Mức độ tiếp cận và ứng dụng PPDH CTH

Một phần của tài liệu tổ chức dạy sinh học lớp 11 nâng cao theo phương pháp chương trình hóa với sự hỗ trợ của chương trình lectora (Trang 34 - 94)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.1.2. Mức độ tiếp cận và ứng dụng PPDH CTH

Bảng 3:Kết quả điều tra mức độ tiếp cận và ứng dụng PPDH CTH

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ Thứ bậc

Chưa tiếp cận bao giờ 92 66,2% 1 Đã tiếp cận nhưng chưa ứng dụng 38 27,3% 2 Ứng dụng ở mức độ thấp 9 6,5% 3 Ứng dụng ở mức độ thường xuyên 0 0% 4

Biểu đồ 2.So sánh các mức độ tiếp cận và ứng dụng PPDH CTH

Qua biểu đồ 2 cĩ thể thấy rõ, phần lớn GV chưa ứng dụng PPDH CTH vào thực tiễn, cĩ đến 66,2% chưa hề nghe nĩi đến và hồn tồn khơng biết gì về DH CTH, cĩ 27,3% đã từng tiếp cận với các thơng tin về PPDH này nhưng chưa hề ứng dụng vào thực tiễn, chỉ cĩ 6,5% là đã từng ứng dụng ở mức độ thấp, thơng thường họ chỉ thiết kế một phần nhỏ dùng trong việc củng cố bài.

1.2.1.3. Mức độ ứng dụng các phần mềm cơ bản trong dạy học Sinh học

Bảng 4:Kết quả điều tra mức độ ứng dụng phần mềm cơ bản trong DH Sinh học

Phần mềm

Mức độ sử dụng

Thành thạo Biết cơ bản Chưa biết

Số phiếu Tỉ lệ Số phiếu Tỉ lệ Số phiếu Tỉ lệ

Word 42 30,2% 86 61,9% 11 7,9% PowerPoint 27 19,4% 77 55,4% 35 25,2% Violet 14 10,1% 41 29,5% 84 60,4% Lectora 0 0% 5 3,6% 134 96,4%

Biểu đồ 3.So sánh mức độ ứng dụng các phần mềm cơ bản trong dạy học Sinh học

Biểu đồ 3 phản ánh rõ trình độ ứng dụng các phần mềm cơ bản của GV. Với phần mềm Word, đa số GV đã biết sử dụng cơ bản và thành thạo, họ cũng đã khai thác tương đối tốt phần mềm PowerPoint để phục vụ giảng dạy. Phần mềm Violet cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm của các thầy cơ, tuy nhiên tỉ lệ GV chưa biết sử dụng phần mềm này vẫn khá cao 60,4%, việc ứng dụng vẫn chưa thường xuyên, mới chỉ là thí điểm, trình diễn là chính. Riêng với phần mềm Lectora thì phần lớn GV đều chưa biết sử dụng chiếm 96,4%. Khơng cĩ ai trong số những người được điều tra cĩ thể sử dụng thành thạo phần mềm này, chỉ cĩ một số ít biết sử dụng ở mức cơ bản nhưng họ thường sử dụng Lectora vào những mục đích khác như trình chiếu, thiết kế sách điện tử chứ khơng phải hỗ trợ cho PPDH CTH.

Như vậy, qua thực tế điều tra cho thấy, phần lớn GV vẫn chưa nắm được những dấu hiệu bản chất của PPDH CTH, do đĩ chưa thể vận dụng một cách cĩ hiệu quả và tương xứng với vai trị của phương pháp này trong dạy học. Các GV cũng chưa biết nhiều đến phần mềm Lectora nên càng khơng thể sử dụng phần mềm này để hỗ trợ cho PPDH CTH.

1.2.1.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp

Trong quá trình điều tra, khi chúng tơi tiến hành trao đổi trực tiếp về PPDH CTH, hầu hết GV đều tỏ ra lúng túng, phần lớn chưa nghe nhắc đến bao giờ hoặc cĩ nghe nhưng hiểu về nĩ rất mơ hồ, khơng tường tận, cặn kẽ. Họ khẳng định chưa từng được tiếp cận với bất cứ thơng tin nào về PPDH này, do đĩ họ cũng chưa từng ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là càng khơng ứng dụng cùng phần mềm Lectora. Qua tìm hiểu thực tiễn, chúng tơi xin nêu ra các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên như sau:

1. Thiếu chuyên gia nghiên cứu, các sách lí luận dạy học Sinh học hầu như khơng đề cập đến PPDH này, GV chỉ cĩ thể tìm hiểu từ các sách lí luận ở các mơn học khác hoặc thơng qua một số phương tiện truyền thơng hay từ đồng nghiệp.

2. Trình độ tin học cịn kém, chưa tiếp cận được với các phần mềm hỗ trợ tối ưu cho DH CTH như Lectora. Trong một trường, số lượng GV biết ứng dụng CNTT một cách thành thạo chưa nhiều, các đợt tập huấn lại cĩ thời gian quá ngắn nên họ chỉ kịp làm quen chứ chưa thể vận dụng.

3. Rất ít GV phổ thơng cĩ đủ năng lực và chịu khĩ đầu tư thời gian, cơng sức để thiết kế một chương trình đáp ứng cả về mặt nội dung và PPDH.

4. Một số trường học chưa cĩ phịng máy hoặc khơng cĩ đủ máy để thực hiện dạy học phân hĩa cũng như chưa trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại để cĩ thể hỗ trợ đắc lực cho PPDH CTH phát huy hiệu quả.

5. DH CTH cũng cịn cĩ một số hạn chế nhất định như chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của HS, tốn kém thời gian và cơng sức khi thiết kế xây dựng một chương trình cĩ chất lượng, đảm bảo tính vừa sức cho người học.

Từ việc phân tích những nguyên nhân trên, chúng tơi mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất để thay đổi thực trạng như sau:

1. Cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu PPDH CTH trong Sinh học để cung cấp cơ sở lí luận cho GV bộ mơn này, đảm bảo bám sát, phù hợp với chuyên ngành riêng.

2. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho GV khả năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các phần mềm dạy học cơ bản, trong đĩ cĩ phần mềm Lectora.

3. Trong quá trình tập huấn, phải quan tâm đến việc phối hợp PPDH chuyên ngành với kỹ năng sử dụng phần mềm cơng cụ, cụ thể là quan tâm cả việc bồi dưỡng PPDH CTH chứ khơng chỉ là tập huấn cách sử dụng phần mềm Lectora, bồi dưỡng cho GV năng lực viết kịch bản và thiết kế một chương trình.

4. Đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường PTDH hiện đại hỗ trợ cho các PPDH tích cực, nhằm đào tạo ra những con người mới đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại.

5. Kết hợp DH CTH với các PPDH tích cực khác như DH hợp tác, DH nêu vấn đề, DH khám phá, các PPDH trực quan… nhằm khắc phục nhược điểm của DH CTH và tăng hiệu quả dạy học. Bởi vì khơng cĩ PPDH vạn năng, chỉ cĩ người GV cùng với trình độ chuyên mơn nghiệp vụ và lịng yêu nghề của mình mới cĩ thể thiên biến vạn hố, vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn, hợp l ý để bài học đạt hiệu quả cao nhất.

1.2.1.5. Khả năng ứng dụng DH CTH trong điều kiện hiện nay

Qua quan sát dự giờ và trao đổi trực tiếp, chúng tơi thấy rằng tuy việc đổi mới PPDH đã bắt đầu được quan tâm nhưng quá trình thực hiện lại chưa hiệu quả. Lớp học vẫn nặng về các thao tác kỹ thuật của người thầy, chưa khai thác hết nội dung thơng điệp của bài học, đặc biệt chưa khai thác hết tiềm năng của mỗi HS. Các em vẫn rất thụ động, chủ yếu đĩng vai trị là người tiếp nhận thơng tin, nghe giảng, quan sát và ghi nhớ, họ chưa thực sự là chủ thể nhận thức. Đơi lúc khơng khí lớp học cĩ sơi nổi khi GV đặt ra những câu hỏi hay hoặc nêu ra các tình huống cĩ vấn đề, nhưng sự sơi nổi này thường chỉ tập trung ở những em khá giỏi, GV cũng khơng cĩ điều kiện quan tâm đến từng HS.

Sử dụng PPDH CTH, GV được giải phĩng khỏi việc dạy học đồng loạt cho cả lớp nên cĩ thời gian giúp đỡ những HS yếu, khích lệ HS giỏi. Ở đây, sự kiên nhẫn của chương trình để thích hợp trình độ tri thức, năng lực trí tuệ và nhịp điệu làm việc của mỗi HS là vơ hạn. DH CTH với sự hỗ trợ của phần mềm Lectora khơng chỉ gĩp phần đổi mới PPDH mà cịn phát huy tính tích cực, tự lực của HS, giúp các em tiếp thu được nhiều kiến thức hơn trong cùng một thời gian lên lớp, tạo điều kiện cho GV và HS tiếp cận với những thành tựu mới nhất của khoa học cơng nghệ một cách dễ dàng và hiệu quả. Điều này rất phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới

năng lực, hứng thú và triển vọng của mỗi cá nhân. Chính vì vậy việc ứng dụng rộng rãi phương pháp này trong dạy học phổ thơng là hết sức cần thiết, phù hợp với quy luật nhận thức, nhằm đem lại hiệu quả dạy học cao.

Ngày nay, người ta quan tâm nhiều đến dạy học phân hĩa, đến quá trình tự học, tự kiểm tra và tự điều chỉnh, do đĩ DH CTH cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu để hồn thiện về mặt lí luận. Hơn nữa, với sự phát triển khơng ngừng của CNTT, DH CTH cĩ điều kiện phát triển. Sẽ khơng cịn những cuốn SGK CTH cồng kềnh, mà thay vào đĩ là những chương trình logic, chặt chẽ được xây dựng trên những phần mềm nhỏ gọn và tiện lợi với nhiều ưu thế vượt trội.

Đứng trước nhu cầu xã hội và thách thức của thời đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày càng quan tâm đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại đến từng trường phổ thơng, đây cũng là điều kiện tốt để DH CTH cĩ cơ hội được ứng dụng rộng rãi.

Với sự quan tâm đặc biệt dành cho vấn đề đổi mới PPDH hiện nay, các GV đều cĩ mong muốn sẽ cĩ điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về phương pháp này để cĩ thể ứng dụng một cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Từ những phân tích trên cho thấy khả năng ứng dụng PPDH CTH là khả quan, đây là một PPDH tích cực cĩ nhiều ưu thế trong thời đại phát triển CNTT và cĩ vai trị quan trọng trong việc tăng cường tính tự lực, khả năng tự học, tự kiểm tra, tự điều chỉnh của HS. Điều này cĩ ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn đổi mới PPDH nĩi chung và trong ngành Sinh học nĩi riêng.

1.2.2. Sự phù hợp của nội dung chương trình Sinh học 11 Nâng cao với dạy học chương trình hĩa chương trình hĩa

1.2.2.1. Đặc điểm nội dung, cấu trúc chương trình Sinh học 11 Nâng cao

Chương trình Sinh học 11 nghiên cứu cấp độ cơ thể, là một cấp độ quan trọng trong hệ thống sống, do đĩ khi truyền đạt các kiến thức của SGK Sinh học 11 phải đặt sinh học cơ thể trong mối liên hệ với sinh học tế bào ở lớp 10 và sinh học trên cơ thể của lớp 12, mối liên hệ giữa cơ thể với mơi trường. Tồn bộ chương trình thể hiện ba quan điểm lớn: được cấu trúc theo cấp độ tổ chức của thế giới sống, cấu trúc theo quan điểm tiến hĩa và quan điểm sinh thái.

SGK Sinh học 11 nâng cao gồm 4 chương với 48 bài, trong đĩ cĩ 39 bài lý thuyết, 7 bài thực hành, 2 bài ơn tập. Mỗi chương trình bày một đặc trưng cơ bản

của sự sống ở cấp độ cơ thể là chuyển hĩa vật chất và năng lượng, vận động và cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Các đặc trưng này được trình bày trong trục chính của chương trình, mang tính logic, hệ thống, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù nội dung chương trình viết riêng hai phần về động vật và thực vật nhưng trong quá trình giảng dạy, GV cần giúp HS khái quát hĩa kiến thức để nhấn mạnh đặc điểm chung của các hoạt động sinh lý diễn ra ở cấp độ cơ thể. SGK lớp 11 cũng đã chú trọng đến sự đổi mới cách dạy, cách học thể hiện ở việc tăng kênh hình, các lệnh, các câu hỏi ở cuối mỗi bài; đồng thời cũng đã cập nhật nhiều kiến thức mới về khoa học sự sống liên quan đến sinh học cơ thể.

Do giới hạn của đề tài, chúng tơi sẽ phân tích kỹ phần nội dung, cấu trúc của chương chương IV – Sinh sản. Đây là một trong những đặc trưng quan trọng của cơ thể sinh vật, là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo cho sự phát triển liên tục của lồi. Khi dạy kiến thức chương này, ngồi việc làm rõ mối liên hệ giữa cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào trong việc thực hiện chức năng sinh sản, GV cần khắc sâu cho HS hiểu sự gắn bĩ chặt chẽ giữa chức năng sinh sản với các chức năng chuyển hĩa vật chất và năng lượng, vận động và cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. Chính sự thống nhất giữa các chức năng đĩ đã chứng minh cơ thể sống là một hệ mở tồn vẹn, luơn tự điều chỉnh, vận động và phát triển.

Nội dung chủ yếu của chương IV là các kiến thức về khái niệm, quy luật, quá trình, kiến thức ứng dụng. Tồn chương gồm 8 bài, trong đĩ cĩ 6 bài l ý thuyết, 1 bài thực hành và 1 bài ơn tập chương. Do giới hạn của đề tài, chúng tơi chỉ tiến hành phần thực nghiệm bước đầu ở các bài l ý thuyết, cụ thể như sau:

Bài 41 – Sinh sản vơ tính ở thực vật Bài 42 – Sinh sản hữu tính ở thực vật Bài 44 – Sinh sản vơ tính ở động vật Bài 45 – Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46 – Cơ chế điều hịa sinh sản

Bài 47 – Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ cĩ kế hoạch ở người

Phân tích cấu trúc theo chiều ngang, ta thấy các tác giả muốn đề cập đến vấn đề sinh sản ở thực vật và động vật cùng với ứng dụng của chúng trong đời sống con

trình sinh sản đĩ là sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính. Như vậy, trong quá trình dạy học, GV cần giúp HS phân tích được cấu trúc theo cả chiều ngang và chiều dọc, so sánh sinh sản hữu tính với sinh sản vơ tính, sinh sản ở thực vật với sinh sản ở động vật, nhằm làm nổi bật vấn đề về chức năng sinh sản ở cấp độ cơ thể.

1.2.2.2. Sự phù hợp của chương trình Sinh học 11 Nâng cao với quan điểm dạy học chương trình hĩa học chương trình hĩa

Nội dung chương trình Sinh học 11 Nâng cao cĩ nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc thiết kế bài học theo phương pháp CTH:

* Về mặt kiến thức:

- Nội dung kiến thức trong chương trình Sinh học 11 trình bày về các đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp độ cơ thể, đây là phần kiến thức gần gũi với thực tế, dễ liên hệ và vận dụng, dễ mở rộng, do đĩ rất thuận tiện cho quá trình tự học.

- Nội dung bài học cĩ thể chia nhỏ thành các NTTT logic với nhau.

- Kiến thức cĩ thể dễ dàng mã hĩa thành các loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau, tiện lợi cho việc đưa chương trình vào máy và kích thích hứng thú học tập của HS, khơng tạo ra sự nhàm chán cho người học.

* Về mặt cấu trúc:

- Chương trình được viết theo quan điểm tiếp cận hệ thống, thể hiện rõ sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng. Cấu trúc chương trình thể hiện tính logic của nội dung, trong đĩ nội dung trước là cơ sở cho việc hình thành nội dung sau, kiến thức sau được hình thành dựa vào kiến thức trước, tạo thành một thể thống nhất quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này phù hợp với việc tạo mối liên hệ logic chặt chẽ cho cấu trúc của một bài học CTH.

- Sự sắp xếp các kiến thức từ dễ đến khĩ, từ đơn giản đến phức tạp, theo nguyên tắc tổng hợp sơ bộ, đến phân tích, cuối cùng tổng hợp ở mức cao hơn, những kiến thức chọn lựa đưa vào từng chương, từng bài là phù hợp với trình độ của HS hiện nay. Cấu trúc chương trình được xuất phát từ logic khoa học và logic nhận thức nên cũng tạo điều kiện cho GV thiết kế chương trình mang tính vừa sức.

* Về mặt hình thức:

- Với việc tăng cường các dạng kênh thơng tin: kênh hình, kênh chữ, bảng biểu... tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT một cách hiệu quả để hỗ trợ tối ưu cho DH CTH.

- Tăng cường các lệnh, các câu hỏi, bài tập trong SGK tạo cơ sở, tiền đề định hướng cho việc thiết kế, xây dựng các câu hỏi, bài tập cho chương trình.

Ngược lại, DH CTH cũng hỗ trợ rất tốt cho việc xây dựng các câu hỏi so sánh hay đưa ra các bảng tổng hợp về các đặc trưng sống giữa TV và ĐV một cách dễ dàng, giúp thể hiện rõ quan điểm xây dựng chương trình. Do đĩ, đây chính là những

Một phần của tài liệu tổ chức dạy sinh học lớp 11 nâng cao theo phương pháp chương trình hóa với sự hỗ trợ của chương trình lectora (Trang 34 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)