừa đảm bảo cho kế hoạch sản xuất trong thời gian dài vừa tiết kiệm được đáng kể chi phí. Ngoài ra, để sản xuất được các sản phẩm săm, lốp xe đạp, xe máy, ô tô cũng cần phải có nhiều loại nguyên vật liệu khác như: Vành tanh, các hóa chất, vải mành, than đen… những nguyên vật liệu này được công ty nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu từ nhiều nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ…
Nhờ vậy nguồn vật tư của công ty luôn đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy trực thuộc công ty, đảm bảo công ty luôn có sản phẩm, hàng hóa để thực hiện hoạt động kinh doanh.
2.2.1.7. Khách hàng
Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Với ưu thế là doanh nghiệp ra đời đầu tiên trong ngành công nghiệp cao su Việt Nam, CTCP Cao su Sao Vàng đã trở thành một thương hiệu mạnh, đặc biệt tại thị trường miền Bắc. Từ năm 1992, SRC đã nổi lên như một biểu tượng của chất lượng, tạo dựng lòng tin và uy tín trong lòng khách hàng trên thị trường.
Với hệ thống đại lý và cửa hàng rộng khắp trên toàn quốc, SRC có được một lượng khách hàng cá nhân trung thành khá lớn. Công ty cũng có một số khách hàng chiến lược trong ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô như: nhà máy ô tô Xuân Kiên, công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải... Tính trung bình theo doanh thu cho tất cả các loại sản phẩm thì tỷ lệ khách hàng cá nhân của công ty chiếm khoảng 80% và tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Trong đó thị trường miền Bắc có số lượng khách hàng nhiều nhất. Qua điều tra cho thấy họ đánh giá rất cao về các sản phẩm của SRC. Một số đặc điểm của nhóm khách hàng phỏng vấn được tổng hợp trong bảng 3.1 phụ lục 3.
2.2.1.8. Đối thủ cạnh tranh
Theo khảo sát thị trường hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của SRC là Công ty cao su Kenda (Đài Loan), Inoue (Nhật Bản), Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA). Trong đó, ngoài Kenda, Inoue là công ty nước ngoài, còn lại hai đối thủ cạnh tranh chính: DRC và CASUMINA, đều trực thuộc Tổng Công Ty Hoá Chất Việt Nam.
(Nguồn: Phòng Tiếp thị bán hàng)
Biểu đồ 2.1: Thị phần săm lốp cao su trên thị trường
Theo đánh giá, CTCP Cao su Sao Vàng hiện đang đứng ở vị trí thấp nhất so với các đối thủ chính. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến định hướng phát triển, cũng như thị trường của công ty. Cả SRC, DRC và CASUMINA đều sản xuất các loại săm lốp cho xe đạp, xe máy, ô tô nhưng mỗi doanh nghiệp đều tập trung phát triển những dòng sản phẩm riêng. DRC tập trung vào sản xuất lốp xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe khách và thêm sản xuất lốp xe siêu tải cho các xe tải nặng với trọng tải là 80 tấn dùng cho ngành than và khai khoáng; CASUMINA chuyên sản xuất lốp xe máy và lốp xe tải nhẹ còn SRC chuyên sản xuất săm lốp xe đạp và là doanh nghiệp duy nhất sản xuất săm lốp máy bay.
Chính vì vậy, đối với SRC thị trường tiêu thụ sản phẩm săm lốp xe đạp chủ yếu là miền Bắc, lốp ô tô tại miền Trung và miền Nam. Còn đối với DRC, thì tập trung chủ yếu vào thị trường lốp ô tô trên toàn quốc, còn thị trường săm lốp xe máy, xe đạp không đáng kể. Thành viên còn lại, CASUMINA cũng tập trung vào mảng lốp ô tô, và hiện nhắm vào thị trường lốp ô tô tại các thành phố lớn, và săm lốp xe máy trên toàn quốc. Tuy nhiên, so với 2 công ty thành viên, thì SRC vẫn ở vị trí yếu nhất.
2.2.2. Phân tích các nhân tố thuộc về bản thân công ty2.2.2.1. Sản phẩm 2.2.2.1. Sản phẩm
Nhìn chung, sản phẩm của công ty rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có khả năng đáp ứng được hầu hết nhu cầu trên thị trường và có những tính năng đặc biệt phù hợp với điều kiện đường xá, đặc điểm sử dụng và thời tiết của Việt Nam. Công ty đặc biệt chú trọng khâu giám sát chất lượng của từng công đoạn sản xuất. Sản phẩm mang nhãn hiệu SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Tổ chức quốc tế BVQI chứng nhận.
Theo kết quả điều tra 96 khách hàng của công ty có đến 59 khách hàng cho rằng sản phẩm của SRC có chất lượng rất tốt chiếm 61,5%, 27 khách hàng đồng ý với nhận xét sản phẩm có chất lượng tốt chiếm 28,1%, 10 khách hàng cảm thấy bình thường về chất lượng sản phẩm chiếm 10,1 % và không có khách hàng nào cho rằng sản phẩm của công ty có chất lượng không tốt.
Bảng 2.5: Đánh giá của KH về nhận định sản phẩm có chất lượng tốt
Mức độ Tần số (Khách) Tần suất (%) Hoàn toàn đồng ý 59 61,5 Đồng ý 27 28,1 Bình thường 10 10,4 Tổng 96 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn)
Đến nay, công ty đã đưa ra 37 quy cách săm lốp ôtô, 24 quy cách săm lốp xe máy và 37 quy cách săm lốp xe đạp ra thị trường. Với những nỗ lực không ngừng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của thị trường, SRC đã nhận được nhiều sự ghi nhận của
khách hàng. Đa số khách hàng được phỏng vấn đều nhận định rằng sản phẩm của công ty có mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại. Trong đó, có 37,5% số khách hàng được phỏng vấn hoàn toàn đồng ý tương ứng 36 người, 45,8% số khách hàng đồng ý, 16,7% số khách hàng cảm thấy bình thường với nhận định trên và không có khách hàng nào cho rằng sản phẩm của công ty không đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại.
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của KH về nhận định mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại
Sử dụng kiểm định ANOVA cho ta kết quả như trong bảng 2.6:
Bảng 2.6: Kiểm định sự khác biệt về ý kiến của KH đối với những nhận định về yếu tố sản phẩm
Tiêu chí Biến độc lập Giới tính Độ tuổi Thu nhập Loại hình 1.Sản phẩm có chất lượng tốt Bb * * Bb
2. Mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại * * Bb Bb
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn)
Ghi chú:
Giả thuyết cần kiểm định:
H0 : Không có sự khác biệt về mức độ đồng ý giữa các nhóm khách hàng khác nhau.
H1 : Có sự khác biệt về mức độ đồng ý giữa các nhóm khách hàng khác nhau. Nếu: *: (Sig.>=0,05) Chưa có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0
Bb: (Sig.<0,05) Bác bỏ giả thuyết H0
Đối với ý kiến của khách hàng về các tiêu chí của sản phẩm, ta có thể thấy mức độ đồng ý của các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đối với tất cả các tiêu chí trên là khác nhau. Kết quả này phản ánh phần nào thực tế, khi tiếp xúc và phỏng vấn những đại diện của khách hàng là doanh nghiệp, tôi thấy rằng họ hài lòng hơn những khách hàng cá nhân về các tiêu chí trên. Ngược lại, không có sự khác biệt nào về mức độ đồng ý của các khách hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau đối với tất cả các tiêu chí về sản phẩm SRC.
Nhận thấy chính sự đa dạng về mẫu mã, sự bảo đảm về chất lượng sản phẩm đã góp phần tạo niềm tin và sự hài lòng nơi người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Cùng với sự năng động sáng tạo trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu mặt hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng khả quan hơn. Song thời gian tới công ty cần có những biện pháp đối phó với sự cạnh tranh từ hàng ngoại nhập và liên doanh trên thị trường săm lốp cao su trong nước.
2.2.2.2. Giá cả
Ngoài yếu tố là một doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh được với các sản phẩm khác, giá cả cũng là một lợi thế quan trọng của Công ty. Hiện nay,